Ở các bệnh nhân bị xuất huyết cấp tính đường tiêu hóa, chiến lược hạn chế chỉ định truyền máu (chỉ truyền máu khi hemoglobin <7 g/dL) cho kết quả tốt hơn so với truyền máu tự do (truyền máu khi hemoglobin < 9 g/dL), theo một nghiên cứu ngẫu nhiên ở Tây Ban Nha.
.
Trong một nghiên cứu với 921 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng, được giữ lại theo dõi và chỉ được truyền máu cho đến khi hemoglobin giảm xuống <7 g/dL, chứ không phải là 9 g/dL, thì thấy khả năng sống sót cao hơn (95 so với 91%, tỷ lệ nguy cơ tử vong (HR) với chiến lược hạn chế truyền máu, 0,55; p = 0,02) sau 6 tuần theo dõi. Điều này cho thấy tỷ lệ tử vong giảm 45%. Chảy máu thêm và các tai biến bất lợi toàn thân ít xảy ra hơn khi hạn chế truyền máu so với truyền máu tự do.
.
.
"Điều này cho thấy chiến lược hạn chế chỉ định truyền máu cho đến khi nồng độ hemoglobin giảm xuống dưới 7g/dL là một phương pháp an toàn và hiệu quả", trưởng nhóm tác giả nghiên cứu Tiến sĩ Villanueva Candid từ các bộ phận tiêu hóa, Hospital de Sant Pau ở Barcelona, Tây Ban Nha nói.
.
Villanueva và các đồng nghiệp so sánh ngẫu nhiên bệnh nhân (nhập viện tại một bệnh viện ở Barcelona do bị xuất huyết tiêu hóa) được áp dụng chiến lược hạn chế hoặc tự do truyền máu. Chảy máu do loét dạ dày tá tràng chiếm 49% bệnh nhân và dãn tĩnh mạch dạ dày thực quản là 21%. Mục tiêu Hemoglobin (ngưỡng để kết thúc truyền một khi bắt đầu) là 7-9 g/dL cho chiến lược hạn chế và 9-11 g/dL cho chiến lược truyền máu tự do.
.
Trong vòng 5 ngày đầu tiên, áp lực tĩnh mạch cửa tăng lên đáng kể ở những bệnh nhân được chỉ định truyền máu tự do (p = 0,03), và không tăng ở những bệnh nhân chỉ định hạn chế truyền máu. Tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tuần nhập viện cũng cao hơn với những bệnh nhân áp dụng chiến lược truyền máu tự do (41 so với 23). Ngoài ra, thời gian nằm viện lâu hơn đáng kể với những bệnh nhân được chỉ định chiến lược truyền máu tự do (trung bình 11,5 ngày so với 9,6 ngày, p = 0,01).
.
Ths Bs LÊ TỰ ĐỊNH - KHOA HSTC-CĐ
(Lược dịch từ, "Restrictive transfution strategy improves outcomes in patients with GL bleed", Medical TRIBUNE)