• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 ------------ Chào mừng HỘI NGHỊ KHOA HỌC MẠNG LƯỚI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH LẦN THỨ 7 - Ngày 06-07/06/2025 tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Y học thường thức

Bệnh giun đũa chó mèo

  • PDF.

CN.Nguyễn Thị Minh Thùy - 

Tổng quan

Toxocariasis là một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng lây lan từ động vật sang người, thường là chó và mèo. Nó còn được gọi là "giun tròn ở chó" hoặc "giun tròn ở mèo", theo tên của loại ký sinh trùng gây ra bệnh. Nhiều người bị nhiễm không có triệu chứng nào. Nhưng ở một số người, bệnh toxocariasis gây ra sốt, ho hoặc đau bụng và có thể làm tổn thương mắt. Hầu hết các trường hợp toxocariasis có thể được điều trị bằng thuốc.

Người bị nhiễm toxocariasis khi vô tình tiếp xúc với đất hoặc thực phẩm bị ô nhiễm với trứng giun tròn. Trứng giun vào đất thông qua phân động vật, thường là từ chó và mèo. Loại ký sinh trùng Toxocara phổ biến nhất gây nhiễm cho con người được gọi là Toxocara canis. Chó con thường bị nhiễm ký sinh trùng này từ mẹ trước khi sinh hoặc khi đang bú. Khi chó con được 3 – 4 tuần tuổi, giun tròn bắt đầu đẻ trứng bên trong chó con. Trứng sau đó sẽ vào đất hoặc môi trường khi chó con đi vệ sinh. Mất từ 2 – 4 tuần trong môi trường để trứng phát triển đủ để gây nhiễm. Tuy nhiên, trứng có một lớp bảo vệ mạnh mẽ cho phép chúng sống sót trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, dưới điều kiện thích hợp. Khi vào cơ thể người, trứng nở ra và ký sinh trùng lan rộng trong cơ thể. Toxocariasis không lây lan từ người sang người như cảm lạnh hoặc cúm. Trong những trường hợp hiếm hoi, người ta có thể bị nhiễm nếu ăn thịt chưa chín hoặc sống từ các động vật như cừu.

giuncho

Hình ảnh ấu trùng guin đũa chó, mèo

 Người thường bị nhiễm có thể mắc hai loại toxocariasis: Toxocariasis mắt, xảy ra khi ký sinh trùng xâm nhập vào mắt. Toxocariasis mắt có thể gây viêm mắt, tổn thương võng mạc hoặc mất thị lực. Thông thường, chỉ có một mắt bị ảnh hưởng. Toxocariasis nội tạng, xảy ra khi ký sinh trùng di chuyển vào các cơ quan như gan hoặc hệ thần kinh trung ương.

Đọc thêm...

Cúm mùa: Những điều cần biết để phòng ngừa và điều trị hiệu quả

  • PDF.

Bs Trình Trung Phong – 

Gần đây một số địa phương trên cả nước xuất hiện nhiều bệnh nhân bị cúm mùa mà phương tiện truyền thông hay đua tin, đặc biệt số bệnh nhân nhập viện tại khoa Nội do biến chứng của cúm mùa cũng tăng lên.

Cúm mùa (hay còn gọi là bệnh cúm) là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Đây là một bệnh phổ biến trên toàn cầu, thường bùng phát thành dịch vào mùa đông hoặc thời tiết chuyển mùa. Dù phần lớn các trường hợp cúm lành tính, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở những nhóm có nguy cơ cao. 

1. Nguyên nhân và đường lây truyền

Nguyên nhân:

- Cúm mùa do virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với 3 loại chính:

  - Cúm A: Chủ yếu gây dịch bệnh ở người và động vật, thường nguy hiểm hơn (ví dụ, H1N1, H3N2).

  - Cúm B: Chỉ lây lan ở người và gây bệnh nhẹ hơn.

  - Cúm C: Hiếm gặp và thường không gây thành dịch. 

Đường lây truyền:

- Qua giọt bắn: Virus lây lan qua các giọt bắn nhỏ từ đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện.

- Tiếp xúc trực tiếp: Chạm vào bề mặt hoặc đồ vật nhiễm virus, sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

- Không khí đông đúc: Các không gian kín, ít thông thoáng là điều kiện lý tưởng cho virus lây lan.

Đọc thêm...

Chương trình “Trái tim cho em” – Hành trình kết nối những trái tim

  • PDF.

Khoa Khám bệnh - 

Trong hai ngày 30/11 và 01/12/2024, chương trình thiện nguyện “Trái tim cho em” đã được tổ chức thành công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, với sự phối hợp giữa Bệnh viện Trung ương Huế và Viettel Quảng Nam. Đây là một sự kiện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hướng đến việc khám sàng lọc và điều trị bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo trên địa bàn tỉnh.

Với 1.700 trẻ em tham gia, chương trình đã mang lại hy vọng cho hàng trăm gia đình. Qua quá trình khám sàng lọc, đội ngũ bác sĩ phát hiện hơn 100 em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh. Đặc biệt, có 52 em được chỉ định cần can thiệp phẫu thuật ngay để đảm bảo sức khỏe. Nhằm hỗ trợ các em vượt qua khó khăn, chương trình cam kết tài trợ toàn bộ chi phí phẫu thuật, đặc biệt dành cho các em đến từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

TTCE1

Chương trình năm nay đánh dấu lần thứ hai “Trái tim cho em” quay trở lại Quảng Nam. Không chỉ dừng lại ở việc khám và điều trị, các bác sĩ còn dành thời gian tư vấn, hướng dẫn gia đình cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi. Các em nhỏ được thăm khám không chỉ nhận được sự quan tâm y tế mà còn cảm nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia từ cộng đồng.

Được khởi xướng từ năm 2008, “Trái tim cho em” là dự án từ thiện do Tập đoàn Viettel và Quỹ Tấm lòng Việt - Đài Truyền hình Việt Nam sáng lập. Sau 16 năm hoạt động, chương trình đã giúp hàng nghìn trẻ em trên khắp cả nước có cơ hội sống khỏe mạnh nhờ được phát hiện và điều trị kịp thời. Chương trình hợp tác với nhiều bệnh viện lớn trên cả nước, tổ chức hàng trăm buổi khám sàng lọc và tài trợ chi phí điều trị cho các bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh.

TTCE2

Sự thành công của chương trình tại Quảng Nam không chỉ thể hiện tinh thần nhân ái, trách nhiệm xã hội mà còn là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của các y bác sĩ, tình nguyện viên và các đơn vị tổ chức. Trong tương lai, chương trình “Trái tim cho em” sẽ tiếp tục đồng hành cùng các địa phương khác trên cả nước, mang lại hy vọng và cuộc sống tốt đẹp hơn cho hàng nghìn trẻ em kém may mắn.

Phương pháp mãng châm

  • PDF.

Bs Huỳnh Thị Thủy Tiên - 

1. ĐẠI CƯƠNG

Mãng châm là hình thức kết hợp giữa trường châm và cự châm cổ điển trong Thiên Cửu Châm (sách Linh Khu).

Mãng châm là kỹ thuật thường được dùng trong chuyên khoa Y học cổ truyền để điều trị các chứng liệt ở người bệnh tai biến mạch máu não như: liệt 1/2 người, liệt mặt, liệt dây thanh âm (nói khó, nói ngọng) và các bệnh lý liên quan đến thần kinh.

Kỹ thuật mãng châm là kỹ thuật dùng kim to, kim dài châm theo huyệt đạo tức là châm xuyên từ huyệt này sang huyệt kia trên cùng một đường kinh hoặc trên hai đường kinh khác nhau có tác dụng điều khí nhanh, mạnh hơn nên có tác dụng chữa các chứng bệnh khó như chứng đau, chứng liệt…

Mãng châm cũng nhằm mục đích “điều khí” như các hình thức châm khá. Nhưng đặc điểm là điều khí trên “huyệt đạo” nghĩa là dùng tim to và dài, châm kim cùng một lúc trên nhiều huyệt của một kinh mạch hoặc hai, ba kinh mạch. Do đó mục đích Bổ hoặc Tả đều mạnh hơn, nhanh chóng tiêu trừ được bệnh tà hơn, lấy lại trang thái cân bằng Âm dương nhanh hơn, bệnh chóng khỏi hơn.

Kim châm trong sử dụng Mãng châm là kim có độ dài từ 15 cm, 20 cm, 30 cm có thể tới 60 cm, và đường kính từ 0, 5 đến 1 mm. Tùy từng huyệt đạo trên cơ thể mà ta có thể sử dụng các kim châm có độ dài tương ứng.

Đọc thêm...

Té ngã ở người cao tuổi

  • PDF.

Bs Trình Trung Phong - 

Té ngã ở người cao tuổi là vấn đề rất hay gặp và để lại nhiều biến chứng cũng như tốn kém chi phí điều trị và làm giảm chất lượng cuộc sống.Vì vậy việc hiểu biết cơ bản về vấn đề này cũng rất quan trọng và cần thiết.

1. Nguyên nhân gây té ngã ở người cao tuổi

  • Suy giảm sức khỏe thể chất: Tuổi cao thường đi kèm với sự suy yếu về cơ bắp, xương khớp, và giảm khả năng giữ thăng bằng. Các bệnh lý như viêm khớp, loãng xương, và thoái hóa cột sống càng làm tăng nguy cơ té ngã.
  • Suy giảm thị lực và thính lực: Giảm thị lực, nhìn mờ hoặc không nhận biết được các chướng ngại vật làm người cao tuổi dễ vấp ngã.
  • Rối loạn thần kinh: Các bệnh lý như Parkinson, đột quỵ, hoặc sa sút trí tuệ làm giảm khả năng vận động và nhận thức.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, hoặc thuốc hạ huyết áp có thể gây chóng mặt, mất thăng bằng.
  • Môi trường sống không an toàn: Các nguy cơ như sàn nhà trơn, thiếu ánh sáng, cầu thang không có tay vịn, hoặc đồ vật để bừa bộn cũng làm tăng nguy cơ té ngã.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 02 Tháng 12 2024 20:06

You are here Tin tức Y học thường thức