• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

  • PDF.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người viêm loét dạ dày, tá tràng. Vậy người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh?

 

Khi cơ thể phát bệnh, ngoài việc điều trị thì chế độ dinh dưỡng để khôi phục bệnh cũng rất được chú trọng. Việc kiêng cữ hợp lý sẽ giúp ngăn chặn bệnh phát triển và tăng cường khả năng phục hồi bệnh tốt hơn. Đặc biệt đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy để giải đáp thắc mắc viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì các bạn nên tìm hiểu chi tiết ở phần dưới đây. Một chế độ ăn uống tốt, phù hợp với tình trạng dạ dày sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và ngăn chặn bệnh tái phát về sau.

 

Một số thực phẩm mà bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn và không nên ăn

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Theo BS. Phạm Thị Nga, chuyên khoa Tiêu hóa – Dạ dày, bệnh viện K: “Dựa trên thống kê của bệnh viện, tỷ lệ bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng đang ngày càng tăng mạnh ở mức báo động. Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng nhưng chủ yếu là do dung nạp thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ăn không đúng giờ,… Do đó, bệnh nhân nên chú ý hơn trong việc sử dụng thực phẩm để hạn chế bệnh phát triển ngày càng nghiêm trọng. Mỗi người nên tự phòng tránh bệnh bằng cách nắm chắc những thực phẩm nên ăn và không nên ăn sau đây.”

 

1. Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng thiết yếu cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng cần bổ sung các thực phẩm như là:

– Thực phẩm giàu đạm và protein như thịt nạc, đậu, trứng rán, trứng ốp chín,… Bởi vì đây là nguồn thực phẩm dồi dào lượng đạm và có khả năng trung hòa axit dạ dày ở mức ổn định và tăng cường hiệu quả phục hồi tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên bổ sung lượng protein hợp lý và không nên lạm dụng quá nhiều, tránh gây ra tác dụng phụ.

– Bổ sung chất xơ và vitamin có trong hoa quả, rau xanh vào thực đơn hằng ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa nên cung cấp rau xanh, hoa quả tươi vào cơ thể. Với hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất khác nhau sẽ giúp cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và ngăn ngừa chất độc tích tụ lại trong thành ruột. Không những vậy, các vitamin còn giúp kích thích niêm mạc dạ dày phục hồi và cải thiện sau tổn thương.

– Sữa chua cũng được xem là nguồn thực phẩm vô cùng thích hợp với bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa. Bởi vì các lợi khuẩn trong sữa chua có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, ức chế vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa như là E.Coli, vi khuẩn H.Pylori,…

– Thực phẩm được chế biến từ bột mì, gạo nếp, bánh quy cũng được khuyến khích sử dụng một lượng vừa đủ trong thời gian cải thiện viêm loét dạ dày, tá tràng. Các thực phẩm này có khả năng hút dịch vị dạ dày và cân bằng lượng axit thiết yếu.

– Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên sử dụng thức ăn mềm, xốp trong thời kỳ cải thiện và phục hồi bệnh. Vì thế, cháo, soup, bánh mì, bánh bao không nhân cũng được xem là những thực phẩm làm giảm lượng axit dư thừa bên trong dạ dày. Nếu không thích các bạn có thể thay thế vào đó bằng những củ khoai luộc thật mềm hay những thực phẩm được làm từ bột nếp.

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn thức ăn mềm, xốp, dễ tiêu hóa như bánh mì lúa mạch, bánh quy, cháo, súp,…

– Chuối giúp cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng được cải thiện và làm dịu cơn khó chịu bên trong. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân không nên sử dụng chuối quá nhiều trong ngày hoặc sử dụng chuối khi đói, tránh làm cho các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.

 

>> Tham khảo thêm: Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất

2. Bị bệnh viêm loét dạ dày cần kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên kiêng hoặc không nên sử dụng các thực phẩm dưới đây:

– Tuyệt đối không sử dụng bia, rượu, nước ngọt có gas, cà phê, socola, thuốc lá vì chúng có chứa lượng lớn chất kích thích có nguy cơ khiến cho hệ miễn dịch của dạ dày bị suy yếu dần, quá trình tiết dịch nhầy cũng vì thế mà bị ức chế bớt từ đó việc điều tiết dịch tiêu hóa bị trì trệ và suy yếu. Lâu dần, chúng bị tổn thương và hình thành các vết tổn thương sâu, gây viêm loét.

– Hạn chế tối đa các thực phẩm được lên men như cà muối, dưa muối, chanh,cà chua, nước cam, xoài, thực phẩm giàu axit trong thực đơn hằng ngày. Sở dĩ các thực phẩm này không được khuyến khích sử dụng là bởi, trong giai đoạn dạ dày viêm loét, lòng dạ dày đã dư thừa axit quá nhiều. Việc chúng ta dung nạp thêm thực phẩm có vị chua sẽ làm cho lượng axit dư thừa tăng lên và làm cho tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn.

– Kiêng sử dụng các thực phẩm được chế biến từ dầu, mỡ động vật. Mặc dù biết rằng các món ăn như gà chiên, cá chiên, tôm chiên, hải sản nướng, thịt nướng rất hấp dẫn và dễ kích thích vị giác nhưng nó gây ra triệu chứng khó tiêu cho dạ dày và tạo áp lực cho hệ tiêu hóa khi làm việc. Không những vậy, chúng còn làm cản trở quá trình tái tạo và phục hồi vết thương tại niêm mạc, đồng thời làm chậm quá trình điều trị bệnh. Chính vì vậy, đây là nhóm thực phẩm không nên sử dụng khi mắc bệnh tim mạch, xương khớp, đặc biệt là khi viêm loét dạ dày tá tràng.

– Thực phẩm cay, nóng có nhiều gia vị như mù tạt, tiêu, ớt cũng không được sử dụng nếu không muốn các vết tổn thương kích ứng và lan rộng. Thực chất các thực phẩm này có khả năng kích thích thành ruột, làm cho việc điều trị dạ dày khó khăn hơn.

 

Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn thức ăn còn sống, thức ăn được chiên xào, nướng,…

 

>> Đọc thêm: Đau dạ dày nên ăn gì kiêng gì để giảm đau nhanh?

 

Bài viết trên đây đã vừa giải đáp thắc mắc viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho bạn đọc ý thức tốt hơn về chế độ dinh dưỡng để giúp cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Hãy thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng dạ dày cũng như các vấn đề về sức khỏe. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh!

Nguồn: https://vhea.org.vn/


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

You are here Tin tức Y học thường thức Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?