• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Gắp hạt bắp khỏi khí phế quản người đàn ông 50 tuổi

  • PDF.

Lê Quân - Thanh Duyên - 

(QNO) - Một trường hợp sặc hạt bắp gây khó thở vừa được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam cấp cứu kịp thời.

Tối 6/9, ông P.V.Đ. (50 tuổi, thôn Bình Quang, xã Bình Quế, Thăng Bình) đang ăn bắp thì bị sặc, khó thở. Ngay lập tức, ông Đ. được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam trong tình trạng nuốt nghẹn, đau tức ngực, khó thở nhiều, kích thích, vật vã.

Bác sĩ Trình Trung Phong - Trưởng khoa Nội tổng hợp của bệnh viện cho biết, bệnh nhân được thăm khám, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực và phát hiện hình ảnh xẹp phổi bên trái, nghi ngờ dị vật nằm phế quản gốc trái.

Sau đó, bệnh nhân được làm các xét nghiệm cấp cứu và chuyển vào Khoa Gây mê - phẫu thuật. Tại đây, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Lê cùng ê-kíp tiến hành nội soi và gắp an toàn dị vật là một hạt bắp trong khí phế quản sau 30 phút phẫu thuật.

hatbap

Hạt bắp được gắp ra khỏi khí phế quản bệnh nhân. Ảnh: T.D

Bác sĩ Trình Trung Phong cho biết, dị vật đường thở thường là những chất vô cơ, hữu cơ, bao gồm cả thể lỏng và rắn mắc vào đường thở. Dị vật đường thở có thể di chuyển từ vùng hầu họng xuống đến khí quản, phế quản gây ra biến chứng tử vong do ngạt thở hay nhiễm trùng phế quản - phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tai nạn dị vật đường thở rất dễ xảy ra trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày ở mọi lứa tuổi. Một trong những trường hợp thường gặp là do khóc, cười đùa trong khi ăn uống.

Để phòng ngừa, đối với trẻ em không nên cho trẻ chơi, ăn hoặc ngậm các đồ vật tròn, nhẵn như thạch, đầu bút bi, viên bi, hạt... Trong lúc ăn uống không chơi đùa, cười. Đối với người già, phản xạ nuốt, ho khạc kém nên cần chú ý khi ăn để tránh sặc, tránh đồ ăn cứng, ăn từ từ, tăng dần.

Những trường hợp sau khi bị hóc, sặc dị vật cần sơ cứu tại chỗ và đưa ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn https://baoquangnam.vn/y-te/gap-hat-bap-khoi-khi-phe-quan-nguoi-dan-ong-50-tuoi-147459.html

Sự thay đổi protein tuyến nước bọt ở bệnh nhân tiểu đường

  • PDF.

BS.CK1. Ngô Thị Nhật Phượng - 

Tuyến nước bọt được coi là tuyến ngoại tiết chính của miệng và góp phần sinh lý vào việc duy trì cân bằng nội môi của khoang miệng. Chúng bao gồm các tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi, đi thành từng cặp và được gọi chung là các tuyến chính, và các tuyến phụ, nhỏ hơn nhiều và phân bố khắp khoang miệng. Các tuyến nước bọt được phân biệt bởi kích thước, lượng nước bọt tiết ra và vị trí của chúng trong khoang miệng. Sinh lý bệnh tuyến nước bọt là chủ đề được quan tâm trong các rối loạn chuyển hóa khác nhau trên toàn thế giới, bao gồm cả bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường, một vấn đề sức khỏe toàn cầu, với dấu ấn bệnh lý liên quan đến mạch máu, thúc đẩy các biến chứng mạch máu vi mô và mạch máu vĩ mô trong đó viêm nha chu đứng thứ sáu. Thực vậy, đái tháo đường cũng có liên quan trực tiếp đến tổn thương sức khỏe răng miệng. Cụ thể, tuyến nước bọt trong bối cảnh bệnh tiểu đường đã trở thành tâm điểm nghiên cứu và nhấn mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu. 

apxenuocbot

Hình ảnh bệnh nhân đái tháo đường bị abcess tuyến mang tai được điều trị tại BVĐK Quảng Nam

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 17:02

Đọc thêm...

Thuốc Celecoxib

  • PDF.

Ds Phan Thị Bích Ngọc - 

Celecoxib là một trong các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), nhờ ức chế thành lập prostanglandin thông qua enzyme cyclo-oxygenase (COX). Cyclooxygenase đóng một vai trò quan trọng trong bệnh tật, và điều này đặc biệt đúng với cyclooxygenase-2. Sự gia tăng phiên mã COX-2 xảy ra trong quá trình viêm và cái gọi là chất ức chế COX-2 được sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như đau và sốt. Đây là những chất chống viêm thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Không giống như  thuốc hạ sốt cổ điển, ảnh hưởng đến cả COX-1 và COX-2, chất ức chế COX-2 tập trung vào việc ngăn chặn cyclooxygenase-2. Đặc biệt là COX2 được sử dụng điều trị đau cấp tính, các bệnh lý nền của khớp hoặc đau bụng kinh nguyên phát như là lựa chọn thay thế cho các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như naproxen hay ibuprofen. Ưu điểm của celecoxib là nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa thấp hơn các NSAID không chọn lọc. Việc sử dụng celecoxib có liên quan đến gia tăng các nguy cơ về tim mạch, tuy nhiên nguy cơ này tương đương với nguy cơ của các NSAID không chọn lọc.

celee

Xem tiếp tại đây

Nhân một trường hợp phẫu thuật cấp cứu kịp thời bệnh nhân đa chấn thương - gãy phức tạp xương hàm mặt tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Bs CK1 Ngô Thị Thu Thảo - 

Họ và tên bệnh nhân: Phạm S….   ; Nam: 38 tuổi

Địa chỉ: Tam Phước - Phú Ninh

Số hồ sơ: 130722/ 37301

Bệnh nhân bị tai nạn giao thông được đưa vào khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, tiếp nhận lúc 03 giờ 26 phút ngày 20/08/2023 trong tình trạng lơ mơ, glasgow 13 điểm, vùng mặt sưng nề biến dạng, bầm tím quanh hốc mắt, vết thương phức tạp vùng trán khoảng 15 x 5 cm, lộ xương sọ trán, nghi sọ hở, vết thương vùng thái dương- mi trên- mi dưới mắt (P) khoảng 3cm, vết thương môi trên (P) nham nhỡ xuyên thấu niêm mạc môi trên, đường kính khoảng 3 x 3 cm, vết thương lưng lưỡi khoảng 3 x 2 cm, vết thương đáy hành lang xương hàm dưới (T) khoảng 3 cm, lộ xương hàm dưới, gãy hở phức tạp xương hàm trên 2 bên và xương hàm dưới (T), di lệch nhiều, chảy máu nhiều qua các vết thương, mũi 2 bên và đường gãy hở xương hàm mặt. Kết quả chụp CLVT sọ não: Vỡ xương hộp sọ vùng trán - trần hốc mắt 2 bên, tụ máu dưới màng cứng lớp mỏng vùng trán, tụ khí nội sọ. Gãy cánh lớn xương bướm bên (T). Gãy phức tạp cung tiếp gò má và thành xoang hàm 2 bên. Vỡ xương mũi và thành xoang sàng 2 bên. Gãy dọc xương hàm trên 2 bên. Gãy xương hàm dưới vùng cằm (T). Sau khi hội chẩn Bs trực khoa Ngoại TK- CS, Bs TMH và Bs RHM quyết định chuyển phẫu thuật cấp cứu với chẩn đoán: Đa thương do TNGT: CTSN kín, vết thương lóc da đầu vùng trán, vết thương phức tạp vùng hàm mặt, gãy phức tạp xương hàm trên Le Fort II, III + gãy xương hàm dưới (T), gãy xương mũi.

bnrhm

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 05 Tháng 9 2023 18:13

Dinh dưỡng cho bệnh nhân hoá xạ trị

  • PDF.

BS Bùi Thị Thuỷ Tiên - 

1, Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư khi hóa trị

Bệnh nhân nên ăn nhẹ vào ngày hóa trị. Ăn từng phần nhỏ một cách chậm rãi và cứ sau vài giờ là tốt nhất. Tránh bỏ bữa trong những ngày này và ăn thức ăn béo, nhiều dầu mỡ hoặc cay.

a, Ăn gì trước khi hóa trị?

Đồ ăn nhẹ, lạt thường là tốt nhất. Một số ví dụ :

Sữa chua nguyên chất hoặc trái cây

Trái cây tươi và phô mai

Trứng luộc và bánh mì nướng

Bánh mì nướng với một ít bơ đậu phộng

Ngũ cốc và sữa

Trong thời gian hóa trị, hãy mang theo một bữa ăn phụ nhẹ, lạt. Bệnh nhân có thể thử các loại thực phẩm trên cũng như uống nhẹ bằng các loại nước ép ít axit (táo, nho và mật hoa quả), sữa chua lỏng, trái cây như chuối và bánh quy giòn. Mang theo nước và đồ uống yêu thích (tránh các loại thực phẩm có tính axit có thể gây nóng rát đường tiêu hóa).

Uống một lượng nhỏ mỗi ½ giờ nếu dung nạp được (Nước trái cây và thức uống bổ sung như Ensure hoặc Boost. )

Đọc thêm...

You are here Tin tức