• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 ------------ Chào mừng HỘI NGHỊ KHOA HỌC MẠNG LƯỚI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH LẦN THỨ 7 - Ngày 06-07/06/2025 tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Y học thường thức

Ngày hen toàn cầu 2025: Hướng tới tiếp cận điều trị hít cho tất cả

  • PDF.

Bs Trình Trung Phong - 

Ngày Hen Toàn Cầu năm 2025 được tổ chức vào Thứ Ba, ngày 6 tháng 5.

Sự kiện thường niên này do Sáng kiến Toàn cầu về Hen (GINA) khởi xướng từ năm 1998, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy cải thiện chăm sóc bệnh hen trên toàn thế giới.

Hen phế quản – Gánh nặng toàn cầu có thể phòng ngừa

Hen phế quản là một bệnh hô hấp mạn tính ảnh hưởng đến hơn 260 triệu người và gây ra hơn 450.000 ca tử vong mỗi năm, phần lớn trong số đó có thể phòng ngừa được . Bệnh thường khởi phát từ thời thơ ấu và là nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện ở trẻ em. Tuy nhiên, với việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể kiểm soát tốt triệu chứng và sống khỏe mạnh.

Chủ đề năm 2025: VÌ QUYỀN ĐƯỢC THỞ CỦA MỌI NGƯỜI. Chủ đề năm nay nhấn mạnh đến việc đảm bảo mọi người, đặc biệt là ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, được tiếp cận với thuốc điều trị hen dạng hít, như corticosteroid hít – phương pháp điều trị nền tảng giúp ngăn ngừa các cơn hen cấp tính và giảm nguy cơ tử vong . Thực tế, 96% số ca tử vong do hen xảy ra ở các quốc gia có nguồn lực hạn chế, nơi thuốc điều trị còn khan hiếm hoặc giá quá cao .

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 07 Tháng 5 2025 16:33

Vật lý trị liệu Cho trẻ em bị bàn chân khoèo bẩm sinh

  • PDF.

Bs Nguyễn Xuân Hùng - 

1. Giới thiệu:

- Bàn chân khoèo bẩm sinh là một dị tật bàn chân xảy ra trong thời kỳ bào thai gồm:

  • Rối loạn vị trí khớp giữa xương gót – sên - ghe và xương gót - hộp.
  • Xương ghe bị kéo vào trong về phía mắt cá trong.
  • Khớp gót - hộp bị trật vào trong; phần đầu, cổ xương sên kéo vào trong.
  • Phần sau của xương gót bị kéo ra ngoài; xương gót xoay trong.
  • Bất thường mô mềm và các cơ chày sau, gập ngón dài, dây chằng gót - mác, sên - mác, bao sau khớp cổ chân bị ngắn và co rút.

Dịch tễ học:

  • Tỷ lệ mắc: 0,1 – 0,2 % ;
  • Nam:Nữ = 2:1
  • 0.5 - 6.8 trên 1000 trẻ mới sinh

Nguyên nhân: chưa rõ ràng, người ta đưa ra nhiều giả thiết: do bất thường về gen, thần kinh, xương, hay do tư thế bất thường của bàn chân trẻ trong bào thai.

Xem tại đây

 

Phác đồ điều trị Helicobacter Pylori (HP): Cập nhật đồng thuận VNAGE

  • PDF.

Bs Thái Đình Hạ Thy - 

Nhiễm Helicobacter pylori(HP)?

Là bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất ở người, và khoảng phân nửa dân số thế giới mang loại vi khuẩn này trong cơ thể. Từ khi được khám phá vào năm 1983 bởi Warren & Marshall, H.pylori đã được thừa nhận là một nguyên nhân quan trọng gây viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.

1. CHỈ ĐỊNH TẦM SOÁT VÀ ĐIỀU TRỊ HP

  • Bắt đầu hoặc sắp điều trị NSAID kéo dài
  • Cần điều trị aspirin liều thấp kéo dài
  • Trào ngược dạ dày thực quản cần điều trị duy trì lâu dài bằng PPI
  • Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân.
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
  • Người muốn điều trị tiệt trừ Hp sau khi giải thích kĩ sự không cần thiết
  • Viêm loét dạ dày 
  • Tiền sử loét dạ dày chưa từng thử Hp
  • Khó tiêu chức năng (dyspepsia) chưa được xét nghiệm
  • Sang thương tiền ung thư (viêm teo dạ dày mạn, loạn sản ruột, thiểu sản dạ dày)
  • Sau phẫu thuật nội soi cắt ung thư dạ dày giai đoạn sớm: theo dõi tình trạng nhiễm trùng
  • Lymphoma MALT biệt hóa thấp
  • Trực hệ thứ nhất của người mắc ung thư dạ dày

capnhatHP

Xem tiếp tại đây

Hen và béo phì: đâu là yếu tố nguy cơ?

  • PDF.

Bs Lê Thị Hậu - 

Béo phì là một yếu tố nguy cơ làm nặng tình trạng trên bệnh nhân mắc hen. Mối quan hệ giữa béo phì và hen suyễn bắt nguồn từ sự tương tác phức tạp của các yếu tố sinh học, sinh lý và môi trường. Hen suyễn ở bệnh nhân béo phì thường nặng và khó kiểm soát, nên ở bài viết này sẽ đề cập tới một số yếu tố nguy cơ quan trọng cần lưu của hen và béo phì

Yếu tố di truyền: Di truyền có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cả béo phì và hen suyễn. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn hoặc béo phì có thể có nguy cơ cao hơn. Các nghiên cứu trên cặp sinh đôi cho thấy 8% yếu tố di truyền của béo phì có  liên quan đến hen suyễn. Trong một nghiên cứu, trẻ em có khuynh hướng di truyền đối với béo phì ở người trưởng thành đã cho thấy nguy cơ tăng mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới và hen khò khè nghiêm trọng ở giai đoạn đầu của trẻ, không phụ thuộc với chỉ số khối cơ thể (BMI) ở trẻ em.

Yếu tố môi trường: Các nghiên cứu quan sát cho thấy việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí và hút thuốc của cha mẹ là các yếu tố nguy cơ độc lập đối với sự phát triển của cả béo phì và hen suyễn ở trẻ em.

Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn kém chất lượng (ví dụ: chứa nhiều đường hoặc axit béo bão hòa, hoặc ít chất chống oxy hóa hoặc chất xơ) có liên quan đến việc làm tăng các triệu chứng hô hấp và góp phần vào sự phát triển của béo phì. Một bữa ăn chứa nhiều axit béo bão hòa có thể làm tăng viêm đường thở cấp tính và giảm chức năng phổi; ngược lại, một loại bổ sung chất xơ cao có tác dụng ngược lại. Mức độ vi chất dinh dưỡng thấp như vitamin D cũng có thể góp phần vào nguy cơ mắc hen suyễn.

henbeo

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 22 Tháng 4 2025 16:52

Tóm tắt các khuyến cáo về an toàn kháng sinh trong thai kỳ

  • PDF.

Bs Trương Như Quỳnh - 

CÁC QUY ƯỚC TRONG TÓM TẮT KHUYẾN CÁO

  • Category A: Nghiên cứu có kiểm soát và đầy đủ (adequate and well-controlled studies) không cho thấy nguy cơ lên thai nhi
  • Category B: Nghiên cứu trên động vật không phát hiện nguy cơ cho thai. Nghiên cứu có kiểm soát trên thai phụ chưa đầy đủ.
  • Category C: Nghiên cứu trên động vật cho thấy tác dụng phụ lên thai. Nghiên cứu có kiểm soát trên thai phụ chưa đầy đủ nhưng có thể dùng trên thai phụ nếu có lợi
  • Category D: Có bằng chứng cho nguy cơ tác dụng phụ trên thai nhi. Nhưng có thể dùng trên thai phụ nếu có lợi
  • Category X: Nghiên cứu trên động vật hoặc người cho thấy bất thường trên thai nhi
  • Category N: Thuốc chưa được xếp loại

thaiks

Xem tại đây

You are here Tin tức Y học thường thức