• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Tăng cường giảm thiểu rác thải nhựa y tế hưởng ứng ngày môi trường thế giới 2023

  • PDF.

ThS Huỳnh Thị Phúc – 

I. Rác thải nhựa và nguy cơ từ rác thải nhựa

Theo đánh giá của UNEP (2022), ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, một nửa trong số đó được thiết kế chỉ sử dụng một lần, ít hơn 10% được tái chế. Ước tính có khoảng 19 - 23 triệu tấn được thải ra hồ, sông và biển hằng năm. Microplastic là các hạt nhựa nhỏ đi vào thức ăn, nguồn nước và không khí. Ước tính mỗi người trên hành tinh có thể phải tiếp nhận hơn 50.000 hạt nhựa mỗi năm. Nhựa dùng một lần bị vứt bỏ hoặc đốt cháy gây hại cho sức khỏe con người, gây ô nhiễm các hệ sinh thái, từ đỉnh núi đến đáy đại dương.

Hiện nay nhựa nói chung và nhựa có giá trị tái chế thấp nói riêng tỉ lệ tái chế đang rất thấp. Mặc dù rác thải nhựa gia tăng, trong năm 2021 thế giới thải ra 353 tấn rác thải nhựa, lượng rác thải nhựa được tái chế chỉ đạt 9%, 19% được tiêu hủy và gần 50% được chôn lấp tại các hố rác đủ tiêu chuẩn. Vẫn còn 22% lượng rác thải nhựa được xử lý tại những bãi rác không đúng quy định, đốt cháy tại các bãi rác lộ thiên hoặc rò rỉ ra môi trường. (Nguồn - Báo cáo ngày 22/02/2022 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Hầu như chất thải chưa được phân loại và thường được quản lý theo 2 giải pháp là chôn lấp hoặc thiêu đốt, một lượng lớn chất thải không được quản lý xả thải trực tiếp ra môi trường. Từ thực tế nhựa là sản phẩm tiện dụng và khá rẻ trên thị trường, cho thấy nguy cơ ô nhiễm nhựa rác thải nhựa không ngừng tăng trong những năm sắp tới.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 06 Tháng 6 2023 06:23

Tóm tắt nguồn gốc và kinh nghiệm ứng dụng lâm sàng của liệu pháp nhĩ châm

  • PDF.

BS Phạm Hữu Quang - 

I. Tổng quan:

Việc sử dụng các nhĩ huyệt để chẩn đoán và điều trị bệnh có nguồn gốc từ hơn 2.000 năm trước, và nó đã đã được ghi lại trong "Hoàng Đế Nội Kinh". Đến thời nhà Minh, các bản đồ nhĩ huyệt đã được xuất bản. Vào cuối triều đại nhà Thanh, châm cứu loa tai gần như biến mất cùng với sự suy giảm của châm cứu truyền thống. Vào những năm 1950, châm cứu loa tai nổi lên ở châu Âu, bác sĩ người Pháp P. Nogier đã phát hiện ra nhiều huyệt đạo mới ở vành tai và đưa ra một giả thuyết mới: sự phân bố của các huyệt đạo ở loa tai giống như thai nhi lộn ngược. Năm 1958, học giả Trung Quốc Xiao Yuelin lần đầu tiên dịch nó sang tiếng Trung Quốc. Kể từ đó, châm cứu loa tai đã được phát triển và đổi mới rất nhiều ở Trung Quốc. Các học giả Trung Quốc đã làm phong phú và phát triển nó trên cơ sở bản đồ nhĩ huyệt của P.Nogier, thậm chí có người còn đưa ra những ý kiến ​​trái ngược với ông. Các học giả Trung Quốc đã nghiên cứu sâu về cơ chế, chẩn đoán và ứng dụng lâm sàng của châm cứu loa tai và đã thực hiện một số sáng tạo và phát minh, làm cho nội dung nhĩ châm phong phú và đầy đủ hơn.

bamhuyet

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 01 Tháng 6 2023 16:05

Sơ lược về cấy chỉ điều trị

  • PDF.

Bs Phạn Hữu Quang - 

caychi

Xem tại đây

 

Tiêm phòng vắc xin cho bệnh nhân COPD

  • PDF.

Bs Hồ Thị Thuý Hằng -  

Bệnh nhân COPD được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin để dự phòng đợt cấp và nhập viện. Trong đó, vaccin cúm và vaccin phế cầu đã được nâng lên mức khuyến cáo trên tất cả BN COPD.

  • Khuyến cáo tiêm vắc xin phòng cúm trên bệnh nhân COPD (B)
  • Khuyến cáo tiêm vắc xin phòng Covid 19 trên bệnh nhân COPD (B)
  • CDC khuyến cáo tiêm vacxin PCV20, và một liều vắc xin PVC15, sau đó là một liều vắc xin PPSV23 trên bệnh nhân COPD.
  • Vắc xin phòng phế cầu được chứng minh làm giảm tỉ lệ viêm phổi cộng đồng và giảm nguy cơ đợt cấp COPD.
  • CDC khuyến cáo tiêm vacxin Tdap (dTaP/dTPA) để phòng pertussis( ho gà) trên bệnh nhân COPD chưa được tiêm vawcxin ở tuổi vị thành niên (B) và vắc xin Zoster để phòng bệnh giời leo cho bệnh nhân COPD trên 50 năm (B).

Vắc xin cúm

Tiêm phòng cúm có thể làm giảm các bệnh nặng (chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp dưới) và tử vong ở những bệnh COPD. Một vài nghiên cứu cho thấy giảm có ý nghĩa tổng số đợt cấp trên mỗi đối tượng được tiêm chủng so với nhóm dùng giả dược.

Nên dùng vắc-xin chứa vi-rút chết hoặc sống bất hoạt vì hiệu quả hơn ở người cao tuổi bị COPD. Kết quả từ một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc COPD, đặc biệt là người cao tuổi, đã giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim khi họ được tiêm vắc-xin cúm qua nhiều năm. Trong khi đó, các phản ứng bất lợi thường là nhẹ và thoáng qua.

Vắc xin phế cầu

Vắc xin phế cầu liên hợp (PCV20 hoặc PCV15) và vắc-xin phế cầu polysaccharid (PPSV23), được chấp thuận cho người lớn từ 65 tuổi trở lên. Đối với người lớn từ 19-64 tuổi được chấp thuận nếu có tình trạng bệnh nền như bệnh phổi mãn tính (bao gồm COPD, khí phế thũng và hen suyễn), hút thuốc lá, ghép tạng,... Khuyến cáo hiện tại là PCV15 theo sau là PPSV23 hoặc một liều PCV20. Người lớn mới chỉ tiêm liều PPSV23 có thể tiêm PCV (PCV20 hoặc PCV15) ≥ 1 năm sau liều cuối cùng PPSV23.

Dữ liệu về tác dụng của PPSV và PCV ở bệnh COPD còn hạn chế. Tiêm vắc xin làm giảm khả năng đợt cấp COPD và lợi ích của việc chủng ngừa phế cầu khuẩn ở bệnh nhân COPD ở mức bằng chứng chất lượng trung bình. PPSV23 đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cộng đồng mắc phải ở bệnh nhân COPD < 65 tuổi, với FEV1 < 40% dự đoán, hoặc bệnh kèm (đặc biệt là bệnh tim mạch). Các PCV13 đã được chứng minh là có khả năng sinh miễn dịch bằng hoặc cao hơn so với PPSV23 cho đến hai năm sau khi tiêm vắc xin ở bệnh nhân COPD. Trong một RCT lớn, PCV13 đã chứng minh hiệu quả đáng kể trong phòng ngừa viêm phổi mắc phải tại cộng đồng do vắc-xin (45,6%) và bệnh phế cầu (75%) ở người lớn ≥65 tuổi và hiệu quả kéo dài ít nhất 4 năm.

Một nghiên cứu năm 2021 đã so sánh hiệu quả của PPSV23 và PCV13 ở bệnh nhân COPD trong một nghiên cứu đoàn hệ theo dõi trong 5 năm. Mặc dù cả hai loại vắc-xin đều có hiệu quả lâm sàng tương đương nhau trong năm đầu tiên sau khi tiêm vắc-xin, nhưng PCV13 cho thấy hiệu quả lâm sàng bền vững trong thời gian theo dõi 5 năm. Viêm phổi vào năm thứ 5 sau khi chủng ngừa đã được ghi nhận ở 47% bệnh nhân trong nhóm PPSV23, so với 3,3% bệnh nhân trong nhóm PCV13 (p < 0,001). Hiệu quả tương tự trong việc giảm các đợt cấp của COPD.

PCV15, PCV20 hoặc PPSV23 có thể được sử dụng đồng thời với vắc-xin cúm trong chương trình tiêm chủng cho người lớn, cũng như tiêm đồng thời (PCV15 hoặc PPSV23 và QIV [Fluarix], PCV20 và QIV bổ trợ [Fluad]) đã được chứng minh là an toàn và có tính sinh miễn dịch.

Vắc xin ho gà

CDC khuyến nghị tiêm vắc-xin Tdap (còn gọi là vắc-xin dTaP/dTPa) ở người lớn mắc bệnh COPD, để bảo vệ chống lại bệnh ho gà (ho gà), uốn ván và bạch hầu cũng như sử dụng thường quy vắc-xin zona. Người bị COPD nên tiêm COVID-19 tiêm phòng theo khuyến nghị quốc gia.

  1. Tài liệu GOLD (2023), Global strategy for diagnosis, management and preventtion of COPD 2023 update.

Môi trường - stress: đối diện để tồn tại

  • PDF.

Bs Nguyễn Lương Thảo -  

Trong môi trường cuộc sống hằng ngày, bất kỳ ai cũng có những cảm xúc buồn, vui, ghét, giận hờn....những cảm xúc ấy, lắp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài, nó ảnh hưởng đến thần kinh và dẫn đến bệnh tật.

Stress tình trạng thần kinh bị căng thẳng do nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân gây nên nói rõ hơn do áp lực công việc, học tập thi cử quá áp lực, yếu tố môi trường xung quanh....Dấu hiệu ban đầu là mất ngủ, giấc ngủ chập chờn không sâu giấc, xảy ra không thường xuyên. Nhưng sau đó thường xuyên, mất ngủ suốt đêm và xảy ra một thời gian dài. Nặng hơn là những triệu chứng căng thẳng, chóng mặt, đau đầu, hồi hộp, mất khả năng tập trùng, kiểm soát....

moitruong 

Stress

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 30 Tháng 5 2023 09:56

You are here Tin tức Y học thường thức