• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Đau vú theo quan điểm của nhà phụ khoa

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Mai - Khoa Sản

Đau vú là những biểu hiện đau tại tuyến vú, có thể có chu kỳ đôi khi không có chu kỳ. Đối với các cơn đau có chu kỳ thường đi kèm với nhiều yếu tố lâm sàng khác nữa và thay đổi theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Là một tổn thương của tuyến vú nằm trong số các bệnh lý tuyến vú lành tính, nhưng cũng có thể đó là triệu chứng của một thương tổn tiền ung thư.

Vậy đau vú có phải là một dấu hiệu có nguy hiểm không?

Đau vú có phải là dấu hiệu báo động không?

dauvu1 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 27 Tháng 3 2014 09:14

Nhiễm trùng và các yếu tố độc lực của vi sinh vật

  • PDF.

CN Lê Văn Liêm - Khoa Vi sinh

Hiện nay bệnh nhiễm trùng đang là vấn đề nổi cộm của y tế thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Bên cạnh những bệnh nhiễm trùng có từ trước đây như các bệnh dịch tả, dịch hạch, thương hàn, lỵ, sốt xuất huyết, sốt rét, viêm gan...gần đây còn xuất hiện thêm một số bệnh nhiễm trùng mới như HIV/AIDS, Ebola, SARS.

Ở Việt Nam, hàng năm, 1/3 tổng số bệnh nhân vào viện là do bị nhiễm trùng. Đây là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều trẻ em và người già. Có nhiều loại bệnh nhiễm trùng, nhưng thường gặp nhất là các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, viêm đường tiết niệu và nhiễm khuẩn máu...Hiểu được các yếu tố gây nhiễm trùng của các vi sinh vật là cần thiết để có thể phòng chống các bệnh nhiễm vi sinh vật có hiệu quả.

Nhiễm trùng là sự xâm nhập và sinh sản trong các mô của các VSV gây bệnh dẫn tới sự xuất hiện hoặc không xuất hiện bệnh nhiễm trùng.

Những vi sinh vật ký sinh trong cơ thể nhưng không xâm nhập vào mô thì không gọi là nhiễm trùng. Trong số những vi sinh vật ký sinh này, phần lớn là không gây bệnh, nhưng khi gặp điều kiện sống thuận lợi (như sự đề kháng của cơ thể suy giảm ví dụ trong bệnh AIDS) chúng có thể gây bệnh. Chúng được coi là vi sinh vật gây bệnh cơ hội. Nhiễm trùng cơ hội gặp không ít trong bệnh viện, với các bệnh nhân và nhân viên y tế, nhưng chủ yếu với bệnh nhân, vì khả năng đề kháng của họ suy yếu. Một số VSV ký sinh này cần thiết cho cơ thể, người ta gọi chúng là các VSV cộng sinh.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 24 Tháng 3 2014 20:20

Phân độ gãy liên mấu chuyển xương đùi theo AO

  • PDF.

Bs CKI Trương Văn Sự - Khoa Ngọai CT

1. Phân loại AO

Các tác giả AO chia liên mấu chuyển xương đùi thành 3 nhóm chính A1 – A2 – A3; trong mỗi nhóm chính lại có 3 tiểu nhóm: A1.1;  A1.2; A1.3;…

 gayao1

- Loại A1: Loại gãy đơn giản có một đường gãy chạy từ mấu chuyển lớn đến vỏ xương bên trong gồm 3 dạng sau:

  • A1 – 1: Đường gãy nền cổ mấu chuyển.
  • A1 – 2: Đường gãy liên mấu chuyển
  • A1 – 3: Đường gãy dưới mấu chuyển bé.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 20 Tháng 3 2014 18:27

Thiếu sắt

  • PDF.

Bs Đoàn Thùy Trang -Khoa Nội Thận Nội tiết

Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu trên toàn thế giới. Ỏ Mỹ, 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và thanh niên là thiếu hụt sắt. Thiếu máu do thiếu sắt phần lớn gặp ở những người bệnh nhân già, những người mà thiếu máu mức độ nặng do thiếu khả năng sử dụng nguồn dự trữ săt.

1.Thiếu sắt chức năng và thiếu sắt tuyệt đối :

Thiếu máu thiếu sắt nguyên nhân bởi:

  • thiếu sắt nội sinh( thiếu sắt tuyệt đối)
  • thiếu khả năng sử dụng sắt nội sinh( thiếu sắt chức năng)

2.Quá trình hấp thu, vận chuyển và dự trữ sắt:

Trong thức ăn sắt ở dưới dạng ferric (Fe3+). Sắt có thể ở dưới dạng vô cơ hoặc hữu cơ. Sắt có thể nằm dưới dạng hydroxid hoặc liên hợp với protein ... Hàm lượng sắt khác nhau trong từng thức ăn nhưng nhìn chung các thức ăn từ thịt chứa nhiều sắt hơn các thức ăn thực vật, trứng hay sữa. Khẩu phần ăn hàng ngày trung bình có chứa khoảng 10-15 mg sắt.

Chỉ có khoảng 5-10% sắt trong lượng sắt nói trên được cơ thể hấp thu (tỷ lệ này có thể tăng lên đến 20-30% trong trường hợp thiếu sắt hoặc tăng nhu cầu sử dụng sắt như ở phụ nữ có thai). Tỷ lệ này giao động từ khoảng dưới 5% với thức ăn thực vật đến 16-22% đối với thịt.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 19 Tháng 3 2014 07:10

Nhóm máu Rhesus

  • PDF.

CN. Lê Thị Tuấn- Khoa HH-TM

Lịch sử

Các nhà khoa học đã phát hiện mỗi người chúng ta có tới 30 hệ nhóm máu với khoảng 300 loại kháng nguyên khác nhau đó là hệ ABO, hệ RH, hệ Kell, hệ Kidd, hệ Lewis…, nhưng quan trọng nhất là hai hệ nhóm máu ABO và hệ Rh.

Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay không có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó. Ví dụ hệ ABO có 4 nhóm máu: A, B, O,  AB. Hệ Rh có 2 nhóm máu là Rh dương và Rh âm.

Năm 1943 người ta đã phát hiện 4 kháng thể chống lại 4 kháng nguyên thuộc hệ Rh, trong đó có 2 kháng nguyên liên quan được đặt tên là C và c còn 2 kháng nguyên khác không liên quan được đặt tên là D và E.

Năm 1945 Mourant phát hiện kháng thể chống e , e là kháng nguyên liên quan với E.

Như vậy ta có 5 kháng nguyên chính của hệ Rh đó là kháng nguyên D, kháng nguyên C và c, kháng nguyên E và e.

Tất cả các kháng nguyên hệ Rh đều có khả năng gây miễn dịch tạo kháng thể tương ứng, tuy nhiên kháng nguyên D có tính sinh miễn dịch mạnh nhất. Những người có kháng nguyên  D trên bề mặt hồng cầu được gọi là người có nhóm máu Rh(D) dương và những người không mang kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu được gọi là người có nhóm máu Rh(D) âm.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 18 Tháng 3 2014 21:21

You are here Tin tức Y học thường thức