• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

An toàn cho mắt khi chơi thể thao

  • PDF.

BS. Lê Văn Hiếu – 

Hằng năm có đến hàng ngàn thương tật về mắt xảy ra trong thể thao và các hoạt động giải trí. Điều may mắn là 90% chấn thương mắt nghiêm trọng có thể phòng tránh được bằng cách sử dụng các vật dụng bảo vệ mắt thích hợp.

Cách phòng ngừa và điều trị chấn thương mắt khi chơi thể thao

Nguy cơ tổn thương mắt thay đổi tùy vào loại hoạt động. Phải thay đổi cách bảo vệ mắt cho phù hợp với từng loại môn thể thao. Mắt kính thông thường không phù hợp cho việc bảo vệ mắt, trong một số trường hợp có thể làm cho vết thương nặng hơn nếu chúng bị vỡ.

antoanmat1

Đọc thêm...

Quy trình bảo dưỡng máy sấy công nghiệp

  • PDF.

Phòng TVTBYT - 

Máy móc, trang thiết bị hoạt động ổn định, hiệu quả khi được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ. Phát hiện kịp thời các nguy cơ hư hỏng và khắc phục sớm tiết kiệm được chi phí, tăng tuổi thọ, giảm tối đa thời gian ngừng hoạt động của máy để sửa chữa.

Quy định chung: Máy sấy sẽ được thực hiện công việc kiểm tra và bảo dưỡng bởi 1 nhóm Nhân Viên Kỹ Thuật, trong đó sẽ phân công 1 người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật. Công tác kiểm tra và bảo trì sẽ được thực hiện định kỳ 3 tháng/ 1 lần.

Thực hiện công việc kiểm tra và bảo dưỡng máy sấy theo các bước sau đây:

  1. Chạy thử để kiểm tra tình trạng hoạt động của máy (trong trường hợp máy hoạt động không bình thường thì phải xác định được hư hỏng và báo lại cho đơn vị sử dụng biết).
  2. Kiểm tra hệ thống điện điều khiển, siết các đầu cốt, khởi động từ, các Rơle.
  3. Siết chặt các ốc vít, bulon và nghe tiếng chạy của máy.
  4. Kiểm tra và điều chỉnh độ cân bằng của máy.
  5. Kiểm tra, tra dầu mỡ và vệ sinh motor.
  6. Dùng máy hút, xịt bụi để vệ sinh các khởi động từ và motor
  7. Dùng khăn mềm, khô lau sạch các phần điều khiển, các bộ phận nối điện bên trong máy và toàn bộ máy.
  8. Chạy thử, theo dõi chức năng hoạt động của máy.
  9. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy lần cuối và bàn giao cho đơn vị sử dụng. Ghi sổ theo dõi bảo dưỡng định kỳ.

Tài liệu tham khảo:

  1. Catalog, Serevice Manual của máy sấy công nghiệp 60 kg – Model :T41200 – Electrolux Professional AB

Các bệnh nhiễm trùng ở vật chủ bị tổn hại miễn dịch

  • PDF.

Bs Trà Quang Ân - 

Thực tiễn lâm sàng, những người bị thiếu sức đề kháng với nhiễm trùng vì lý do thiếu hụt một trong vô số các cơ chế phòng vệ vật chủ thì được gọi là “vật chủ bị tổn hại”, những thuật ngữ khác như “vật chủ không bình thường”, “vật chủ bị suy giảm miễn dịch” cũng thường được sử dụng song đều mang các sắc thái khác nhau. Hai thuật ngữ sau cũng chỉ đích danh một quần thể nhỏ các vật chủ nhỏ bị tổn hại mà sự thiếu hụt nghiêm trọng trong tính chất hoạt động chống vi khuẩn có liên quan đến miễn dịch có khuyết tật ở người bệnh.

Phòng vệ vật chủ bị thiếu hụt có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, bao gồm các rối loạn di truyền, các bệnh song song tồn tại hay chấn thương, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng, hoặc đang dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó.

Các thuốc thường gây thiếu hụt nhiều nhất cho vật chủ là các tác nhân gây độc tế bào và glucocorticoid được dùng điều trị các bệnh u ác tính, các rối loạn tạo keo mạch máu và các cơ quan ghép.

Ngày nay, ngày càng có nhiều bệnh có thể được khống chế hoặc chữa khỏi nhờ quá trình giải phẫu phức tạp và triệt để, nhờ đặt- ghép các vật thể lạ vào cơ thể hoặc dùng các thuốc gây độc tế bào hoặc chống viêm mạnh. Các biến chứng không do nhiễm trùng như xuất huyết, tăng ure máu hoặc mảnh thải ghép được xử lí ngày càng có hiệu quả nên bệnh nhiễm trùng đang trở thành mối đe dọa lớn đến chất lượng và thời lượng cuộc sống của nhiều quần thể bệnh nhân khác nhau.

Ở các vật chủ đã bị tổn hại, sự xuất hiện các bệnh nhiễm trùng, phản ánh tương tác giữa các cơ chế phòng vệ vật chủ mang tính miễn dịch hoặc không mang tính miễn dịch đã bị hư tổn với môi trường vi sinh nội sinh và ngoại sinh.

Các yếu tố làm thay đổi vi khuẩn chí thì cũng có một ảnh hưởng quan trọng đến các cơ quan mà chắc là gây ra bệnh. Các yếu tố như vậy bao gồm biện pháp chống vi khuẩn, các thủ thuật xâm nhập- can thiệp lên cơ thể, hay chấn thương hay ăn- hít phải các chất liệu nhiễm trùng và cả chính việc nhập viện điều trị nội trú. Tuy vậy, typ nhiễm trùng nào xuất hiện thì thường là hậu quả các hư tổn đặc hiệu trong các cơ chế phòng vệ vật chủ. Có vô số các quá trình có thể tạo điều kiện để cho nhiễm trùng trở thành nghiêm trọng bằng cách gây tổn hại cho các hàng rào giải phẫu và vật lý hoặc phòng vệ vật chủ.

Các khuyết tật trong hoạt động chống viêm và miễn dịch giúp các bệnh nhiễm trùng mà bình thường thì bị nhanh chóng tiêu diệt, thì giờ đây lại tiến triển và gây ra bệnh có biểu hiện quan trong về mặt lâm sàng. Các khuyết tất về số lượng và chất lượng này có thể do một rối loạn bẩm sinh, một bệnh mắc phải do dùng thuốc điều trị. Nhiều typ khuyết tật đặc hiệu thấy có các biến chứng nhiễm trùng rất hay gặp hoặc nặng trên lâm sàng.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 26 Tháng 6 2023 21:43

Cái ghẻ - Sarcoptes scabiei

  • PDF.

 

CN. Nguyễn Trần Thống Nhất - 

Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) là một loại ve ký sinh chui vào da và gây ra bệnh ghẻ . Chúng được tìm thấy ở khắp mọi nơi, gây nên tình trang viêm da ở người và gây nên tình trạng tương tự ở động vật có vú khác.

Vòng đời của Sarcoptes scabiei

Sarcoptes scabiei trải qua bốn giai đoạn trong vòng đời của nó: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. 

Con cái đẻ 2-3 quả trứng mỗi ngày khi chúng đào hang dưới da . Trứng có hình bầu dục và dài 0,10 đến 0,15 mm và nở sau 3 đến 4 ngày. Sau khi trứng nở, ấu trùng di chuyển lên bề mặt da và chui vào lớp sừng nguyên vẹn để xây dựng những cái hang ngắn gần như vô hình được gọi là túi lột xác. Giai đoạn ấu trùng chui ra khỏi trứng chỉ có 3 cặp chân và tồn tại khoảng 3 đến 4 ngày. Sau khi ấu trùng lột xác, nhộng có 4 đôi chân. Dạng này lột xác thành nhộng lớn hơn một chút trước khi lột xác thành con trưởng thành. Ấu trùng và nhộng thường có thể được tìm thấy trong các túi lột xác hoặc trong nang lông và trông tương tự như con trưởng thành, chỉ nhỏ hơn. Con trưởng thành là những con ve không có mắt, hình túi. Con cái dài 0,30 đến 0,45 mm và rộng 0,25 đến 0,35 mm và con đực có kích thước hơn một nửa. Giao phối xảy ra sau khi con đực đang hoạt động xâm nhập vào túi lột xác của con cái trưởng thành. Việc giao phối chỉ diễn ra một lần và khiến con cái có khả năng sinh sản trong suốt quãng đời còn lại. Những con cái rời khỏi túi thay lông và đi lang thang trên bề mặt da cho đến khi chúng tìm thấy một địa điểm thích hợp để làm hang cố định. Khi ở trên bề mặt da, chúng bám vào da bằng cách sử dụng các gai giống như mút gắn vào hai cặp chân phía trước nhất. Khi con ghẻ cái tìm thấy một vị trí thích hợp, nó bắt đầu đào hang ngoằn ngoèo đặc trưng của mình, đẻ trứng trong quá trình này. Sau khi con cái vào da, nó vẫn ở đó và tiếp tục kéo dài hang và đẻ trứng cho đến hết đời (1-2 tháng). Trong những điều kiện thuận lợi nhất, khoảng 10% số trứng của nó cuối cùng sẽ phát triển thành ghẻ trưởng thành. Con đực hiếm khi được nhìn thấy; sự lây truyền xảy ra chủ yếu do sự lây truyền của những phụ nữ đã mang thai trong quá trình tiếp xúc giữa người với người, da kề da. Đôi khi sự lây truyền có thể xảy ra qua các vật dụng (ví dụ: giường hoặc quần áo).

caighe2

Xem tiếp tại đây

 

Bệnh do coxsackievirus

  • PDF.

Bs Bùi Quốc Xết - 

Tác nhân gây bệnh:

Coxsackievirus là một loại vius thuộc loại ssRNA virus, họ Piconavirudae và chi enterrovirus. Coxsackievirus có nhiều đặc điểm chung với poliovirus. Là một trong những nguyên nhân thường gặp gây viêm màng não do vius.

Coxsackievirus được chia thành các nhóm A và nhóm B. Coxsackievirus nhóm A đã được ghi nhận đã gây ra hiện tượng liệt flaccid, gây ra bởi viêm cơ toàn thân, trong khi coxsackievirus nhóm B gây ra tình trạng liệt co thắt do chấn thương cơ bắp và thoái hóa của mô thần kinh, ít nhất 23 serotypes (1 – 22, 24) thuộc nhóm A và 6 serotypes (1-6) của nhóm B.

Nhìn chung, nhóm A có xu hướng lây nhiễm coxsackievirus da và niêm mạc, gây herpangina (viêm loét miệng), xuất huyết kết mạc cấp tính (AHC), và bệnh tay chân miệng(HFM) miệng. Cả hai nhóm A và B có thể gây sốt không đặc hiệu, phát ban, bệnh đường hô hấp trên và viêm màng não.

Nhóm coxsackievirus nhóm B có xu hướng lây nhiễm tim, màng phổi, tuyến tụy và gan. Gây ra viêm phế mạc (pleurodynia), viêm cơ tim, màng ngoài tim và viêm gan. Coxsackievirus B gây bệnh cho tim có thể dẫn đến tràn dịch màng ngoài tim.

Sự kết hợp của bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (IDDM) gần đây đã được kết hợp với nhiễm trùng do enterovirus gần đây, đặc biệt viêm tụy do coxcackievirus B. Mối quan hệ này hiện nay được nghiên cứu thêm.

Hội chứng Sjogren cũng được nghiên cứu trong mối liên hệ với coxsackievirus.

Dịch tể học:

Trong hầu hết trường hợp, coxsackievirus gây triệu chứng nhẹ giống như cúm và biến mất mà không cần điều trị. Nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

Biểu hiện lâm sàng:

Khoảng một nữa trẻ em bị nhiễm coxsackievirus không có triệu chứng. coxsackievirus có thể gây một số triệu chứng lâm sàng như sốt cao đột ngột, đau họng, đau cơ, đau đầu khó chịu ở bụng, hoặc buồn nôn. Phần lớn trẻ sốt 3 ngày rồi giảm dần.

Coxasackievirus cũng có thể gay ra các bệnh lý khác như:

Bệnh tay, chân, miệng: gây ra loét màu đỏ đau đớn trong cổ họng và trên lưỡi, nưới răng, vòm miệng cứng, viêm trong má, lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Herpangina: một nhiễm trùng họng, gồm các vết loét trên amydal và vòm miệng.

Xuất huyết kết mạc: Xuất huyết kết mạc thường bắt đầu như đau mắt, đỏ mắt, nhạy ánh sáng và mắt mờ.

Điều trị:

Trong một số thử nghiệm thuốc kháng vius Acyclovir tỏ ra có hiệu quả trong điều trị bệnh tay chân miệng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Giáo trình bệnh học truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới sau đại học tập II. Trường đại học y dược Huế, chủ biên
  2. PGS TS Trần Xuân Chương.( Huế 2023)
  3. Whitley RJ (2020), ″Chickenpox and Herpes zoter (varicella-zoter vius)‶, Mandell, Douglas and Bennett‵s principles and practice of Infectious Dieases, 9th edition, chap 136, pp. 1489 – 1855.
You are here Tin tức Y học thường thức