Ép ngực đơn thuần có thể hiệu quả hơn so với hồi sinh tim phổi chuẩn ở những bệnh nhân ngưng tim xảy ra ngoài bệnh viện, theo một nghiên cứu ở Nhật.
Trong nghiên cứu này, 46% bệnh nhân được hồi sinh tim phổi với ép ngực đơn thuần vẫn còn sống 1 tháng sau ngưng tim, so với tỷ lệ 39,9% bệnh nhân được hồi sinh tim phổi chuẩn cùng với hô hấp nhân tạo của người cứu hộ.
Hơn nữa ở những người chỉ được hồi sinh tim phổi với ép ngực đơn thuần, chức năng não được hồi phục lên đến 40,7% so với tỷ lệ 32,9% ở người được hồi sinh tim phổi quy ước.
2 bước để cứu sống bệnh nhân - Hình minh họa
“Các dữ liệu cho thấy rằng hồi sinh tim phổi với ép ngực đơn thuần nên được xem là hồi sinh tim phổi chuẩn và thông thường…”, Dr. Taku Iwami, Đại học Kyoto, đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết.
Iwami và cộng sự đã xem xét bệnh án của 1376 bệnh nhân bị ngưng tim được cho là có nguồn gốc tim, xảy trong khoảng thời gian 5 năm. Mỗi bệnh nhân đã được hồi sinh tim phổi và được sốc điện bằng các máy sốc công cộng bởi những người cứu hộ bên ngoài bệnh viện. Trong nghiên cứu, 37% người được hồi sinh tim phổi với ép ngực đơn thuần và 63% được hồi sinh tim phổi chuẩn. Tại thời điểm trước khi được đưa vào viện, tuần hoàn tự động được tái lập ở nhóm hồi sinh tim phổi với ép ngực đơn thuần chiếm 50,2%, và 40,5% ở nhóm hồi sinh tim phổi chuẩn (p< 0,001).
“Điều này cho thấy sự kết hợp của việc khử rung sớm và ép ngực đơn thuần của người cứu hộ là cách tốt nhất để cứu sống bệnh nhân sau ngưng tim đột ngột”, các tác giả nói.
“Ép ngực luân phiên với hô hấp nhân tạo vẫn còn là tiêu chuẩn trong đào tạo cứu hộ. Tuy nhiên, đề nghị cho những người cứu hộ không chuyên chuyển sang ép ngực đơn thuần được đề cập trong năm 2010. Lý do là hô hấp nhân tạo bởi người cứu hộ khó để thực hiện và có thể làm gián đoạn ép ngực”, Dr. Iwami nói.
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn còn do dự khi thực hiện hồi sinh tim phổi có hô hấp nhân tạo vì sợ họ có thể làm hại nhiều cho bệnh nhân. Điều mà họ không nhận thức được chính là ép ngực - ngay cả những người không được đào tạo về hồi sinh tim phổi- cũng có thể giúp duy trì cho máu của bệnh nhân lên tim và não, cho đến khi việc khử rung tim sau đó giúp cho tim tiếp tục bơm máu tiếp.
“ Chúng tôi thấy cần khuyến khích hồi sinh tim phổi với ép ngực đơn thuần và chương trình khử rung nơi công cộng”, Dr Iwami nói. “Làm một cái gì đó tốt hơn so với không làm gì”
Dr. Michael Sary, Đại học Washington Mỹ, và phát ngôn viên của Hiệp hội tim mạch Mỹ, nói có nhiều người chết vì ngưng tim, bởi các thành viên gia đình và bạn bè không biết chắc phải làm gì để cứu họ; các kết quả xác nhận rằng thực hành hồi sinh tim phổi có hiệu quả cao và dễ thực hiện.
Ths Bs Lê Văn Tuấn - Khoa ICU
Dịch từ: Elvira Manzano, Compression-only CPR saves more lives, MedicalTRIBUNE
- 06/04/2013 08:09 - HbA1c và vai trò của HbA1c
- 05/04/2013 07:38 - Điều trị táo bón
- 01/04/2013 15:15 - Những điều cần biết về Bệnh Mạch Vành
- 01/04/2013 08:54 - Ứng dụng Telemedicine tại Việt Nam
- 30/03/2013 20:45 - Hạn chế chỉ định truyền máu cải thiện kết cục trên…
- 30/03/2013 09:45 - Kiểm tra chất lượng trong xét nghiệm hóa sinh
- 24/03/2013 22:36 - Điều trị thiếu máu cho bệnh nhân suy thận mạn
- 19/03/2013 15:01 - Sử dụng chế phẩm máu
- 16/03/2013 07:42 - Đảm bảo cung cấp máu an toàn cho vùng sâu, vùng xa…
- 12/03/2013 08:36 - Cảnh báo bệnh giun đũa chó ở người