• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 ------------ Chào mừng HỘI NGHỊ KHOA HỌC MẠNG LƯỚI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH LẦN THỨ 7 - Ngày 06-07/06/2025 tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Y học thường thức

Mô hình đơn vị tiệt khuẩn trung tâm

  • PDF.

BS Dương Thanh Trang Đài - 

Tái sử dụng các dụng cụ (DC) trong chăm sóc và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) là một việc làm thường quy trong các bệnh viện ở Việt Nam. Quá trình tái sử dụng này nếu không được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hửởng đến chất lựợng thăm khám và điều trị ngƣời bệnh của bệnh viện.

Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm là đơn vị khử tiệt khuẩn dụng cụ y tế được quản lý, vận hành dựa trên các quy trình thực hành theo hướng dẫn của AAMI ST79 và hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (ban hành kèm theo quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế). 

1. Các mô hình quản lý dụng cụ hiện nay

Có các loại mô hình quản lý dụng cụ như:

  • Các khoa tự quản lý dụng cụ và xử lý (làm sạch, đóng gói), chỉ gửi về hấ tại đơn vị tiệt khuẩn.
  • Các khoa quản lý dụng cụ, gửi về xử lý tập trung tại đơn vị tiệt khuẩn.
  • Dụng cụ được quản lý và xử lý tập trung về đơn vị tiệt khuẩn trung tâm, khoa KSNK (CSSD).

mohinh1

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 12 2024 10:19

Loãng xương - bệnh thầm lặng nhưng nguy hiểm

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Thùy Duyên - 

GÁNH NẶNG CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG:

Loãng xương là một vấn đề đang được thế giới quan tâm, vì quy mô lớn và hệ quả nghiêm trọng trọng trong cộng đồng.

Nhiều nghiên cứu trong vòng 30 năm qua cho thấy ở những phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có khoảng 20% người mắc loãng xương và ở đàn ông trong cùng độ tuổi, con số này là khoảng 10%.

Theo Liên đoàn Loãng xương thế giới (IOF), có hơn 200 triệu người bị loãng xương, hơn 70% là phụ nữ, khoảng 9 triệu ca gãy xương hằng năm, mỗi 3 giây sẽ có 1 ca gãy xương mới do loãng xương và tỉ lệ bị loãng xương vẫn đang gia tăng theo tuổi ở cả nam và nữ, ở tất cả các châu lục, đặc biệt là vùng châu Á, nơi chiếm một nửa dân số thế giới.

Loãng xương là một “căn bệnh thầm lặng”, bởi vì trong nhiều trường hợp bệnh không có biểu hiện triệu chứng, người mắc bệnh không biết mình bị bệnh cho đến khi bị gãy xương. Khoảng 20% đến 30% phụ nữ và nam giới trên 60 tuổi có gãy xương đốt sống mà không biểu hiện triệu chứng.

Hệ quả nghiêm trọng nhất của loãng xương là gãy xương. Gãy xương là một vấn đề y tế có tầm vĩ mô, bởi vì tần suất khá cao trong dân số và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng, nguy cơ tử vong cao. Theo nghiên cứu trong quần thể người da trắng, khi sống đến 85 tuổi thì cứ 2 người phụ nữ có 1 người bị gãy xương, và cứ 3 người đàn ông thì có 1 người bị gãy xương. Nguy cơ gãy cổ xương đùi ở phụ nữ tương đương với nguy cơ bị ung thư vú và nguy cơ gãy xương đốt sống ở nam giới thì tương đương với ung thư tiền liệt tuyến.

loangxuong

Xem tiếp tại đây

Hôi miệng: nguyên nhân và các biện pháp dự phòng

  • PDF.

Bs Phan Văn Long - 

Hôi miệng là vấn đề thường gặp, trên 50% dân số thế giới tự cho rằng hơi thở của bản thân có mùi. Đây cũng là than phiền chínhcủa nhiều người cao tuổi. Hôi miệng gây ra tình trạng khó khăn trong giao tiếp, cũng như cản trở các mối quan hệ xã hội.

I.Cơ chế của hôi miệng:

  • Sự phân hủy mảnh vụn thức ăn, tế bào biểu mô, nước bọt và máu từ enzym của vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra hôi miệng.
  • Các vi sinh vật chính tham gia vào quá trình này là vi khuẩn kỵ khí Gram âm.
  • Axit amin được chuyển hóa thông qua quá trình phân hủy và tạo ra các khí có mùi hôi chủ yếu là cysteine ​và methionine.
  • Sự thoái hóa của chúng dẫn đến sự hình thành các khí có chứa lưu huỳnh dễ bay hơi (Volatile sulfur compounds – VSCs) khác nhau. VSCs liên quan đến chứng hôi miệng là hydro sunfua H2S methyl mercaptan CH3SH, dimethyl sulfide (CH3)2S

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 23 Tháng 12 2024 14:51

Bệnh lậu

  • PDF.

Bs Phan Thị Giao Uyên - 

ĐỊNH NGHĨA

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp. Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường miệng và đường hậu môn.

NGUYÊN NHÂN/ YẾU TỐ NGUY CƠ

Song cầu khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra

CHẨN ĐOÁN

3.1. Triệu chứng lâm sàng

Thời gian ủ bệnh ở nam giới trung bình từ 3-5 ngày. Ở nữ giới thời gian ủ bệnh thường kéo dài hơn, trung bình 5-7 ngày. Thời gian này người bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.

3.1.1. Nhiễm lậu cầu không biến chứng

- Nam giới: thường có biểu hiện tiết dịch niệu đạo và tiểu buốt. Khám thấy dịch tiết niệu đạo có thể ít hoặc nhiều, nhầy hoặc mủ.

- Nữ giới: thường không có triệu chứng cơ năng, dưới 50% bệnh nhân có tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu buốt, đau vùng bụng dưới và đau khi quan hệ tình dục. Khám thấy dịch âm đạo và viêm cổ tử cung, có thể có mủ. Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng nên không được phát hiện và điều trị.

- Lậu trực tràng: phần lớn không có triệu chứng ở cả hai giới; đôi khi có đau hoặc tiết dịch ở hậu môn, trực tràng.

- Lậu hầu họng: chủ yếu không có triệu chứng, có thể đau họng nhẹ và viêm họng.

Xem tại đây

 

Sự tuân thủ việc sử dụng dụng cụ hít và vai trò của người điều dưỡng trong việc chăm sóc bệnh nhân hen – COPD

  • PDF.

CN Trần Thị Nga - 

I. VAI TRÒ CỦA BÌNH HÍT TRONG BỆNH HEN – COPD

Bình hít, hay còn gọi là dụng cụ xịt hít, đóng vai trò quan trọng trong điều trị hen – COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), giúp cung cấp thuốc một cách hiệu quả và an toàn hơn so với phương pháp uống hoặc tiêm. Việc sử dụng bằng đường xông hít giúp thuốc đi trực tiếp vào đường hô hấp, giảm tác dụng phụ toàn thân, và mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng cho bệnh nhân trong những cơn khó thở .

Thuốc hít có nhiều dạng, bao gồm bình xịt định liều (MDI), bình hít bột khô (DPI), và bình hít hạt mịn (SMI). Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng và đòi hỏi kỹ thuật hít khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu. Để thuốc được chuyển đến đúng nơi trong phổi, kỹ thuật hít là rất quan trọng. Hít đúng cách sẽ giúp tối ưu hóa việc thuốc lắng đọng tại các niêm mạc phế quản, từ đó phát huy hiệu quả điều trị tối đa .

HIT

Xem tiếp tại đây

You are here Tin tức Y học thường thức