• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Quản lý giảm đau sau sinh

  • PDF.

Bs Nguyễn Thế Tuấn - Khoa Phụ Sản

“Đau là một cảm giác hoặc xúc cảm khó chịu kết hợp với tổn thương mô học hiện diện hoặc tiềm ẩn, hoặc được mô tả như có tổn thương" (Merskey, 1986).

Không có nghiệm pháp thần kinh hoặc sinh hóa để đo lường, lượng giá được đau vì là cảm giác chủ quan phụ thuộc vào từng người, vì vậy việc đánh giá đau thường thông qua sự mô tả của chính bệnh nhân.

Phân loại đau theo cơ chế gây đau

  • Đau cảm thụ (nociceptive pain): là đau do tổn thương tổ chức (cơ, da, nội tạng…) gây kích thích vượt ngưỡng đau.Đau cảm thụ có 2 loại: đau thân thể (somatic pain) là đau do tổn thương mô da, cơ, khớp… và đau nội tạng (visceral pain) là đau do tổn thương nội tạng.
  • Đau thần kinh (neuropathic pain): Là chứng đau do những thương tổn nguyên phát hoặc những rối loạn chức trong hệ thần kinh gây nên.Đau thần kinh chia 2 loại: đau thần kinh ngoại vi (peripheral neuropathic pain) do tổn thương các dây hoặc rễ thần kinh (Ví dụ: đau sau herpes,  đau dây V, bệnh thần kinh ngoại vi do đái tháo đường, bệnh thần kinh ngoại vi sau phẫu thuật, bệnh thần kinh ngoại vi sau chấn thương…); đau thần kinh trung ương (central neuropathic pain) do tổn thương ở não hoặc tủy sống (ví dụ: đau sau đột quỵ não, xơ não tủy rải rác, u não, chèn ép tủy…)
  • Đau hỗn hợp (mixed pain): gồm cả 2 cơ chế đau cảm thụ và đau thần kinh. Ví dụ: đau thắt lưng với bệnh lý rễ thần kinh, bệnh lý rễ thần kinh cổ, đau do ung thư, hội chứng ống cổ tay…
  • Đau do căn nguyên tâm lý (psychogenic pain)

Đánh giá mức độ đau

Không có nghiệm pháp thần kinh hoặc sinh hóa để đo lường, lượng giá được đau. Thầy thuốc thường nghe người bệnh tự mô tả về đau của mình vì là cảm giác chủ quan phụ thuộc vào từng người. Dựa vào tính chất, mức độ đau của bệnh nhân, WHO đưa ra thang điểm đánh giá đau

dausausinh

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 17 Tháng 7 2019 11:45

Đọc thêm...

Lợi ích của việc kết hợp gây mê kiểm soát nồng độ đích (TCI) và máy theo dõi độ sâu gây mê CONOX trên bệnh nhân phẫu thuật

  • PDF.

Bs CK1 Dương Văn Truyền - Khoa GMHS

Thức tỉnh trong lúc mổ là một vấn đề pháp lý trong y khoa đối với người BS GMHS và có thể dẫn đến các rối loạn chức năng thần kinh tâm lý sau mổ cho BN, vì vậy bằng mọi giá nên tránh. Như đã biết tần suất thức tỉnh trong gây mê với hiện tượng nhớ lại các sự kiện (recall) trong lúc mổ (nhớ tiềm ẩn (implicit memory) và nhớ rõ ràng (explicit memory)) khoảng 0,2-3%, nhưng có thể >40% ở một số BN có nguy cơ cao như đa chấn thương, mổ bắt con trong sản khoa, mổ tim với huyết động không ổn định…

gaymee

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 16 Tháng 7 2019 08:14

Phân biệt các dấu hiệu trung thất trên phim X quang

  • PDF.

CN. Nguyễn Minh Nhựt

1.Dấu hiệu bóng mờ:

Các bóng mờ trong lồng ngực nếu có mật độ nước và tiếp cận với các bờ tim hay với các mạch máu thì xóa mờ các cấu trúc đó. Nếu hai bóng mờ có cùng đậm độ, nếu chúng xóa bờ thì cùng nằm trong một mặt phẳng, còn nếu không xóa bờ thì không nằm trong cùng mặt phẳng.

dauhieutt

Xem tiếp tại đây

Phân biệt các dấu hiệu trung thất trên phim X quang

  • PDF.

CN. Nguyễn Minh Nhựt

1.Dấu hiệu bóng mờ:

Các bóng mờ trong lồng ngực nếu có mật độ nước và tiếp cận với các bờ tim hay với các mạch máu thì xóa mờ các cấu trúc đó. Nếu hai bóng mờ có cùng đậm độ, nếu chúng xóa bờ thì cùng nằm trong một mặt phẳng, còn nếu không xóa bờ thì không nằm trong cùng mặt phẳng.

dauhieutt

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 15 Tháng 7 2019 14:06

Hình ảnh học xương trẻ em: phân biệt tổn thương lành tính và ác tính

  • PDF.

Bs. Nguyễn Đào Cẩm Tú

I. TỔNG QUAN:

Tổn thương xương cũng thường gặp ở bệnh nhi, u xương nguyên phát đứng thứ 6 trong các loại u ở trẻ em. May mắn là hầu hết u xương ở trẻ em là lành tính. Mặc dù các kỹ thuật như CT, MRI rất hứu ích nhưng XQ vẫn là phương tiện đầu tiên trong đánh giá ban đầu của bất thường xương.

U xương lành tính hay gặp nhất ở trẻ là u xơ không cốt hóa (Nonossifying fibroma – NOF), u xương sụn (osteo-chondroma), u mô bào Langerhans (LCH), nang xương đơn độc (UBC), nang xương phình mạch (ABC) và u xương dạng xương (osteoid osteoma). U xương ác tính hay gặp nhất ở trẻ em là sarcome xương và sarcome Ewing.

Phân biệt tổn thương ác tính và lành tính thì không dễ dàng. Tuy nhiên, có những đặc điểm hình ảnh có thể phân biệt: đường bờ u, phản ứng màng xương và phá hủy xương. Có tổn thương mô mềm thì không phổ biến ở u xương lành tính. Phù quanh u có thể gây chẩn đoán nhầm, vì có thể gặp ở u lành và ác tính. Ngoài ra, loại chất nền và vị trí u có thể thu hẹp chẩn đoán.

Điểm chính trong bài này giúp người đọc hiểu, nhận biết, mô tả và phân biệt các đặc điểm của u xương lành và ác tính thường gặp ở trẻ em.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 07 Tháng 7 2019 09:07

Đọc thêm...

You are here Đào tạo