Bs CKI Trần Ngọc Hưng
Đánh giá trước điều trị và theo dõi trong và sau điều trị
1. Quyết định điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, dựa vào độ nặng của bệnh gan, tiềm năng xuất hiện các tác dụng phụ nguy hiểm, khả năng đáp ứng với điều trị, các bệnh đi kèm, cũng như sự chấp thuận điều trị của bệnh nhân.
2. Những bệnh nhân có sinh thiết gan,chỉ định điều trị khi có xơ hóa cầu nối hay xơ gan còn bù với điều kiện những bệnh nhân này không có chống chỉ định điều trị.
3. HCV-RNA định lượng với phương pháp có độ nhạy cao nên thực hiện vào lúc bắt đầu điều trị hay thời gian ngắn trước điều trị và vào tuần thứ 4,8 và 12.
Bệnh viêm gan siêu vi C genotype 1:
5. Điều trị tối ưu là dùng Boceprevir hoặc Telaprevir phối hợp với PegInterferon (PegIFN) α và Ribavirin (RBV). Liều dùng PegIFN α-2a là 180mcg/TDD/tuần, cộng với RBV 1000mg/ngày đối với bệnh nhân ≤ 75kg và 1200mg đối với bệnh nhân ˃75kg. Liều dùng của PegIFN α-2b là 1,5mcg/TDD/tuần, cộng với 800mg/ngày đối với bệnh nhân ˂ 65kg, 1000mg/ngày đối với bệnh nhân ˃ 65kg đến 85kg, 1200mg đối với bệnh nhân ˃ 85kg đến 105kg và 1400mg/ngày đối với bệnh nhân ˃105kg.
6. Bệnh nhân có xơ gan nên điều trị với Boceprevir hay Telaprevir phối hợp với PegIFN và RBV 48 tuần.
Bệnh viêm gan siêu vi C genotypes 2 hoặc 3:
7. Điều trị bằng PegIFN và RBV nên kéo dài 24 tuần với liều RBV 800mg/ngày, liều PegIFN và RBV như trên.
8. Bệnh nhân đã được điều trị 24 tuần, định lượng HCV-RNA với phương có độ nhạy cao âm tính, nên làm lại 24 tuần sau khi ngưng thuốc để đánh giá SVR (đáp ứng siêu vi lâu dài).
9. Ở bệnh nhân xơ gan dù đạt được SVR, bất kỳ genotype nào cũng nên theo dõi mỗi 6-12 tháng để phát hiện HCC.
Bệnh viêm gan siêu vi C genotypes 4:
10. Điều trị bằng PegIFN cộng với RBV kéo dài 48 tuần.
11. Có thể ngưng điều trị ở bệnh nhân không đạt được đáp ứng siêu vi sớm (EVR), đáp ứng siêu vi sớm được xác định bằng nồng độ HCV-RNA giảm ≥ 2 log vào tuần thứ 12).
12. Bệnh nhân không đạt được EVR hoàn toàn (không phát hiện HCV-RNA vào tuần thứ 12) nên tái đánh giá vào tuần 24, nếu HCV-RNA vẫn còn dương tính nên ngưng điều trị.
Thất bại điều trị đối với HCV genotype 2-4:
13. Tái điều trị không được khuyến cáo khi bệnh nhân không đạt được SVR mà trước đó đã được điều trị với PegIFN và RBV.
14. Tái điều trị bằng PegIFN và RBV cần xem xét đối với bệnh nhân không đáp ứng hay tái phát với phác đồ điều trị trước đây không có PegIFN, phối hợp hay không phối hợp RBV, hay chỉ PegIFN đơn trị liệu, đặc biệt ở bệnh nhân có xơ hóa cầu nối hoặc xơ gan.
15. Điều trị duy trì không được khuyến cáo ở bệnh nhân xơ hóa cầu nối hay xơ gan mà đã thất bại với phác đồ điều trị PegIFN và RBV trước đó.
- 13/12/2012 19:40 - Ung thư dạ dày
- 09/12/2012 14:47 - Khái niệm bán cầu ưu thế, vấn đề thuận tay và rối …
- 06/12/2012 14:44 - Cập nhật về bệnh viêm khớp dạng thấp
- 06/12/2012 10:07 - Xử trí nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn
- 04/12/2012 10:40 - Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán và điều trị bệ…
- 02/12/2012 20:18 - Bàn về điều trị nội khoa loét dạ dày- tá tràng chư…
- 18/11/2012 07:48 - Hội chứng Brugada - một nguyên nhân của đột tử do …
- 12/11/2012 17:08 - Xử trí và điều trị co cứng
- 12/11/2012 16:26 - Các xét nghiệm chẩn đoán nhồi máu cơ tim
- 11/11/2012 20:24 - Hội chứng Brugada - một nguyên nhân của đột tử do …