• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Trào ngược dạ dày thực quản ban đêm và rối loạn giấc ngủ

  • PDF.

Bs Bùi Thị Bích Liễu - 

ĐẠI CƯƠNG

  • Rối loạn giấc ngủ gặp ở khoảng 25% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản GERD (noturnal GERD).
  • Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (NSF), GERD là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 45 đến 64. Ở châu Á khoảng 52-72% bệnh nhân có các triệu chứng GERD về đêm.
  • GERD về đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khả năng hoạt động vào ngày hôm sau.
  • GERD và rối loạn giấc ngủ có mối quan hệ hai chiều.

ĐỊNH NGHĨA:

GERD ban đêm (Noctural GERD) được định nghĩa khi có sự hiện diện một trong những vấn đề sau đây trong ba tháng trước đó:

  1. Thức giấc về đêm do các triệu chứng GERD.
  2. Thức giấc về đêm do ho hoặc sặc, trớ chất lỏng hoặc thức ăn và vị chua hoặc đắng.
  3. Các triệu chứng GERD ở tư thế nằm ngửa.
  4. Thức giấc buổi sáng thứ phát sau các triệu chứng GERD.

Định nghĩa hẹp hơn: chứng ợ nóng ban đêm khi chỉ có triệu chứng ợ nóng đánh thức bệnh nhân khỏi giấc ngủ trong đêm.

CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA GERD VÀ THAY ĐỔI SINH LÝ THỰC QUẢN TRONG KHI NGỦ:

Cơ chế bệnh sinh của GERD:

gerd1

Đọc thêm...

Tác dụng phụ trên hệ tim mạch của điều trị ung thư (p.2)

  • PDF.

Bs Nguyễn Hồng Phúc –

Dự phòng tiên phát và thứ phát sau điều trị ung thư.

Dự phòng tiên phát và thứ phát bệnh tim mạch là quan trọng đối với tất cả những người sống sót sau ung thư, nhưng đặc biệt quan trọng đối với những người tiếp xúc với các liệu pháp gây độc cho tim. Các yếu tố chính trong chăm sóc tim mạch cho những người sống sót có thể được tóm tắt trong từ viết tắt ABCDE (Hình 1).Bước quan trọng đầu tiên là nhận thức về các rủi ro tim mạch lâu dài ở những người sống sót sau ung thư và nhu cầu đánh giá/theo dõi họ. Những điều này đặc biệt quan trọng sau khi sử dụng anthracycline liều cao hơn (>250 mg/m2) và xạ trị vùng ngực (>30 Gy), mặc dù bất kỳ sự phơi nhiễm nào cũng có thể tạo ra rủi ro. Chiến lược giám sát phổ biến nhất hiện nay là đánh giá chức năng tim bằng siêu âm tim. Các khuyến nghị khác cho những người sống sót phù hợp với các hướng dẫn phòng ngừa ban đầu hiện tại. Chúng bao gồm điểm rủi ro ASCVD để đánh giá rủi ro tim mạch chung. Mặc dù việc sử dụng aspirin được chỉ định để dự phòng tiên phát, nhưng chỉ những người có nguy cơ cao mới đáp ứng các tiêu chí về aspirin trong môi trường phòng ngừa chính. Mục tiêu điều trị huyết áp phải là 130/80 mmHg và bắt đầu điều trị nếu vượt quá giá trị này khi có nguy cơ ASCVD 10 năm >10% hoặc nếu HA >140/90 mmHg. Statin liều cao được khuyến nghị cho những người có cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) từ 190 mg/dL trở lên hoặc nguy cơ ASCVD >20% (với mục tiêu điều trị là giảm LDL ≥50%). Statin liều trung bình (với mục tiêu điều trị giảm 30–49% LDL) được khuyến nghị cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc nguy cơ ASCVD từ 7,5% đến <20%. Một chế độ ăn kiêng nhấn mạnh rau, trái cây, các loại đậu, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt và cá cũng được khuyến nghị. Tất cả những người sống sót sau ung thư nên thực hiện ít nhất 150 phút mỗi tuần hoạt động thể chất cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động thể chất cường độ mạnh; điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường (để cải thiện kiểm soát đường huyết) và béo phì.

 tacdungphu

Hình 1: ABCDE để thúc đẩy sức khỏe tim mạch ở người bệnh sống sót sau điều trị ung thư

Đọc thêm...

Hỗ trợ dinh dưỡng trong xạ trị ung thư vùng đầu cổ

  • PDF.

BS. Nguyễn Duy Phi Hiệp -  

Đánh giá và hướng dẫn

Chăm sóc dinh dưỡng là rất quan trọng trong quá trình xạ trị cho bệnh nhân ung thư đầu và cổ. Bệnh nhân cần được tư vấn cụ thể , rõ ràng về chế độ ăn uống để giúp duy trì cân nặng, trong quá trình xạ trị và giai đoạn phục hồi sau đó. Hỗ trợ dinh dưỡng tốt sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ phải điều chỉnh kế hoạch xạ trị (gián đoạn hoặc giảm liều xạ do toàn trạng chung xấu đi và/hoặc tác dụng phụ quá mức) có thể ảnh hưởng đến khả năng chữa khỏi bệnh.

Vấn đề trọng tâm là bác sĩ dinh dưỡng phải trò chuyện, cung cấp cho bệnh nhân các hướng dẫn cơ bản trước khi tác dụng phụ cấp xảy ra. Cần tư vấn thêm cho các thành viên trong gia đình bệnh nhân vì bệnh nhân, người đang đau buồn sau khi biết chẩn đoán có thể không hiểu và nắm đầy đủ các hướng dẫn. Các buổi trò chuyện, thăm khám tiếp theo được lên lịch một lần một tuần hoặc thường xuyên hơn khi các tác dụng phụ xuất hiện; thông tin từ các cuộc trò chuyện, thăm khám hàng tuần phải được ghi lại cùng với trọng lượng cơ thể của bệnh nhân. Bác sĩ chăm sóc và chuyên gia dinh dưỡng nên xem xét biểu đồ cân nặng bệnh nhân và đề nghị điều chỉnh chế độ ăn uống khi cần thiết.

hotrodd

Xem tại đây

Hậu môn nhân tạo

  • PDF.

Bs Bùi Thị Thuỷ Tiên - 

Phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo là phẫu thuật để tạo ra một lỗ mở thông gọi là lỗ thải. Phẫu thuật này tạo ra một lối thông từ ruột già ra bên ngoài cơ thể. Điều này giúp phân và hơi có thể thoát khỏi cơ thể qua lỗ thải thay vì đi qua trực tràng. Chất thải được chứa trong một chiếc túi đeo bên ngoài cơ thể. Phẫu thuật mở thông có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Ruột già là gì?

Ruột già là phần thấp nhất của hệ thống tiêu hóa. Nó có hai phần, đại tràng và trực tràng.

nơi các chất dinh dưỡng được tiêu hóa và hấp thụ vào máu. Các chất không thể tiêu hóa di chuyển từ ruột non vào ruột già . Đại tràng hấp thụ nước từ chất thải và sau đó lưu trữ cho đến lần đi tiêu tiếp theo.

hmntao

Đọc thêm...

Xử lý dụng cụ tập trung - đánh giá kết quả bước đầu

  • PDF.

Bs Trần Hữu Thọ - 

Căn cứ Quyết định 3671/2012/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 về việc “Phê duyệt các hướng dẫn về Kiểm soát nhiễm khuẩn”;

Căn cứ Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện;

Thực hiện Thông tư số 16/2018/TT-BYT ngày 20/7/2018 của Bộ Y tế quy định về Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám đốc và sự phối hợp của các khoa/phòng; tháng 11 năm 2022, khoa Kiểm soảt nhiễm khuẩn triển khai xử dụng cụ tập trung toàn viện. Thời điểm ban đầu còn nhiều khó khăn, chỉ xử lý ở các khoa hệ Ngoại, sau đó xử lý các khoa hệ Nội và đến nay đã triển khai toàn viện (trừ dựng cụ phòng mổ và các khoa Cận lâm sàng như kế hoạch). Bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc người bệnh và làm tiền đề xây dựng khu CSSD hoàn chỉnh ngang tầm các bệnh viện lớn trong nước và mô hình chuẩn để các bệnh viện trong khu vực Mền Trung tham quan học tập đồng thời quảng bá hình ảnh Bệnh viện; đánh giá kết quả đạt được như sau:

kiemsoat1

Đọc thêm...

You are here Tin tức Y học thường thức