• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Glycocalyx: một mục tiêu chẩn đoán và điều trị mới trong nhiễm trùng huyết

  • PDF.

Bs Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Glycocalyx là một lớp giống như gel bao phủ bề mặt bên trong của các tế bào nội mô mạch máu. Nó bao gồm các proteoglycan gắn màng, chuỗi glycosaminoglycan, glycoprotein và protein huyết tương kết dính. Glycocalyx duy trì cân bằng nội môi của mạch máu, bao gồm kiểm soát tính thấm của mạch máu và trương lực vi mạch, ngăn ngừa huyết khối vi mạch và điều chỉnh sự kết dính của bạch cầu.

Trong nhiễm trùng huyết, glycocalyx bị thoái hóa thông qua các cơ chế gây viêm như metallicoproteinase, heparanase và hyaluronidase. Những sheddase này được kích hoạt bởi các loại oxy phản ứng và các cytokine gây viêm như yếu tố hoại tử khối u alpha và interleukin-1beta. Suy thoái glycocalyx qua trung gian gây viêm dẫn đến tăng tính thấm của mạch máu, giãn mạch không được kiểm soát, huyết khối vi mạch và tăng độ bám của bạch cầu. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh mối tương quan giữa nồng độ glycocalyx trong máu với rối loạn chức năng nội tạng, mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong trong nhiễm trùng huyết.

glycocalyx2

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 01 Tháng 9 2019 13:57

Đọc thêm...

Đánh giá, tiếp cận ban đầu và xử trí bệnh nhân nghi ngờ sốc (p.2)

  • PDF.

Bs Nguyễn Tấn Hạnh - Khoa ICU

Nguyên tắc hồi sức ban đầu

Hồi sức dịch: là lựa chọn điều trị đầu tiên, tất cả bệnh nhân sốc nên được “test” dịch ban đầu. Đánh giá đáp ứng với dịch dựa trên các thông số lâm sàng như huyết áp động mạch, lượng nước tiểu, áp lực đổ đầy tim và cung lượng tim. Lượng dịch cần thiết để duy trì tưới máu mô rất thay đổi, việc bù dịch quá mức trong khi không có sự đáp ứng trên lâm sàng có thể dẫn tới phù phổi và làm tăng áp lực nội sọ. Loại dịch thường được lựa chọn là Natriclolua 0,9% vì giá thành rẻ cũng như có hiệu quả tương đương so với các loại dịch khác. Các sản phẩm máu nên được truyền cho những bệnh nhân thiếu máu hay đang mất máu. Những bệnh nhân trẻ, được hồi sức đầy đủ thường dung nạp với HCT từ 20-25% trong khi những bệnh nhân già, xơ vữa động mạch hay những người có biểu hiện chuyển hóa kỵ khí cần đưa HCT lên 30% hoặc cao hơn để có thể cung cấp oxy đầy đủ cho mô.

danhgiaso5

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 01 Tháng 9 2019 09:07

Đọc thêm...

Huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân Chăm sóc tích cực

  • PDF.

Bs Đinh Thị Hằng Nga - Khoa ICU

1. Định nghĩa

Huyết khối tĩnh mạch (VTE - venous thromboembolism) bao gồm: thuyên tắc phổi (PE- pulmonary embolism) và huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT- deep venous thrombosis).

Có thể gọi huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi là 2 biểu hiện của cùng một bệnh vì huyết khối tĩnh mạch sâu hình thành trước trong các tĩnh mạch sâu ở chân, sau đó các phần tử từ huyết khối tĩnh mạch sâu bong ra, đi theo tĩnh mạch chủ dưới vào buồng tim phải và làm tắc một nhánh động mạch phổi gây ra thuyên tắc phổi. Các chuyên gia thường xem thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là sát thủ thầm lặng vì hơn 80% bệnh nhân không có triệu chứng. Khoảng 10% các ca thuyên tắc phổi có triệu chứng chết ngay trong vòng 1 giờ đầu và đa số bệnh nhân chết vì thuyên tắc phổi lại không có triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó. Ghi nhận trong thập niên 1990 cho thấy hơn 70% các ca tử vong do thuyên tắc phổi chỉ được xác định khi mổ tử thi. Ở những người sống sót qua giai đoạn cấp, thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có thể để lại 2 di chứng. Di chứng thứ nhất là hội chứng sau huyết khối (post-thrombotic syndrome) có biểu hiện ở mức độ nặng là phù, loét và sạm da bên chân bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Tần suất hội chứng sau huyết khối mức độ nặng khoảng 5-10%. Di chứng thứ hai là tăng áp phổi mạn có nguồn gốc thuyên tắc huyết khối (chronic thromboembolic pulmonary hypertension), có tần suất dồn khoảng 4% sau 2 năm. Đây là một bệnh lý có ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng sống và rút ngắn đáng kể tuổi thọ của bệnh nhân.

huyetkhotm5

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 8 2019 22:35

Đọc thêm...

Ung thư vú (p.4)

  • PDF.

Bs Trần Quốc Chiến - KHOA UNG BƯỚU -

k vu1

PHẦN IV

VI. Ung thư vú tái phát tại chỗ tại vùng 

Tái phát tại chỗ tại vùng có thể biểu hiện với u vú hoặc tiết dịch núm vú sau điều trị bảo tồn vú, phát ban ở thành ngực, hoặc các nốt sau phẫu thuật cắt vú hoặc sự lớn lên của các hạch nách, thượng đòn, hoặc hạch vú trong.

Ung thư vú có thể tái phát tại chỗ sau điều trị bảo tồn vú hoặc sau phẫu thuật cắt vú. Ở những bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật cắt vú, tái phát thường xảy ra trong vòng 3 năm đầu sau phẫu thuật, nhưng ở những bệnh nhân thực hiện điều trị bảo tồn vú, khối u có thể tái phát thời điểm 20 năm sau phẫu thuật. Ở những bệnh nhân điều trị bảo tồn vú, tỷ lệ tái phát tại vùng thì cao hơn ở những bệnh nhân không thực hiện xạ trị bổ trợ, và có rìa mép cắt dương tính, độ mô học cao, và xâm nhập bạch mạch.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 17 Tháng 11 2019 17:52

Đọc thêm...

Đánh giá, tiếp cận ban đầu và xử trí bệnh nhân nghi ngờ sốc

  • PDF.

Bs Nguyễn Tấn Hạnh - Khoa ICU

MỞ ĐẦU:

Sốc là một tình trạng suy tuần hoàn đe dọa tính mạng thường xảy ra với biểu hiện hạ huyết áp, ngoài ra bệnh nhân còn có thể có sự thay đổi các dấu hiệu sinh tồn cũng như gia tăng nồng độ lactat máu. Sốc có thể hồi phục nhưng cũng có thể nhanh chóng tiến triển đến không hồi phục dẫn đến hiện tượng suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Vì vậy, khi bệnh nhân vào viện trong bối cảnh hạ huyết áp chưa rõ nguyên nhân hay nghi ngờ có sốc, điều quan trọng là các bác sĩ lâm sàng phải nhanh chóng xác định nguyên nhân và đưa ra những phương hướng xử trí thích hợp để ngăn ngừa trường hợp diễn tiến đến suy đa cơ quan và tử vong.

Bài viết này sẽ tóm lược các biểu hiện lâm sàng cũng như chẩn đoán ban đầu và tiếp cận điều trị đối với những bệnh nhân có biểu hiện hạ huyết áp hay nghi ngờ sốc chưa rõ nguyên nhân.

danhgiaso5

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 01 Tháng 9 2019 09:08

Đọc thêm...

You are here Đào tạo