• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Vài điều cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

  • PDF.

Lời tác giả: Trong thời gian tới, được sự đồng ý và hỗ trợ của ban giám đốc bệnh viện, khoa Nội tổng hợp sẽ triển khai đơn vị “TƯ VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH”. Kể từ hôm nay, khoa Nội sẽ cung cấp loạt bài liên quan đến bệnh này để những người quan tâm cùng đọc và chia sẽ.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là thuật ngữ dùng chỉ tình trạng đường thông khí hệ hô hấp bị tắc nghẽn, gây khó thở.

copd1a

COPD là tình trạng giới hạn thông khí ở phổi không thể hồi phục hoàn toàn. Luồng lưu thông khí bị tắc nghẽn, lượng khí cặn trong phổi gia tăng làm bệnh nhân khó thở. Khi bị COPD, thành của đường dẫn khí dày lên, phù nề nên hẹp lại, không khí khó đi vào phổi; các phế nang bị phá hủy, làm tăng tình trạng ứ khí và giảm khả năng trao đổi khí ở phổi.. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng gây tử vong. Các chuyên gia trong lĩnh vực gọi căn bệnh này là “Kẻ giết người thầm lặng” hay “sát thủ vô hình”.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 23 Tháng 3 2013 21:07

Nhiễm Helicobacter Pylori và các bệnh dạ dày-tá tràng ở Việt Nam

  • PDF.

Tóm tắt nghiên cứu cắt ngang ở bệnh viện của một nhóm tác giả trong và ngoài nước, đăng trên: BMC Gastroenterology 2010, Published: 30 September 2010

Tỷ lệ nhiễm H.Pylori ở Việt Nam được báo cáo là cao nhưng quang phổ của H.Pylori- mối liên quan với bệnh dạ dày –tá tráng đã không được điều tra có hệ thống. Hơn nữa, mặc dù có sự tương đồng về sắc tộc và chế độ ăn uống, tỷ lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi của ung thư dạ dày ở Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lý do của hiện tượng này chưa được biết. Độc lực của H.pylori ở người Việt Nam cũng chưa được nghiên cứu chi tiết.

hpylori

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 21 Tháng 3 2013 08:17

Theo dõi và đánh giá sức khỏe thai bằng monitoring sản khoa

  • PDF.

Ths Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh

Monitoring sản khoa ghi lại đồng thời nhịp tim thai và hoạt động cơ tử cung (TC). Đường biểu diễn thu được gọi là CTG (cardiotocography). Khi đánh giá và diễn dịch các đường ghi trên CTG phải đánh giá các đặc điểm của nhịp tim thai và hoạt động của cơn co tử cung. Bất kỳ sự sai lệch nào vượt ra ngoài các đường biểu diễn bình thường cũng cần được nhận biết và phân tích để đưa đến một kết luận đúng đắn trong quá trình theo dõi chuyển dạ để tránh dẫn đến can thiệp muộn hoặc can thiệp không cần thiết cho mẹ và thai.

I. ĐƯỜNG BIỂU DIỄN TIM THAI (TT)  BÌNH THƯỜNG VÀ BẤT THƯỜNG:

1. Đường biểu diễn tim thai bình thường:

- Nhịp tim thai cơ bản từ 120- 150 nhịp/phút

- Các nhịp tăng xuất hiện rải rác

- Dao động nội tại bình thường từ 5- 25 nhịp/ phút

- Không có nhịp giảm.

 CTG1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 14 Tháng 5 2016 13:43

Một số nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh dự phòng

  • PDF.

Có 3 nguyên tắc cần nắm vững :

1. Thời điểm đưa thuốc phải đúng : Có thể đưa thuốc theo đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, đặt trực tràng hoặc uống. Nhưng đường tĩnh mạch được khuyến khích hơn cả.

tiem_thuoc

- Tiêm tĩnh mạch: Tốt nhất đưa thuốc sau khởi mê, đặc biệt trong phẫu thuật tim mạch; tuy nhiên cũng có thể đưa thuốc trước thời điểm rạch da khoảng 30 – 60 phút nếu là loại KS phải truyền tĩnh mạch ngắn.

- Tiêm bắp: Dễ thực hiện, tương đối an toàn nhưng có nhược điểm là mức thuốc trong máu sau khi tiêm bắp thường chỉ bằng 1/3 - 1/2 so với tiêm tĩnh mạch và thời điểm thuốc có tác dụng chậm hơn.

Mời các bạn xem tiếp tại đây

Khoa KSNK 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 19 Tháng 3 2013 09:38

Giảm tiểu cầu máu ngoại vi do truyền máu khối lượng lớn

  • PDF.

Truyền máu khối lượng lớn (TMKLL) là truyền lớn hơn hoặc bằng 3000ml máu và chế phẩm máu trong vòng 24 giờ cho cùng một người bệnh. Đây là một phương pháp điều trị hữu hiệu trong những trường hợp mất máu cấp hay các phẫu thuật kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, máu lưu trữ thường hay thiếu hụt các yếu tố đông máu và chứa các chất hoá học trung gian và các enzyme (giải phóng ra trong quá trình bảo quản và lưu trữ máu) nên khi truyền cho người bệnh với số lượng nhiều chắc chắn sẽ gây ra những rối loạn đông cầm máu. Giảm số lượng tiểu cầu máu ngoại vi cũng là một trong những biến chứng thường gặp do truyền máu khối lượng lớn.

images641551

Giảm số lượng tiểu cầu máu ngoại vi sau truyền máu khối lượng lớn thường do máu lưu trữ không còn tiểu cầu, do hòa loãng máu hay do cơ chế tự miễn dịch.

Nghiên cứu trên 30 người bệnh (13 nam và 17 nữ) truyền máu khối lượng lớn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam từ tháng 10/2010 đến tháng 09/2012, chúng tôi nhận thấy số lượng tiểu cầu giảm khác biệt (p < 0,01) ở cả hai thời điểm T1 (Ngay sau TMKLL) và T2 (24h sau TMKLL) so với thời điểm T0 trước truyền máu. Một nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ và Đỗ Trung Phấn năm 2008 cũng cho kết quả tương tự.

Điều trị giảm tiểu cầu máu ngoại vi do truyền máu khối lượng lớn chủ yếu sử dụng máu tươi toàn phần, chế phẩm này vừa bổ sung tiểu cầu và các yếu tố đông máu, vừa hạn chế được tình trạng giảm tiểu cầu do hòa loãng máu; do đó, hạn chế các rối loạn đông chảy máu nói chung và các tai biến của nó.

ThS. BS. Phạm Thế Vĩnh

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 15 Tháng 3 2013 07:40

You are here Đào tạo Tập san Y học