• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Có nên cắt amidan cho trẻ nhỏ?

  • PDF.

Trẻ quá nhỏ, sức khỏe yếu, việc cắt amidan khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Liệu có nên cắt amidan cho trẻ nhỏ không? Khoảng bao nhiêu tuổi thì có thể cắt amidan cho trẻ được? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết được đây.

 

Có nên cắt amidan cho trẻ nhỏ không?Cắt amidan cho trẻ nhỏ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc

Có nên cắt amidan cho trẻ nhỏ không?

Việc có nên cắt amidan cho trẻ hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của trẻ, độ tuổi, mức độ viêm amidan nặng hay nhẹ. Các bậc phụ huynh không nên tùy tiện cho trẻ tiến hành phẫu thuật cắt amidan mà không có bất cứ sự chỉ dẫn nào của bác sĩ chuyên khoa.

 

Nếu áp dụng cách cắt amidan không đúng phương pháp hoặc chưa kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe của trẻ sẽ rất dễ gây ra nhiều biến chứng phức tạp, thậm chí gây tử vong cho trẻ.

Amidan là một tổ chức lympho nằm ở 2 bên thành họng. Đây là bộ phận giữ vai trò quan trọng, có chức năng miễn dịch, ngăn chặn các tác nhân gây hại tấn công vào đường họng và hệ tiêu hóa của cơ thể con người. Thông thường, chúng có kích thước lớn ở độ tuổi trẻ em và giảm dần kích thước khi bước qua giai đoạn dậy thì và tuổi trưởng thành.

 

Cùng với tác động của môi trường ô nhiễm, thay đổi thời tiết thất thường và việc bảo vệ hệ hô hấp không cẩn thận thì trẻ em là lứa tuổi dễ bị bệnh viêm amidan nhất.

Cắt amidan cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩChỉ cắt amidan cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Các triệu chứng viêm amidan thường gặp là: amidan sưng to, sốt cao, ho, nuốt khó, đau rát cổ họng, có thể kèm theo mủ.

Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến viêm amidan mãn tính khó chữa. Ngoài ra, bệnh viêm amidan còn gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn như áp xe amidan, mưng mủ, ảnh hưởng tới não,…

Lúc này, amidan không còn chức năng là hệ miễn dịch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đường hô hấp trên nữa mà là một ổ viêm nhiễm chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Do đó, việc tiến hành cắt amidan, loại bỏ các tác nhân gây hại là vô cùng cần thiết.

Khi nào nên cắt amidan cho trẻ nhỏ?

Nhiều bậc phụ huynh có quan niệm sai lầm rằng: cắt amidan sẽ giúp trẻ nhanh lớn hơn nhưng điều này không có cơ sở khoa học. Nếu người bệnh tùy tiện cắt thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cũng như các vấn đề liên quan đến hô hấp của trẻ.

Khi amidan của trẻ vẫn còn trơn láng, hồng hào và trẻ vẫn tăng cân đều đặn thì không cần thiết can thiệp phẫu thuật. Việc cắt amidan chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết.

Khi nào nên cắt amidan cho trẻ?Tiến hành cắt amidan khi chúng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Với trẻ em, việc cắt amidan thường chỉ được chỉ định đáp ứng một số vấn đề sau:

  • Dùng các loại thuốc kháng sinh, điều trị theo đúng phác đồ nhưng tình trạng không thuyên giảm.

  • Viêm amidan cấp tính hơn một lần và tái phát trên 4 lần/năm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.

  • Amidan bị sưng to quá phát, gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng. Đồng thời, amidan xuất hiện mủ, gây chèn ép đường thở của trẻ. Ban đêm, trẻ hay ngủ ngáy và khó thở, có khi tím tái, co giật, ngưng thở. Một số trường hợp amidan không gây viêm nhiễm nhưng lại sưng to cũng được chỉ định cắt bỏ.

  • Viêm amidan mãn tính xuất hiệncác biến chứng khác như: viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, áp xe amidan,… cũng cần phẫu thuật kịp thời.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc có nên cắt amidan hay không đó là tuổi. Không phải các bé ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể tiến hành cắt amidan. Thông thường, độ tuổi thích hợp để có thể tiến hành cắt amidan là từ 5 – dưới 50 tuổi.

Do đó, nếu các bé quá nhỏ và không có đủ sức khỏe, việc cắt amidan sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Tốt nhất, các mẹ nên đưa trẻ tiến hành thăm khám kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm amidan ở trẻ em và cách điều trị

Cắt amidan ở trẻ nhỏ cần lưu ý điều gì?

Cũng như các phẫu thuật khác, tuy công nghệ ngày càng hiện đại cho phép giảm tối đa thời gian phẫu thuật, tỉ lệ thành công hoàn toàn cao nhưng cũng không loại trừ khả năng gặp phải các biến chứng. Hay gặp phải nhất là tình trạng gây mê sau mổ và chảy máu tại chỗ.

Do đó, trước khi cắt amidan cho trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ khám sớm để bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng. Song song với đó, các bậc phụ huynh cũng nên tham khảo các phương pháp cắt amidan tốt nhất để có thêm những kiến thức trong việc điều trị bệnh cho trẻ.

Lưu ý khi tiến hành cắt amidan cho trẻ nhỏCần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi tiến hành cắt amidan cho trẻ

 

Bên cạnh đó, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm,… là những điều phụ huynh cần phải lưu ý. Ngoài ra, sau cắt amidan, phụ huynh cần chú ý cho trẻ ăn các thực phẩm mềm lỏng, dễ nuốt. Tuyệt đối không được dùng các loại thức ăn cay, nóng, lạnh gây ảnh hưởng đến vòm họng. Bên cạnh đó, trẻ không nên hoạt động thể lực mạnh như: bơi lội, đá bóng, chạy nhảy,…

 

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm những kiến thức hữu ích trong việc cắt amidan cho trẻ. Sau khi tiến hành cắt amidan, nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra đối với trẻ, các mẹ nên nhanh chóng thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Tham khảo thêm: Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan

Có nên cắt amian không? Khi nào nên cắt? Khi nào không?

  • PDF.

Mặc dù cắt amidan là một phẫu thuật khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro, biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, người bệnh có thể tử vong nếu bác sĩ không áp dụng đúng phương pháp và kỹ thuật. Vậy có nên cắt amidan không? Khi nào nên cắt, khi nào không?

 

Có nên cắt amidan hay không?Có nên cắt amidan hay không? Người bệnh cần phải biết

Tại bệnh viện Đa khoa Đức Trí Hà Nội, một bệnh nhân đã bị tử vong trong quá trình tiến hành cắt amidan. Trong quá trình gây mê, người bệnh đã bị hôn mê và dần bất tỉnh. Sự việc này đã khiến cho không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng về vấn đề cắt amidan.

Có nên cắt amidan không? – Chuyên gia giải thích

Amidan có vai trò khá quan trọng đối với vòm họng của con người. Đây là tổ chức lympho nằm trong vòng bạch huyết Valdayer có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, đồng thời là nơi sản xuất ra kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Do đó, người bệnh không thể tùy tiện cắt amidan nếu như viêm amidan cấp tính hoặc chúng chưa gây biến chứng nguy hiểm hay cản trở đến chức năng ăn uống, đường thở.

Việc cắt amidan còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩViệc bệnh nhân có nên cắt amidan hay không còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Trần Thu Hương (Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết:

“Không phải trường hợp nào bệnh nhân cũng có thể tiến hành cắt amidan. Việc tự ý cắt amidan hoặc thực hiện các thủ thuật cắt không đúng kỹ thuật, gây mê quá liều gây sốc, cắt chạm mạch máu dẫn đến mất máu khiến người bệnh phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Chính vì vậy, người bệnh cần phải thận trọng và chỉ khi nào bác sĩ chỉ định cắt, người bệnh mới có thể thực hiện.”

Với những trường hợp cần thiết, việc cắt amidan có thể giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, khó chịu do căn bệnh này gây ra. Đồng thời, đây cũng là cách giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh tích tụ trong cổ họng, hạn chế chúng phát triển và khiến bệnh tồi tệ hơn.

Do đó, để biết được bệnh viêm amidan của mình có được cắt hay không, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh tiến hành thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tùy vào từng tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

Trường hợp người bệnh cần tiến hành cắt amidan

Theo bác sĩ Hương, bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan, chỉ được tiến hành cắt trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân thường xuyên bị viêm, tái phát nhiều lần, khoảng từ 5-6 lần trong một năm.

  • Người bệnh đã thực hiện quá trình điều trị nội khoa tích cực khoảng 5 tuần nhưng triệu chứng viêm amidan vẫn không thuyên giảm.

  • Amidan quá to, gây cản trở đường thở, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ.

Trường hợp được cắt amidanMột số trường hợp bệnh nhân được tiến hành cắt amidan

  • Tình trạng nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh…

  • Viêm amidan gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm cầu thận, viêm tai giữa, viêm khớp, viêm xoang, thấp tim, viêm khớp,…

  • Amidan còn được chỉ định cắt khi xuất hiện nhiều ngóc ngách chứa các chất tiết gây ra tình trạng hôi miệng, nuốt vướng, hoặc nghi ngờ là khối amidan ác tính.

Người bệnh viêm amidan thường được cắt sau 4 tuổi. Tuy nhiên, tốt nhất là người bệnh nên để sau 10 tuổi hãy tiến hành cắt. Với những bệnh nhân trên 50 tuổi, người bệnh không nên cắt bởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khó mà kiểm soát được.

Để biết được trẻ nhỏ có được tiến hành cắt amidan hay không, việc cắt amidan có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ

 

Tìm hiểu thêm: Sau khi cắt amidan: Cách chăm sóc và kiêng kỵ

Trường hợp bệnh nhân không nên cắt amidan

Bên cạnh những trường hợp có thể cắt amidan thì một số trường hợp sau, người bệnh không nên tùy tiện cắt vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Các bệnh nhân mắc phải các bệnh như dễ chảy máu, rối loạn huyết áp, đông máu, suy tim,… không được cắt amidan.

– Không nên cắt viêm amidan khi bệnh nhân:

Trường hợp bệnh nhân không nên cắt amidanMột số trường hợp bệnh nhân không được tiến hành cắt amidan

  • Trẻ dưới 4 tuổi và người lớn trên 50 tuổi.

  • Phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt, mang thai hoặc đang cho con bú.

  • Mắc các bệnh giang mai, lao, AIDS.

  • Khi có các viêm nhiễm cấp tính tại vùng xung quanh amidan, mũi, xoang,…

  • Bệnh nhân có bệnh mạn tính chưa điều trị ổn định: tiểu đường, lao, cường giáp, phụ nữ đang mang thai, có kinh nguyệt…

Như vậy, việc có nên cắt amidan hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, trước khi cắt amidan, bệnh nhân phải được tiến hành làm các xét nghiệm về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Sau khi vết thương do cắt amidan đã lành hẳn, người bệnh nên súc miệng bằng nước muối ấm loãng hằng ngày, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để kiểm soát bệnh tốt nhất.

 

Tham khảo thêm: Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Nên cắt hay điều trị?

Viêm họng mủ ở trẻ em: Căn bệnh không được xem thường!

  • PDF.

Viêm họng mủ ở trẻ em nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ không gây ra bất kỳ biến chứng nào nguy hiểm. Do đó, để biết cách nhận biết và xử lý bệnh đúng cách và đúng thời điểm, cha mẹ hãy tham khảo ngay bài viết này để có cái nhìn sâu và tổng quát hơn về bệnh.

Viêm họng mủ ở trẻ em

Bệnh viêm họng mủ là tình trạng bệnh đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh xuất hiện là do vi khuẩn, vi rút tấn công niêm mạc họng gây viêm và xuất hiện mủ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp khác nhau để điều trị viêm họng mủ ở trẻ em. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng viêm họng mủ ở trẻ em?

Nguyên nhân gây viêm họng mủ ở trẻ nhỏ

Viêm họng mủ ở trẻ em tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng bệnh có tính tái tái lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển và đời sống sinh hoạt hàng ngày của các bé. Do đó. để khắc phục bệnh hiệu quả, tốt nhất cha mẹ nên xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra biện pháp điều trị và phòng tránh tối ưu. Sau đây là một số nguyên nhân điển hình gây bệnh viêm họng mủ ở trẻ em:

1/ Sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ kém

Thông thường, trẻ nhỏ hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa được hoàn thiện, đặc biệt là đường hô hấp nên rất dễ bị vi khuẩn hay tác nhân gây bệnh bên ngoài tấn công. Bên cạnh đó, một số trẻ có tiền sử bệnh hô hấp, sức đề kháng đã suy giảm một phần cộng với việc sau khi bệnh khỏi nhưng cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu khiến sức đề kháng ngày càng giảm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh quay trở lại, sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng mủ.

2/ Vệ sinh cá nhân kém

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, nhất là bệnh viêm họng nói chung và viêm họng mủ nói riêng. Vì vậy, nếu cha mẹ không hướng dẫn cho con cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khi đó, vi khuẩn tồn đọng trong khẽ răng, khoang miệng sẽ tấn công họng và gây viêm.

3/ Sử dụng chung đồ với trẻ mắc bệnh

Đa phần cha mẹ rất ít để ý đến vấn đề này nhưng đây chính là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây viêm họng có mủ ở trẻ em. Các bệnh liên quan đến hô nhấp thường rất dễ lây và con đường lây nhiễm chủ yếu đó là nước bọt, dịch mũi, không khí và vật chủ, đồ vật trung gian. Vì vậy, nếu bạn bè và người thân mắc bệnh, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ không được dùng chung đồ dùng cá nhân để phòng tránh bệnh.

4/ Môi trường sống bị ô nhiễm

Môi trường sống bị ô nhiễm là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, vi rút gây bệnh ẩn trốn và phát triển. Và đây cũng là yếu tố thúc đẩy tỷ lệ mắc bệnh viêm họng mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xảy ra ngày càng cao .

 

Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân gây viêm họng và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết viêm họng mủ ở trẻ em

Viêm họng mủ ở trẻ em thường có những biểu hiện nhận biết đặc trưng như sau:

  • Ho, ho khan: Triệu chứng ban đầu của viêm họng mủ ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác đó là tình trạng ho hoặc ho khan, ho có đờm. Trẻ thường ho vào ban đêm và ho diễn ra liên tục, ngày càng nặng nếu không được điều trị sớm.

  • Đau nhức ở họng: Dấu hiệu nhận biết thứ hai sau ho đó là tình trạng đau họng. Nếu cha mẹ chịu để ý sẽ thấy trẻ có những biểu hiện khác thường đó là nuốt nước bọt liên tục. Cổ đau khó chịu và không muốn ăn, cơ thể luôn ở trạng thái uể oải.

Dấu hiệu viêm họng mủ ở trẻ em

  • Ngứa họng: Đi kèm với cơn đau nhức ở họng, trẻ sẽ cảm thấy cổ họng ngứa ngáy khó chịu. Và hành động khạc nhổ là biểu hiện minh chứng cho điều này. Ngoài ra, ngứa họng cũng là dấu hiệu nhận biệt mủ đã xuất hiện trong vòm họng. Khi đó, cha mẹ chỉ cần quan sát và dễ dàng phát hiện những hạt nhỏ màu trắng hoặc xanh nổi trên vòm họng, mủ có mùi hôi khó ngửi.

  • Sốt: Viêm họng mủ ở trẻ em ngoài các biểu hiện kể trên, sốt cũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh, đặc biệt sốt càng cao khi mủ xuất hiện trong họng ngày càng nhiều.

Biến chứng của bệnh viêm họng mủ ở trẻ em

Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em tuy không gây nhiều ái ngại đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Viêm amidan, nhiễm trùng vòm họng hoặc áp – xe họng.

  • Ngoài ra, bệnh kéo dài có thể gây viêm tai giữa, viêm xoang và ảnh hưởng đến phổi gây viêm phổi, viêm khí quản,…

  • Về lâu dài, bệnh có thể tác động và gây ảnh hưởng đến cổ họng, khi đó trẻ rất dễ gặp phải các vấn đề về khả năng nói và hát.

  • Đặc biệt nguy hiểm hơn, bệnh viêm họng mủ ở trẻ em có thể gây viêm màng tim, viêm cầu thận, thậm chí nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện bệnh viêm họng mủ ở trẻ em?

Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em rất khó để điều trị tại nhà. Do đó, để cắt đứt bệnh, ngay từ đầu khi phát hiện triệu chứng bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay phòng khám hoặc bệnh việ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chẩn đoán, nhận định bệnh và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

Bên cạnh sử dụng thuốc theo toa kê của bác sĩ tai mũi họng, phụ huynh cũng nên tuân thủ theo các khuyến cáo sau đây:

  • Không nên tự ý mua thuốc và cho con trẻ dùng, nhất là các loại thuốc kháng sinh. Bởi việc dùng thuốc không theo đơn, không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường.

  • Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng nước muối để loại bỏ bớt vi khuẩn gây viêm họng có trong khoang miệng.

  • Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, cứng hoặc chua đều không tốt cho bệnh tình của con. Chúng có thể kích thích niêm mạc họng tổn thương nghiêm trọng hơn dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng phức tạp. Do đó, cha mẹ nên loại những thức ăn, đồ uống nóng lạnh này ra khỏi danh sách ăn của bé. Đồ ăn, thức uống chứa nhiều vitamin C luôn được khuyến khích trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, giúp tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh.

  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm đá lạnh hoặc sử dụng thuốc hạ sốt. Bên cạnh đó, khi trẻ bị sốt cha mẹ nên mặc đồ rộng rãi, thoáng mát cho con.

  • Bảo vệ đường thở của trẻ bằng cách giữ ấm cho con trẻ nhất là vùng cổ, ngực, mũi, tay, chân khi trời lạnh.

Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em thật ra không quá nghiêm trọng, các bậc cha mẹ chỉ cần thường xuyên theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận, bệnh sẽ nhanh chóng giảm sau đó. Tuy nhiên, để chắc chắn sức khỏe của bé luôn tốt, bạn nên đưa trẻ đi khám định kỳ hàng tháng. Dựa vào bảng theo dõi kết quả diễn biến bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị bệnh phù hợp.

Nguồn: https://ihs.org.vn/viem-hong-mu-o-tre-em-8399.html

Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không?

  • PDF.

Viêm họng hạt nếu để lâu và không tiến hành điều trị rất dễ gây ra biến chứng của viêm họng hạt. Do đó, người bệnh nên ý thức rằng bệnh không thể tự khỏi trong ngày một ngày hai. Và muốn điều trị khỏi bệnh cần có một quá trình lâu dài, không được chủ quan, lơ là, tránh những biến chứng nguy hiểm.

 

Viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Thư thắc mắc: “Chẳng là em mắc bệnh viêm họng hạt đã lâu, chắc nay nữa là được 2 năm rồi. Các triệu chứng đau rát, khó chịu cứ tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là mỗi khi trời lạnh. Các hạt nổi trên niêm mạc họng ngày càng to khiến em không thể nuốt thức ăn được. Mỗi lần bệnh tái phát là em lại xuất ký vì chẳng ăn, uống được gì. Dùng thuốc điều trị theo đơn nhưng bị lờn thuốc hay sao á, em uống miết mà không khỏi. Hôm nọ dì em qua chơi, bảo em lo chữa sớm đi chứ không bệnh nặng nguy hiểm lắm, con gái cô Lan gần nhà dì chết cũng vì bệnh đó chuyển thành ung thư. Đi khám bác sĩ không nói gì chỉ bán thuốc nhưng nghe dì nói em nghe hoang mang quá. Liệu viêm họng hạt nguy hiểm không, biến chứng của viêm họng hạt có gây ung thư không? Mong chuyên mục giải đáp giúp em ạ. Em xin chân thành cảm ơn!”

 

(Trần Văn Vũ, 20 tuổi, sinh viên trường Đại học Khánh Hòa, Nha Trang)

Bạn Văn Vũ thân mến!

Qua trao đổi với bác sĩ Nguyễn Minh Đức (bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện Việt Pháp – Hà Nội), chuyên mục đã tổng hợp lại những thông tin cần thiết. Và hy vọng câu trả lời này sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề mà bản thân đang thắc mắc.

>> Tham khảo thêm: Bệnh viêm họng mãn tính có chữa được không?

Viêm họng hạt nguy hiểm không?

Viêm họng hạt là là một trong 3 dạng của bệnh viêm họng mãn tính. Các triệu chứng của viêm họng hạt đặc trưng như ngứa họng, đau rát họng, cổ họng vướng víu khó chịu, nhất là khi ăn uống. Ngoài ra, người bị viêm họng hạt còn gặp phải các biểu hiện khó chịu như ho có đờm, đằng hắng liên tục và khàn tiếng,… Các triệu chứng này xuất hiện không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi mà còn gây ảnh hưởng đến công việc và đời sống hàng ngày của bệnh nhân.

Không chỉ dừng lại ở những triệu chứng bệnh đơn thuần, nếu bệnh không được điều trị sớm, đúng thời điểm, nguy cơ người bệnh phải đối mặt với biến chứng của bệnh viêm họng hạt khá cao. Một vài biến chứng của viêm họng hạt có thể kể đến như sau:

  • Biến chứng bệnh tại chỗ: Áp – xe thành họng ở trẻ nhỏ, viêm sưng tấy amidan, viêm tấy quanh họng.

  • Biến chứng gần: Nhiễm khuẩn ở vòm họng có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng lây sang các bộ phận lân cận và gây viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang. Hoặc tình trạng nhiễm trùng lan rộng hơn xuống dây thanh quản gây viêm thanh quản, viêm thanh khí, phế quản, thậm chí nặng hơn gây viêm phổi.

  • Biến chứng xa: Viêm họng hạt có thể gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp như gây viêm khớp, ngoài ra bệnh còn gây viêm màng ngoài tim, viêm cầu thận.

Viêm họng hạt gây biến chứng nguy hiểm

 

Tham khảo: Cách chữa viêm họng hạt tại nhà

Viêm họng hạt có biến chứng thành ung thư không?

Bệnh viêm họng hạt biến chứng rất nguy hiểm và ung thư vòm họng cũng vậy. Thoạt nhìn có thể thấy hai căn bệnh đường hô hấp này tuy có biểu hiện và mức độ nguy hiểm thường không giống nhau. Nhưng nếu để ý kỹ, người bệnh có thể khó phân biệt được bệnh, bởi các triệu chứng bệnh thường trùng lặp. Cho nên, dựa vào những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm họng hạt, người bệnh rất dễ nhầm lẫn giữa bệnh viêm họng hạt với căn bệnh có nguy cơ tử vong cao như bệnh ung thư vòm họng.

Theo các chuyên gia, về bản chất, ung thư vòm họng là bệnh ác tính có tốc độ diễn biến nhanh và gây ra hậu quả khó lường. Nghiêm trọng hơn, ung thư vòm họng có thể đe dọa mạng sống của người bệnh. Nhưng trái ngược, bệnh viêm họng hạt là căn bệnh đường hô hấp lành tính, mặc dù bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh nhưng đây không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, nếu bệnh viêm họng hạt không được chữa sớm, bệnh kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Và biến chứng của bệnh viêm họng hạt nguy hiểm nhất đó là ung thư vòm họng.

 

Vậy, viêm họng hạt có nguy hiểm không? Viêm họng hạt có biến chứng thành ung thư không? Xin khẳng định, các biến chứng của viêm họng hạt khá nguy hiểm. Và một trong những biến chứng nguy hiểm nhất đó là ung thư vòm họng. Do đó, người bệnh nên hết sức cẩn thận, cần có biện pháp phòng và điều trị bệnh hợp lý nhất để mang lại kết quả trị liệu cao. Cách tốt nhất để nhanh chóng chấm dứt bệnh là người bệnh nên tiến hành thăm khám bệnh định kỳ. Dựa vào kết quả theo dõi, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp.

Nguồn: https://vhea.org.vn/viem-hong-hat-co-nguy-hiem-khong-2973.html

 

Bệnh viêm họng lưỡi gà dài là gì?

  • PDF.

Viêm họng lưỡi gà dài là tình trạng phần mô ở cuối họng bị sưng, viêm. Bệnh dễ bắt gặp ở đối tượng trẻ em và những người có sức đề kháng kém nhưng khó gọi tên vì thuật ngữ “viêm họng lưỡi gà dài” thực sự không phổ biến. Bệnh có thể tự khỏi và khỏi nhanh hơn nếu áp dụng đúng biện pháp điều trị.

 

Bệnh viêm họng lưỡi gà dài Bệnh viêm họng lưỡi gà dài là tình trạng phần mô ở cuối họng bị sưng, viêm.

Viêm họng lưỡi gà dài là bệnh gì?

Lưỡi gà (uvula) là phần mô thịt treo ngay trên lưỡi, nằm cuối miệng, có nhiệm vụ đóng eo họng (nasopharynx) ngay mũi hầu trong quá trình nuốt thức ăn và nói để ngăn chúng tràn lên khoang mũi, gây sặc khi ăn uống. Ngoài ra, lưỡi gà còn tham gia vào bộ máy phát âm của cơ thể.

Viêm họng lưỡi gà dài là hiện tượng lưỡi gà bị viêm, đau nhức, khó chịu. Nguyên nhân được xác định do vết loét ở lợi, niêm mạc miệng hay môi (được gọi là nhiệt miệng) khiến cho lưỡi gà bị đau. Viêm họng lưỡi gà dài là bệnh phổ biến ở trẻ em, những người có sức đề kháng yếu.

Các vết loét do viêm lưỡi gà dài có màu vàng hoặc hơi đỏ, vết loét hình bầu dục kích thước từ 0.2-1cm. Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 7-10 ngày và để lại sẹo ở niêm mạc. Tuy vậy, cũng có những trường hợp bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và thở bình thường.

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh viêm họng lưỡi gà dài

Bệnh viêm họng lưỡi gà dài có đầy đủ những biểu hiện của bệnh viêm họng kèm theo những biểu hiện đặc trưng tại lưỡi gà.

dấu hiệu viêm họng lưỡi gà dàiLưỡi gà sưng, dài hơn bình thường khi bị viêm họng lưỡi gà dài.

  • Lưỡi gà sưng, dài hơn bình thường.

  • Trên bề mặt của lưỡi gà xuất hiện vết loét nông, có màu đỏ hoặc vàng, kích thước vết loét từ 0.2 – 1 cm.

  • Người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu trong họng.

  • Người bệnh viêm họng lưỡi gà dài bị nghẹn, ho, đau khi ăn nên ăn uống diễn ra chậm hơn bình thường.

  • Do lưỡi gà dài sưng viêm hơn bình thường gây cản trở đường hô hấp và hơi thở nên người bệnh gặp vấn đề khi nói chuyện.

  • Khi nuốt, nước miếng có thể chảy ra ngoài.

  • Thông thường, các triệu chứng viêm họng lưỡi gà dài thường đi kèm với sưng viêm các bộ phận lân cận như vòm họng, amidan.

40-60% tác nhân gây bệnh viêm họng lưỡi gà dài đến từ vi rút như virút cảm cúm, bệnh cúm, croup (viêm thanh khí phế quản), bạch cầu đơn nhân. Ngoài ra, nhiễm khuẩn khuẩn Streptococcus pyogenes cũng là nguyên nhân phổ biến khiến cho lưỡi gà dài bị kích thích, sưng, viêm.

Bệnh viêm họng lưỡi gà dài có nguy hiểm không?Có nên cắt lưỡi gà dài hay không?

 

Mặc dù  triệu chứng của bệnh khá phiền toái vì chúng ảnh hưởng đến việc ăn uống, gây tâm lý ngại ăn, sợ ăn, nếu kéo dài có thể gây sụt cân, suy nhược cơ thể, song viêm lưỡi gà dài không nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 7-10 ngày hoặc khỏi sớm hơn nếu có biện pháp điều trị sớm và đúng đắn.  

Nhiều bệnh nhân bị viêm lưỡi gà có xu hướng muốn cắt lưỡi gà để tránh phải chịu đựng cảm giác khó chịu. Điều này không cần thiết. Các chuyên gia cho biết, chỉ thăm khám và điều trị sớm, bệnh có thể khỏi rất nhanh mà hầu như không để lại sẹo.

 

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Cách điều trị bệnh viêm họng lưỡi gà dài

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thưởng của bệnh viêm họng lưỡi gà dài, bệnh nhân nên nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế để tìm đúng tác nhân gây bệnh, từ đó dùng thuốc phù hợp.

Dùng thuốc điều trị

Đối với trường hợp viêm họng lưỡi gà thể nhẹ, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc uống và thuốc bôi để cải thiện triệu chứng. Thông thường, hai loại thuốc này được phối hợp trong một liệu trình điều trị để nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian khỏi bệnh.

  • Thuốc uống được dùng khi lưỡi gà sưng, đau nhưng chưa có biểu hiện loét hoặc vết loét đang liền lại để cải thiện tình trạng viêm, ngăn sự hình thành vết loét.

  • Thuốc bôi được chỉ định trong trường hợp lưỡi gà bị loét. Thuốc có tác dụng hình thành lớp màng bọc bao quanh vết loét, bảo vệ vết loét khỏi sự tác động cơ học, tránh xây xát vết loét, giảm đau tại chỗ, kháng khuẩn, đồng thời giữ cho vết loét khô thoáng, chóng hồi phục.

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh viêm họng lưỡi gà dài là:

  • Thuốc kháng viêm giảm đau: Kamistad – gel, paracetamol, ibuprofence…Thuốc tác dụng nhanh, cải thiện tình trạng sưng viêm ở niêm mạc họng, đem đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

  • Thuốc Corticoid: Prednisolone, dexamthason, betamethason…Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm họng lưỡi gà dài kèm theo viêm loét nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn uống và thở.

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định cho những đối tượng xác định bị viêm loét lưỡi gà dài do vi khuẩn gây nên. Nếu đối tượng gây bệnh là vi rút, thuốc hầu như không phát huy tác dụng. Một số kháng sinh được dùng trong trường hợp này là: Penicillin, Beta lactam, Macrolides, Cephalosporin, thế hệ I, II, III, nhóm kháng sinh khác (Metronidazole, Lincomycin Clindamycin).

Áp dụng phương pháp Plasma

Đối với trường hợp viêm họng lưỡi gà dài tái đi phát lại nhiều lần, gây biến chứng viêm amidan, viêm loét họng, phương pháp Plasma sẽ là sự chọn lựa tốt cho nhiều người.

Nhờ sự kết hợp ion Plasma nhiệt độ thấp với đầu dò thông minh có gắn camera có độ phóng đại lên đến 500 lần, bác sĩ sẽ quan sát được chính xác khu vực bị tổn thương, từ đó có biện pháp loại bỏ tế bào bị bệnh, giảm sưng đau, làm lành vết loét, hạn chế sự lây lan ổ viêm đến đến tế bào xung quanh.

 

Áp dụng một số mẹo dân gian

Cách trị bệnh dân gian đơn giản, rẻ tiền, lành tính, cải thiện tình trạng sưng viêm ở lưỡi gà nhanh chóng nên được nhiều người bệnh áp dụng. Một số mẹo trị bệnh phổ biến là:

  • Ngậm mật ong nguyên chất: Không phải ngẫu nhiên mà mật ong được xem là chất kháng sinh tự nhiên. Nhờ tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, mật ong có công dụng giảm sưng viêm, sát trùng. Chính vì thế, ngâm mật ong 2-3 lần mỗi ngày sẽ giảm nhanh triệu chứng bệnh.

  • Bổ sung thực phẩm có tính mát: Một số thực phẩm có tính mát, sát khuẩn cao như trà xanh, rau má, nước sắn dây cũng giúp thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, cải thiện tình trạng viêm loét.

 

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm họng mủ là gì?

Cách phòng bệnh viêm họng lưỡi gà dài

Để phòng tránh viêm họng lưỡi gà dài, cần lưu ý và thực hiện một số điều sau:

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên xúc miệng bằng nước muối hằng ngày để loại bỏ những mảng bám, vi khuẩn gây hại trú ẩn trong khoang miệng.

  • Hạn chế ăn đồ cay, nóng, thực phẩm lên men, đồ ăn sống để tránh gây nóng người, nhiệt miệng, tăng nguy cơ viêm lưỡi gà dài.

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.

  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hay tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khó bụi.

Nhìn chung, bệnh viêm họng lưỡi gà dài không không khó để nhận biết, bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày hoặc khỏi do dùng thuốc điều trị. Trong quá trình điều trị bệnh, cần chú ý uống thuốc đúng giờ, ăn đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên vệ sinh răng họng để rút ngắn thời gian điều trị.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

You are here Tin tức Y học thường thức