• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Một số kiến thức cơ bản về bệnh sởi

  • PDF.

Bs Đặng Ngọc Thành - Khoa Cấp cứu

Hiện nay bệnh sởi đang xẩy ra tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và có nguy cơ bùng phát thành dịch. Là một bệnh có diễn biến thường lành tính, phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng, nhất là trẻ em. Chúng tôi xin cung cấp một số kiến thức cơ bản về bệnh sởi như sau:

1. Tác nhân gây bệnh: Do siêu vi sởi gây ra, là bệnh rất hay lây.

2. Đường lây: Đường hô hấp, do dịch tiết ở cổ họng có chứa siêu vi bắn ra ngoài khi bệnh nhân nói chuyện hoặc khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Bệnh xẩy ra quang năm, cao nhất vào mùa xuân.

3. Thời gian lây: Khoảng 9 – 10 ngày sau khi tiếp xúc (có thể sớm hơn) và kéo dài đến 5 ngày sau khi phát ban (cần cách ly bệnh nhân để tránh lây lan).

4. Miễn dịch: Miễn dịch sau khi mắc sởi tồn tại suốt đời.

5. Triệu chứng:

5.1. Thời kỳ ủ bệnh: Khoảng 10 – 12 ngày, thời kỳ này gần như không có biểu hiện gì, đôi khi chỉ sốt nhẹ.

5.2. Thời kỳ khởi phát (thời kỳ viêm long): Kéo dài 4 – 5 ngày: Các biểu hiện chính là:

- Sốt: Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 – 40 độ, mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp.

- Biểu hiện ở mắt: Chảy nước mắt, mắt có ghèn, kết mạc đỏ. Sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị phù nhẹ.

- Biểu hiện ở mũi, họng: Hắt hơi, sổ mũi, rát họng, khàn giọng, ho có đờm, đôi khi kèm viêm thanh quản co thắt hay xuất hiện về đêm.

- Biểu hiện ở đường tiêu hóa: Tiêu chảy phân lỏng, số lượng ít.

5.3. Thời kỳ toàn phát (thời kỳ phát ban): Đặc điểm của ban sởi là:

Ban xuất hiện đầu tiên sau tai, lan dần ra hai bên má, cổ, ngực, bụng, chi trên. Trong 24 giờ tiếp theo, ban lan ra sau lưng, hông, chi dưới. Trong vòng 2-3 ngày ban lan ra toàn thân. Ban sởi có màu hồng nhạt, ấn vào thì mất, hết ấn thì trở lại. Ban có xu hướng kết dính lại với nhau thành từng đám, giữa các đám có những vùng da lành không bị tổn thương.

Khi bắt đầu phát ban, bệnh nhân thường sốt cao, nhưng khi ban đã mọc đến chân thì nhiệt độ giảm. Nếu sau khi phát ban 2-3 ngày mà còn sốt thì cần cảnh giác các biến chứng.

benh soi

Ban sởi

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 23 Tháng 2 2019 15:07

Phục hồi chức năng bong gân

  • PDF.

Phạm Thị Thanh Truyền - Khoa PHCN

I.ĐỊNH NGHĨA

Bong gân là thương tổn do chấn thương gây nên, nhưng không bị trật khớp, gãy xương mà chỉ có tổn thương ở các bao hoạt dịch bao khớp và nhất là các dây chằng.

Những khớp hay bị bong gân: cổ chân, đầu gối, bàn chân, cổ tay, các ngón tay. Thường gặp ở người trẻ thích hoạt động nhất là các vận động viên thể dục thể thao.

II.TRIỆU CHỨNG

1.Bong gân nhẹ

  • Đau tăng lên khi làm căng dây chằng, đau giảm khi chùng dây chằng.
  • Xung quanh khớp sưng nhẹ
  • Cử động ít bị hạn chế không có biến dạng khớp

2.Bong gân nặng

  • Đau nhiều hơn, giảm cơ năng nhiều
  • Khớp sưng to vì có máu tràn vào trong ổ khớp, ở ngoài da có vết bầm tím rộng, không có biến dạng khớp, nhiệt độ tại khớp tăng, sờ thấy nóng.

bongan

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 20 Tháng 2 2019 11:51

Điều kiện bảo quản thuốc, vắc xin, dược liệu, vị thuốc cổ truyền

  • PDF.

Ds Phạm Phú Trí

Bảo quản thuốc là việc cất giữ bảo đảm an toàn, chất lượng của thuốc, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ hệ thống hồ sơ tài liệu phục vụ bảo quản, xuất, nhập thuốc tại nơi bảo quản.

Việc bảo quản thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ các quy định về thực hành trong bảo quản thuốc và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thực hành tốt bảo quản thuốc là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về bảo quản thuốc nhằm bảo đảm và duy trì một cách tốt nhất sự an toàn và chất lượng của thuốc thông qua việc kiểm soát đầy đủ trong suốt quá trình bảo quản.

Trong đó các điều kiện bảo quản thuốc, vắc xin, dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải tuân thủ theo đúng thông tin trên nhãn đã được phê duyệt hoặc công bố theo quy định.

thuoc1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 1 2019 19:42

Điều trị bằng corticosteroid cải thiện kết quả ở người lớn bị nhiễm trùng huyết

  • PDF.

Bs Lê Văn Tuấn - ICU

NEW YORK (Reuters Health) - Ở người lớn bị nhiễm trùng huyết, điều trị bằng corticosteroid giúp cải thiện đáng kể kết quả, theo một phân tích lớn của các nghiên cứu được công bố.

Corticosteroid thường được dùng cho người lớn bị nhiễm trùng huyết, mặc dù cả lợi ích chung và rủi ro tiềm ẩn vẫn chưa rõ ràng, điều này đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong thực hành lâm sàng, các tác giả lưu ý trong một bài báo trên JAMA Internal Medicine ngày 21 tháng 12.

Để điều tra thêm, Tiến sĩ Chao You từ Đại học Tứ Xuyên của Trung Quốc và các đồng nghiệp đã thực hiện đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp 37 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên bao gồm 9.564 bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết.

Sử dụng corticosteroid có liên quan đến giảm tỷ lệ tử vong trong 28 ngày (26,3% ở bệnh nhân dùng corticosteroid so với 29,2% ở bệnh nhân không dùng corticosteroid; tỷ lệ rủi ro, 0,90; khoảng tin cậy 95%, 0,82 đến 0,98).

SteroidsSeptic-Shock

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 13 Tháng 1 2019 09:15

Insulin, Sulfonylureas làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường

  • PDF.

Bs Đoàn Hoàng - Khoa Nội Thận - nội tiết

Insulin hoặc sulfonylureas sử dụng điều trị bậc hai ở người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch, trong khi sử dụng các loại thuốc hạ glucose mới hơn thì không, nghiên cứu thực tế mới từ Hoa Kỳ chỉ ra.

Các phát hiện, từ một phân tích hồi cứu dữ liệu thật của hành chính quốc gia, đã được công bố trực tuyến được trên Mạng JAMA do Matthew J. O'Brien, MD, thuộc Khoa Nội tổng quát và Lão khoa, Khoa Y, Đại học Tây Bắc Feinberg của Y học, Chicago, Illinois và các cộng sự.

Trong số hơn 130.000 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường týp 2 cần dùng thuốc hạ glucose thứ hai sau metformin, sử dụng insulin hoặc sulfonylureas có ảnh hưởng ngoại ý trên tim mạch hơn so với thuốc ức chế dipeptidyl peptidase 4 (DPP-4), đã được chứng minh là có một tác dụng tim mạch trung tính.

Mặt khác, các chất chủ vận thụ thể peptide-1 (GLP-1) giống glucagon, chất ức chế thụ thể natri-glucose cotransporter 2 (SGLT2) và thiazolidinediones (TZDs) không liên quan đến tác nhân gây hại tim mạch so với các chất ức chế tim mạch so với DPP-4 nhưng chúng cũng không tạo ra lợi ích tim mạch đáng kể đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên về các tác nhân này ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch được xác nhận.

insulin

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 09 Tháng 1 2019 11:58

You are here Tin tức Y học thường thức