Bs CKI Nguyễn Xuân Hiền - Khoa GPB
Bệnh Lymphoma Hogdkin (LH) được chia thành 02 nhóm chính, nhóm LH cổ điển (‘classical’ Hodgkin lymphomas) và nhóm LH ưu thế lymphô bào dạng nốt (nodular lymphocyte-predominant Hodgkin lymphoma)
Lymphom Hogdkin ưu thế lympho bào dạng nốt (NLPHL)
Lymphom Hogdkin cổ điển, phân thành 4 type:
- Lymphom Hogdkin loại giàu lympho bào Lymphocyte-rich Hodgkin lymphoma (LRCHL)
- Lymphom Hogdkin loại xơ nốt nodular sclerosis Hodgkin lymphoma (NSHL)
- Lymphom Hogdkin loại hổn hợp tế bào mixed cellularity Hodgkin lymphoma (MCHL)
- Lymphom Hodgkin loại ít tế bào lympho lymphocyte-depleted Hodgkin lymphoma (LDHL)
1. Lymphom Hogdkin ưu thế lympho bào dạng nốt (NLPHL)
- Tên gọi khác: Lymphom Hogdkin loại tế bào lympho và mô bào (L&H), u cận hạt dạng nốt (nodular paragranuloma).
- Chiếm 5% Lymphom Hogdkin
- Nam/ nữ = 2,5
- Tuổi: trẻ em đến trung niên
- Lâm sàng: thường 1 hạch lớn ở vùng cổ, bẹn, nách. 80% ở giai đoạn I và II, hiếm có triệu chứng B
- Tiên lượng: tốt hơn loại cổ điển.
- Vi thể:
- Hóa mô miễn dịch:
CD30 (+) EMA (+): tb L&H
CD15 (+) CD57 (+) tb T bao quanh L&H
CD20 (+)
CD45RB (+)
CD45 (-)
2. Lymphom Hogdkin loại giàu lympho bào (LRCHL)
- Hiếm gặp, chiếm khoảng 4% HL
- Giới: nam > nữ
- Tuổi: < 35 tuổi
- Lâm sàng: thường bị nhiều hạch
- Vi thể: Một số trường hợp có thể khó khăn do nền có nhiều tế bào lympho nhỏ tương tự như loại NLPHL, nhưng tế bào RS nhiều hơn loại NLPHL. Và loại RS dạng hốc thường gặp.
- Hóa mô miễn dịch: CD30 (+)
CD15 (+)
CD45 và CD20 thường (-)
3. Lymphom Hogdkin loại xơ nốt (NSHL)
- Chiếm khoảng 60% HL
- Tuổi: trẻ
- Vị trí: hay gặp ở vùng cổ và vùng thượng đòn
- Giới: Nam = nữ
- 60% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn I và II; 35% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn III.
- Vi thể:
- Hóa mô miễn dịch:
4. Lymphom Hogdkin loại hổn hợp tế bào (MCHL)
- MCHL chiếm khoảng 30% HL, dưới 50% bệnh nhân được phát hiện bệnh đầu tiên ở giai đoạn III hoặc IV và thường gặp dưới cơ hoành.
- Vi thể:
- MCHL khó phân biệt với lympho T ngoại biên. Tế bào RS là không có trong lymphom T ngoại biên nhưng tế bào hai nhân có thể gặp.
- Hóa mô miễn dịch: Trong MCHL tế bào RS thường không (+) với maker tê bào T - CD3 (-). CD15 (+) với tế bào HL, một vài trường hợp lymphom T ngoại biên có CD (+) tuy rất hiếm.
5. Lymphom Hodgkin loại ít tế bào lympho (LDHL)
- Loại này ít gặp và có tiên lượng xấu nhất.
- LDHL được đặc trưng bởi sự hiện diện rất ít limpho bào, nhiều tế bào Hodgkin đơn nhân và nhiều tế bào RS, đặc biệt là các tế bào RS thoái sản. Đó là những tế bào rất đa dạng, có hình ảnh của một sarcom, nhân có nhiều thùy, quái dị, nhuộm màu kiềm đậm.
- Có hai loại: xơ hóa lan tỏa và dạng lưới
- Các ổ hoại tử khá thường gặp, có thể có những vùng thoái hóa kính.
- 05/11/2015 10:42 - Nguy cơ và lợi ích của mổ lấy thai
- 03/11/2015 21:18 - Nút mạch qua catheter trong điều trị chảy máu do c…
- 31/10/2015 17:00 - Tổng kết tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn t…
- 30/10/2015 21:00 - Đặc điểm giải phẫu bệnh u tế bào chuyển tiếp của b…
- 30/10/2015 20:31 - Kiểm soát nhiễm trùng catheter tĩnh mạch
- 27/10/2015 20:48 - Nút mạch điều trị cầm máu ung thư gan nguyên phát …
- 27/10/2015 20:23 - Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh độ…
- 25/10/2015 10:31 - Barrett thực quản
- 20/10/2015 13:28 - Phẫu thuật nội soi – có nên hạn chế số lượng troca…
- 16/10/2015 08:29 - Hemoglobin bị glycosyl hóa hay gắn đường