• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Chăm sóc bệnh nhân sởi tại nhà

  • PDF.

ĐD Nguyễn Thị Minh Diệu – Khoa Cấp cứu

Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền rất mạnh, có thể gây thành dịch. Đường lây chủ yếu là qua đường hô hấp. Tuổi dễ mắc bệnh nhất là 2 – 6 tuổi. Về điều trị, đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là việc chăm sóc, dinh dưỡng, điều trị triệu chứng và biến chứng. Những trường hợp bệnh nhẹ có thể chăm sóc, theo dõi tại nhà và cần lưu ý một số điểm sau:

1. Cách ly: Nên để bệnh nhân nằm phòng cách ly, thoáng mát, tránh gió lùa. Hạn chế người thăm hỏi, người chăm sóc cần mang khẩu trang.

2. Chăm sóc: Ba cơ quan cần phải đặc biệt chú ý là: Mắt, Mũi, Miệng.

2.1. Mắt: Sởi thường gây biến chứng loét giác mạc, do thiếu vitamin A, có thể thành lập hạt Bitot và mù mắt. Chăm sóc mắt bằng cách dùng nước sôi để nguội rửa mặt hàng ngày, lau khô bằng khăn sạch, mềm và thay khăn sau mỗi lần vệ sinh cho bệnh nhân. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý Natriclorid 0,9%. Uống vitamin A trong 2 ngày với liều như sau

  • Trẻ < 6 tháng: uống 50.000UI/ngày.
  • Trẻ 6 tháng đến 12 tháng: uống 100.000UI/ngày.
  • Trẻ > 12 tháng và người lớn: uống 200.000UI/ngày.

Theo dõi nếu bệnh nhân đỏ mắt, chảy nước mắt, chảy ghèn kéo dài, có biểu hiện bất thường ở mắt: Cần đưa bệnh nhân đi khám chuyên khoa.

soi2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 10 Tháng 3 2019 10:10

Cập nhật thông tin về các loài rắn độc ở Việt Nam

  • PDF.

Bs Đinh Thị Vi - Khoa ICU

I. XÁC ĐỊNH LOÀI RẮN

  • Dựa theo hình thái:

            – Tiêu chuẩn xác định của Việt Nam (Trần Kiên, Nguyễn Quốc Thắng, 1995).
            – Đặc điểm sơ bộ: răng độc, hình thể đặc trưng từng loài, họ.

  • Hội chứng nhiễm độc: WHO, Việt Nam.
  • Các test chẩn đoán miễn dịch: VD ELISA.
  • Thử nghiệm trên động vật.
  • Xác định gene.

II. CÁC LOẠI RẮN ĐỘC TRÊN THẾ GIỚI

  • Có khoảng 2500-3000 loài rắn, trong đó 600 loài có độc (20%).
  • Phân bố rộng, chủ yếu ở vùng nhiệt đới.
  • Rắn độc thuộc về 4 họ: họ rắn nước (Colubridae), họ rắn hổ (Elapidae), họ rắn đào bới (Atractaspididae) và họ rắn lục (Viperidae)

randoc

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 05 Tháng 3 2019 20:50

Cách xử trí trật khớp thái dương – hàm tại khoa Cấp cứu

  • PDF.

Bs Đặng Ngọc Thành – khoa Cấp cứu

I. Đại cương:

Trật khớp thái dương – hàm dưới (sai khớp hàm) là một bệnh (hay tai nạn) thường gặp trong số những người bệnh vào khoa cấp cứu hàng ngày. Nắm được triệu chứng và cách xử trí đúng sẽ giải quyết nhanh chóng cho người bệnh, hạn chế sự đau đớn, cảm giác khó chịu, đồng thời tránh nhầm lẫn với một số bệnh khác, nhất là với người già lú lẫn, dẫn đến thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng không cần thiết.

II. Sơ lược về giải phẫu khớp thái dương – hàm dưới:

khop1

- Khớp thái dương – hàm dưới là khớp động duy nhất ở xương đầu mặt. Đó là một khớp lưỡng lồi cầu. Mặt khớp gồm: Diện khớp ở xương thái dương, diện khớp ở xương hàm dưới, đĩa khớp.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 02 Tháng 3 2019 08:50

Cập nhập các chủng virus gây sốt xuất huyết

  • PDF.

Bs Phùng Thị Bích Chiến - Khoa Y học nhiệt đới

1. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh sốt xuất huyết được biết đến phổ biến là do virus Dengue gây ra. Tuy nhiên, thực tế số loài virus có khả năng gây bệnh sốt xuất huyết rất đa dạng từ những virus thuộc nhóm nguy cơ thấp đến nhóm nguy cơ rất cao (cấp độ 4) có tính lây truyền cho cộng đồng cao, và độc tính mạnh như virus Ebola, virus Marburg.

sotxh1

Đặc điểm chung của virus gây bệnh sốt xuất huyết

Các virus gây bệnh sốt xuất huyết thuộc bốn họ virus chính: họ arenaviridae, filoviridae, bunvaviridae và flaviviridae với những loài tiêu biểu như: virus Dengue, virus Hanta, virus Lassa, virus Ebola và virus Marburg, Các virus này có những đặc điểm chung như:

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 23 Tháng 2 2019 15:28

Điều trị bằng siêu âm

  • PDF.

KTV Ninh Thị Trọng Cảnh - PHCN

I. ĐẠI CƯƠNG:

Sóng siêu âm là dao động có áp lực theo chiều dọc. Sóng siêu âm không lan truyền từ một điểm ra xung quanh như âm nghe thấy mà nó lan truyền dưới hình thức một bó sóng. Chính vì thế mà tác dụng trực tiếp của nó chỉ thấy được trong phạm vi của bó sóng dày đặc ở phía dưới của đầu biến năng. Điều này nói lên tính chất quan trọng của việc điều trị tại chỗ đối với các quá trình bệnh lý.

Sự phân bố năng lượng của sóng siêu âm rất phức tạp, nhưng cường độ lớn nhất vẫn tập trung ở tâm điểm của biến năng.

Siêu âm là sóng âm thanh có tần số trên 20.000 Hz. Trong điều trị thường dùng siêu âm tần số 1 và 3 MHz với tác dụng chính sóng cơ học, tăng nhiệt và sinh học.

Các kỹ thuật chính: trực tiếp, qua nước, siêu âm dẫn thuốc.

dieu tri sieuam

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 3 2019 07:53

You are here Tin tức Y học thường thức