Bs Huỳnh Anh Tuấn -
Đào tạo NCKH
Mê sảng chu phẫu ở bệnh nhân cao tuổi
- Thứ bảy, 24 Tháng 8 2024 11:05
- Biên tập viên
- Số truy cập: 266
Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 24 Tháng 8 2024 11:10
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thể xa-ngoài
- Thứ sáu, 23 Tháng 8 2024 11:53
- Biên tập viên
- Số truy cập: 266
Bs Lê Thanh Hùng -
I. Định nghĩa :
Là thoát vị đĩa đệm ở vị trí lỗ liên hợp (foraminal) hay ngoài lỗ liên hợp ( extraforaminal) ( tuy nhiên một số tác giả không xếp thoát vị đĩa đệm tại lỗ liên hợp vào loại thoát vị đĩa đệm xa-ngoài).
Minh họa vị trí thoát vị đĩa đệm thắt lưng. (nguồn Handbook of neurosurgery)
Thoát vị đĩa đệm CSTL xa ngoài chiếm 3 – 10% các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nói chung. Xét về vị trí hay gặp, trong một nghiên cứu 138 bệnh nhân ghi nhận như sau:
Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 23 Tháng 8 2024 11:57
Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn trung gian bằng nút mạch hoá chất (TACE)
- Thứ sáu, 23 Tháng 8 2024 11:47
- Biên tập viên
- Số truy cập: 267
Bs Trần Phúc Huy -
I. TỔNG QUAN
Ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular Carcinoma - HCC) là ung thư xuất phát từ tế bào gan, và là ung thư phổ biến thứ 5 trên thế giới với hơn 500.000 ca chẩn đoán mới mỗi năm. Tỉ lệ ung thư tế bào gan ở châu Á nói chung cũng như Việt Nam nói riêng cao hơn so với các nước phương Tây do nằm trong vùng dịch tễ viêm gan virus.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị UTBMTBG như phẫu thuật, điều trị hóa chất, xạ trị ngoài, tiêm cồn vào khối u, nút mạch và nút hóa chất (TACE: Transcartheter Arterial Chemo Embolization), đốt sóng cao tần, thuốc kháng tăng sinh mạch (Sorafenib), xạ trị chiếu trong chọn lọc (SIRT) với hạt vi cầu tải đồng vị phóng xạ Yttrium-90 (Y-90)… Phương pháp điều trị được lựa chọn hàng đầu vẫn là điều trị bằng phẫu thuật. Tuy vậy, phần lớn bệnh nhân đến viện thường không có chỉ định phẫu thuật hoặc bệnh nhân từ chối phẫu thuật. Đối với giai đoạn trung gian (Barcelona B), điều trị bằng nút mạch hóa chất (transcatheter arterial chemoembolization – TACE) là phương pháp điều trị ưu tiên được lựa chọn, giúp cải thiện thời gian sống trung bình có thể lên đến 2 năm. TACE được chỉ định đối với bệnh nhân UTBMTBG giai đoạn không thể cắt bỏ hoặc đa u, có chức năng gan tốt, không có tổn thương lan rộng, không xâm lấn mạch hoặc không có huyết khối tĩnh mạch cửa chính.
Mục tiêu của phương pháp can thiệp tại chỗ là gây hoại tử khối u, kiểm soát được sự lan rộng của khối u cũng như đảm bảo nhiều nhất vùng gan lành. Các phương pháp nút mạch hóa chất hiện sử dụng bao gồm nút mạch qua động mạch (transarterial embolization - TAE), hóa trị qua động mạch (transarterial chemotherapy - TAC), nút mạch hóa chất qua động mạch (transarterial chemoembolization - TACE) và nút xạ trị qua động mạch (transarterial radioembolization - TARE).
Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 23 Tháng 8 2024 11:59
Suy giáp trong thai kỳ
- Chủ nhật, 18 Tháng 8 2024 08:36
- Biên tập viên
- Số truy cập: 319
BSCKII. Lê Tự Định -
NHẬN BIẾT LÂM SÀNG
Tỷ lệ suy giáp và suy giáp dưới lâm sàng trong thai kỳ lần lượt là 0,3-0,5% và 2-3%. Suy giáp trong thai kỳ có thể biểu hiện theo cách cổ điển nhưng thường khó phân biệt với các triệu chứng của thai kỳ bình thường. Do đó, cần phải có dấu hiệu nghi ngờ cao, đặc biệt là ở những phụ nữ có khuynh hướng mắc bệnh tuyến giáp như tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh tuyến giáp, có bướu cổ hoặc mắc đồng thời các rối loạn tự miễn khác như đái tháo đường type 1. Suy giáp dưới lâm sàng (TSH cao với FT4 bình thường) chiếm phần lớn các trường hợp. Giảm thyroxin máu đơn độc (FT4 dưới phạm vi tham chiếu cụ thể của tam cá nguyệt mà không tăng TSH) xảy ra ở số lượng trường hợp tương đương.
BỆNH SINH
Dù tình trạng thiếu iốt cục bộ (những khu vực có nồng độ iốt trong nước tiểu dưới 50µg/lít) là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giáp trên toàn thế giới, nhưng nguyên nhân chính ở những quần thể thiếu iốt là viêm tuyến giáp tự miễn mạn tính. Các nguyên nhân khác bao gồm cắt bỏ tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau xạ trị. Các tác dụng phụ đối với mẹ và con có thể từ thiếu máu khi mang thai đến sảy thai, hoặc nếu tiếp tục mang thai, sinh non kèm theo các hậu quả (bảng 1). Ngay cả ở khu vực đủ iốt, tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp của mẹ (suy giáp, suy giáp dưới lâm sàng hoặc suy giáp do thyroxin) trong thai kỳ cũng dẫn đến suy giảm thần kinh trí tuệ ở trẻ; do đó, hormone tuyến giáp của mẹ là cần thiết trong suốt thai kỳ để não thai nhi phát triển bình thường. Các tác dụng cụ thể sẽ phụ thuộc vào thời điểm thiếu hụt hormone của mẹ trong thai kỳ. Nồng độ hormone tuyến giáp của mẹ thấp trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể liên quan đến việc giảm đáng kể chỉ số IQ của trẻ nhỏ. Sự suy giảm đáng kể chỉ số IQ cũng được báo cáo ở trẻ em sinh ra từ những bà mẹ bình thường về tuyến giáp với kháng thể anti TPO lưu hành, nhưng đây vẫn chưa phải là mối liên quan đã được xác lập.
U sợi thần kinh (neurofibromatosis)
- Thứ năm, 15 Tháng 8 2024 10:44
- Biên tập viên
- Số truy cập: 387
Bs Nguyễn Ngọc Tân -
I/ Tổng quan:
Bệnh u xơ thần kinh hay u sợi thần kinh (Neurofibromatosis) là một nhóm các rối loạn di truyền do đột biến gen trội gây ra các khối u hình thành trên hệ thần kinh. Những khối u này có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trong hệ thần kinh, bao gồm: não, tủy sống và các dây thần kinh. Có ba loại u xơ thần kinh:
- U sợi thần kinh loại 1 (NF1, tên gọi khác bệnh von Recklinghausen) chiếm khoảng 85% u xơ thần kinh nói chung, tần suất măc khoảng 1 trong 3000 người dân. Bình thường gen NF1 mã hóa tạo ra một protein được gọi là neurofibromin giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào. Gen bị đột biến gây mất neurofibromin, cho phép các tế bào phát triển không kiểm soát. Hiện xác định được hơn 1000 đột biến gen NF1 nằm trên dải 17q11.2.
- U sợi thần kinh loại 2 (NF2) chiếm khoảng 10% u xơ thần kinh, xảy ra ở khoảng 1/35.000 người. Gen NF2 quy định tổng hợp một loại protein merlin (còn gọi là schwannomin), có tác dụng kiểm soát sự hình thành và phát triển của khối u. Gen bị đột biến gây mất merlin, dẫn đến tế bào phát triển không kiểm soát. Hiện tại khoảng 200 đột biến đã được xác định. Gen cho NF2 nằm trên dải 22q11. Hầu hết những người có NF2 đều đi truyền từ cha mẹ.
- Bệnh Schwannomatosis là một rối loạn hiếm gặp, được phân loại như là một loại thứ ba của u xơ thần kinh. Trong đó có 85% trường hợp bệnh Schwannomatosis cơ sở di truyền không được hiểu rõ, khoảng 15 % trường hợp được chứng minh có liên quan đến đột biến gen SMARCB1 - một gen ức chế khối u nằm ở 22q11.23.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 15 Tháng 8 2024 10:54