• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Cập nhật hướng dẫn điều trị viêm gan siêu vi C

  • PDF.

Bs CKI Trần Ngọc Hưng

Đánh giá trước điều trị và theo dõi trong và sau điều trị

1. Quyết định điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, dựa vào độ nặng của bệnh gan, tiềm năng xuất hiện các tác dụng phụ nguy hiểm, khả năng đáp ứng với điều trị, các bệnh đi kèm, cũng như sự chấp thuận điều trị của bệnh nhân.

2. Những bệnh nhân có sinh thiết gan,chỉ định điều trị khi có xơ hóa cầu nối hay xơ gan còn bù với điều kiện những bệnh nhân này không có chống chỉ định điều trị.

3. HCV-RNA định lượng với phương pháp có độ nhạy cao nên thực hiện vào lúc bắt đầu điều trị hay thời gian ngắn trước điều trị và vào tuần thứ 4,8 và 12.

ViemganC1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 03 Tháng 12 2012 15:46

Bàn về điều trị nội khoa loét dạ dày- tá tràng chưa biến chứng hiện nay

  • PDF.

Ths Nguyễn Đình Tuấn - Khoa Nội CĐYT QN

Điều trị nội khoa loét dạ dày- tá tràng đã có rất nhiều tiến bộ trong cả điều trị thường quy và điều trị chống biến chứng kể từ khi Warren và Marshall tìm ra sự hiện diện của Helicobacter pylori trong những ổ loét dạ dày-tá tràng vào năm 1983. Sự bùng nổ các thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng trên cơ sở sinh lý bệnh đã làm thay đổi hẳn diễn biến và tiên lượng của bệnh, hạn chế được khá nhiều chỉ định phẫu thuật.

Tuy chưa có con số thống kê chính thức nhưng trong thời gian tham gia thực hành điều trị tại khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân tái phát sau đợt điều trị đầu tiên là khá nhiều. Qua hỏi tiền sử, bệnh sử thấy rằng hầu hết bệnh nhân không thực hiện đúng yêu cầu điều trị của thầy thuốc sau khi ra viện. Đây là điều bắt buộc đối với điều trị triệt để loét dạ dày tá tràng có thể thực hiện được nhưng đáng tiếc nhiều bệnh nhân không làm theo và hình như cả thầy thuốc cũng chưa quan tâm đúng mức trong khi tư vấn xuất viện.

Trên cơ sở đó, chúng tôi xin nêu lại một số điểm chính cần tuân thủ trong điều trị nội khoa loét dạ dày tá tràng hiện nay để việc điều trị loét dạ dày tá tràng đạt được hiệu quả cao hơn.

vi_khuan_Helicobacter__Pylori

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 03 Tháng 12 2012 12:46

Hội chứng Brugada - một nguyên nhân của đột tử do tim (p.6)

  • PDF.

Bs Trần Lâm- Khoa Nội TM

PHẦN 6

 ĐIỀU TRỊ

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, phương pháp điều trị tỏ ra hiệu quả nhất hiện nay vẫn là cấy máy khử rung chuyển nhịp (ICD) và có thể phối hợp với thuốc chống loạn nhịp thất. Tỉ lệ tử vong giữa hai nhóm có cấy máy khử rung và không cấy máy có sự khác biệt rõ rệt . Đời sống bệnh nhân được kéo dài hơn, nếu không cấy máy khử rung tỉ lệ tử vong có thể lên đến 30% trong vòng 2 năm!

Brugada1

Mời các bạn xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 08 Tháng 11 2013 12:45

Xử trí và điều trị co cứng

  • PDF.

BSCKI. BÙI VĂN HỘI

ĐỊNH NGHĨA: “Co cứng là tình trạng tăng lên của phản xạ trương lực (trương lực cơ) phụ thuộc vào tốc độ kéo dãn kèm theo sự phóng đại của các phản xạ gân xương do cung phản xạ cơ bị kích thích quá mức, co cứng là một thành phần nằm trong hội chứng Nơ ron vận động trên”.Lance JW (1980). Là một rối loạn trương lực cơ do nguyên nhân tổn thương TKTW đặc trưng bởi sự tăng sức cản khi vận động thụ động một đoạn chi thể. Trương lực cơ tăng do mất những thông tin ức chế từ trên xuống( bó lưới tủy) gây nên tăng kích thích của thoi vận động cơ và neuron anpha.

bshoi1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 12 Tháng 11 2012 17:33

Các xét nghiệm chẩn đoán nhồi máu cơ tim

  • PDF.

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM:

- Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng cơ tim bị hoại tử do thiếu máu cục bộ, làm giải phóng các chất có trong tế bào cơ tim vào máu.

- Nhiệm vụ của phòng xét nghiệm:

+ Chứng minh được sự xuất hiện của hoại tử ngay từ khi chưa có những dấu hiệu về lâm sàng

+ Đánh giá được hiệu quả điều trị của các thuốc làm tan huyết khối

+ Xác định được các biến chứng và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

+ Tìm được một xét nghiệm đặc hiệu cho cơ tim (mà không đặc hiệu cho cơ xương), điều này rất khó vì tim chỉ chiếm 1% toàn bộ khối cơ của cơ thể

NMCtim5

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 13 Tháng 11 2012 15:14

You are here Đào tạo Tập san Y học