• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Sử dụng thuốc qua đường ống nuôi dưỡng

  • PDF.

Ds Võ Thị Thu -

Đưa thuốc qua các ống thông được chỉ định trên những bệnh nhân không thể uống thuốc bằng miệng. Các thuốc có thể được cho đồng thời với công thức dinh dưỡng theo cách đưa nhanh qua ống thông hoặc trộn lẫn với công thức nuôi dưỡng trước khi đưa vào đường tiêu hóa. Tuy nhiên, thuốc có thể gây biến chứng tắc nghẽn ống thông, hay những ảnh hưởng lên sinh khả dụng của thuốc và các tương tác thuốc với các chất dinh dưỡng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc theo đường này.

1. Lưu ý khi dùng thuốc đồng thời với quá trình đưa dưỡng chất vào ống tiêu hóa:

Các thuốc được đưa thẳng vào ruột non có thể bị thay đổi khả năng hòa tan do đã vượt qua dạ dày, như vậy hiệu quả điều trị nếu được thiết kế để có tác dụng tại dạ dày như các antacid và sucrafat sẽ bị ảnh hưởng nếu thuốc được đưa qua ống nuôi dưỡng vào ruột non.

Nhiều thuốc hấp thu tốt nhất ở tình trạng đói cần được dùng khi bụng rỗng. Nếu bệnh nhân được truyền dinh dưỡng theo cách đưa nhanh vào dạ dày, thời điểm dùng thuốc thích hợp là khoảng cách giữa của những lần đưa dưỡng chất còn với bệnh nhân được truyền theo cách liên tục, cần phải ngưng việc nuôi dưỡng một khoảng thời gian để dùng thuốc.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 08 Tháng 2 2020 16:41

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo cách đeo khẩu trang vải và khẩu trang y tế

  • PDF.

 

Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do nCoV diễn biến phức tạp, PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam đưa ra khuyến cáo mới nhất về việc đeo khẩu trang đúng cách để phòng lây nhiễm virus nCoV.

1. Đối với người dân tại cộng đồng

  • Áp dụng đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường.

2. Đối với người chăm sóc, điều trị bệnh nhân và những người đi vào ổ dịch

  • Áp dụng đeo khẩu trang N95 và các loại khẩu trang chuyên dụng đặc biệt khác.

deokhautrangdung

PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 02 Tháng 2 2020 17:54

Lựa chọn sử dụng khẩu trang thế nào cho đúng trước dịch bệnh nCoV?

  • PDF.

 

Dịch bệnh Novel Corona Virus mới (nCoV) xuất hiện từ tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc) gây viêm phổi cấp, bệnh có tốc độ lây bệnh rất nhanh và số người tử vong tăng lên hàng ngày. Hiện tại, ở nước ta đã có người nhiễm bệnh này. Để phòng bệnh có rất nhiều người mua và sử dụng khẩu trang. Báo Sức Khỏe và Đời Sống giới thiệu với bạn đọc bài viết về lựa chọn và sử dụng có hiệu quả khẩu trang.

Cấu tạo khẩu trang chuẩn y tế

Khẩu trang y tế được cấu tạo bởi loại vải không dệt và có 3 lớp, mỗi lớp đảm nhiệm mỗi chức năng khác nhau.

Lớp ngoài cùng có tính năng chống thấm, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng (droplet) văng ra khi người bệnh hắt xì hơi, ho, thở mạnh hoặc những hạt chất lỏng từ người đối diện bắn vào... Mặt ngoài thường có nhiều màu khác khau.

Lớp giữa có cấu trúc là một lớp lọc các hạt bụi và vi sinh vật có kích thước nhỏ. Theo FDA (Mỹ), khẩu trang y tế phải đạt hiệu suất lọc khuẩn trên 95% BFE (Bacterial Filtration Efficiency). Do vậy, khi mua khẩu trang y tế bạn nên tham khảo chỉ số này, chỉ số càng cao càng lọc tốt.

Lớp trong có cấu trúc mịn màng, có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi. Lớp trong luôn có màu trắng hoặc nhạt màu rất dễ phân biệt với lớp ngoài.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có nhiều loại khẩu trang khác nhau như: khẩu trang có than hoạt tính khử và lọc khí độc, khẩu trang lọc bụi mịn và vi khuẩn N95 (Not Resistant to Oil) - lọc 95% bụi mịn PM 2.5 (1.000 - 2.500nm) và vi khuẩn.

khautrang

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 01 Tháng 2 2020 13:00

Sốt xuất huyết và biện pháp phòng ngừa

  • PDF.

ĐD Lê Thị Lành -

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong 

Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch  được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2, lần thứ 3 hoặc có thể lần thứ 4 bởi những típ khác nhau. 

muoi1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 08 Tháng 1 2020 18:45

Hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia

  • PDF.

Bs. Huỳnh Minh Nhật -

Giới thiệu

Hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia (hay Asian Flush)  là tình trạng xuất hiện mảng đỏ bừng hoặc ban đỏ trên mặt, cổ, vai, thậm chí toàn bộ cơ thể sau khi uống một lượng đồ uống có cồn kết hợp với các triệu chứng như nôn mửa, đau đầu, nhịp tim nhanh. Đây là một hội chứng phổ biến ở người châu Á, biểu hiện của việc chuyển hóa rượu không hiệu quả chủ yếu là do sự thiếu hụt của men aldehyde dehydrogenase 2 (ADLH2).

Vì biểu hiện đỏ mặt khá thường gặp nên nhiều người nghĩ đó là phản ứng bình thường khi uống bia rượu thậm chí cho rằng đó là biểu hiện của lưu thông máu tốt mà không biết rằng đây là nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản, một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất thế giới với tiên lượng sống ngắn ngủi (Chỉ có khoảng 20% ​​bệnh nhân sống sót sau ba năm kể từ khi chẩn đoán).

do mat

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 08 Tháng 1 2020 18:33

You are here Tin tức Y học thường thức