Ths Trình Trung Phong - Khoa Nội TH
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang là gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 600 triệu người mắc bệnh. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ tư trên thế giới và sẽ là thứ 3 vào năm 2020. Viêm phế quản mạn và khí phế thủng là hai bệnh lý chính trong COPD. Khí phế thủng gây tình trạng căng giãn phổi không hồi phục làm giảm độ đàn hồi của phổi và tắc nghẽn đường thở do tăng xẹp đường thở ở thì thở ra dẫn đến giảm lưu lượng khí thở ra. Do vậy, bệnh nhân thường xuyên khó thở và tăng lên khi vận động, chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm.
Một số bệnh nhân COPD có tình trạng căng giãn phế nang nặng,những vùng căng giãn phế nang này thì không hoặc chức năng trao đổi khí rất hạn chế.Bên cạnh đó vùng giãn phế nang này lại đẩy cơ hoành thấp xuống (cơ hoành đảm trách 75% hoạt động các cơ hô hấp), nên làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động hô hấp.
Việc phẫu thuật giảm thể tích phổi (Lung volume reduction-LVR) giúp cắt bỏ phần phần nhu mô phổi giãn phế nang nặng, từ đó phục hồi lại chiều cao cơ hoành, sẽ làm tăng độ đàn hồi của phổi và duy trì được kích thước ban đầu của vùng phổi ít tổn thương. Từ đó làm giảm tình trạng khó thở của bệnh nhân, cải thiện chức năng phổi, giảm đợt cấp của bệnh, tăng khả năng vận động của bệnh nhân, giảm sự tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Hình ảnh X quang phổi trước và sau phẫu thuật giảm thể tích phổi
Có 2 loại phẩu thuật làm giảm thể tích phổi:
- Phẩu thuật mở ngực hay qua nội soi lồng ngực làm giảm thể tích phổi.
- Giảm thể tích phổi qua nội soi: qua nội soi phế quản tiến hành đặt van một chiều vào phế quản vùng phổi cần làm xẹp,van này chỉ cho không khí đi ra mà không cho không khí vào phổi làm xẹp phổi dần dần.
Kĩ thuật làm giảm thể tích phổi bằng phẫu thuật (Lung volume reduction surgery-LVRS) điều trị khí thủng phổi là phẫu thuật mở nên hiệu quả của kỹ thuật thấp, tai biến, biến chứng còn cao.
Từ năm 2000 trở lại đây, kĩ thuật này được phát triển nhờ có nội soi lồng ngực hỗ trợ video (Video-assisted thoracoscopy) nên hiệu quả của kỹ thuật cao, bệnh nhân hồi phục nhanh, thời gian nằm viện ngắn và tai biến, biến chứng ít. Các nghiên cứu đa trung tâm trên thế giới cho thấy những bệnh nhân COPD sau phẫu thuật giảm thể tích phổi đã cải thiện rõ rệt tình trạng khó thở và chức năng hô hấp (FEV1 tăng từ 25,3% - 38,3%, thể tích khí cặn giảm 20% - 30%), khả năng gắng sức của bệnh nhân tăng và giảm các đợt cấp trong năm; ngày nằm viện trung bình chỉ khoảng 9 ngày và chỉ gặp vài biến chứng nhẹ sau mổ.
Tại Học viện Quân Y 103,ngày 20/11/2014 lần đầu tiên tại Việt nam đã tiến hành thành công kỷ thuật này, đã tiến hành cắt bán phần thùy giữa và dưới phổi phải qua nội soi cho bệnh nhân. Sau 1 tuần điều trị hậu phẫu, sức khỏe bệnh nhân ổn định và ra viện. Kiểm tra lại 1 tháng sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe bệnh nhân được cải thiện rõ rệt: khó thở giảm nhiều, bệnh nhân đi lại thấy dễ dàng, thoải mái hơn; đo chức năng hô hấp có cải thiện rõ rệt (FEV1 tăng lên 53% SLT), bệnh nhân tăng cân so với trước phẫu thuật. Việc áp dụng và áp dụng thành công các kỹ thuật cao điều trị COPD tại nước ta bước đầu đã mang lại lợi ích thiết thực cho người bệnh và đáp ứng nhu cầu điều trị hiện nay cho những bệnh nhân COPD.
- 28/05/2015 19:11 - Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31 tháng 5 …
- 26/05/2015 18:50 - Hãy cảnh giác với tình trạng chết đuối về mùa hè
- 24/05/2015 20:36 - Thang điểm thiết yếu trong thực hành lâm sàng bệnh…
- 17/05/2015 16:01 - Tủ an toàn sinh học cấp II
- 28/04/2015 13:00 - Điều mong ước của bà tôi
- 12/04/2015 18:37 - Dùng fructose làm tăng nguy cơ bệnh gout
- 08/04/2015 15:07 - Cấp cứu xuất huyết não - Khó khăn khi kiểm soát hu…
- 06/04/2015 19:37 - Hướng dẫn an toàn bơm thuốc qua catheter đặt trong…
- 04/04/2015 19:20 - Bước tiến mới trong điều trị COPD tại Việt Nam
- 01/04/2015 20:54 - Sàng lọc trước sinh