• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin hoạt động BV

Phẫu thuật lấy khối u lớn hiếm gặp ở vùng cổ bệnh nhân 13 tuổi

  • PDF.

Sơn Tùng - 

Sáng 3/7, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên, Trưởng khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam cho biết vừa phẫu thuật thành công khối u có kích thước lớn ở vùng cổ, trường hợp vô cùng hiếm gặp ở bệnh nhân nhỏ tuổi.

Người nhà của em N.Q.C. (13 tuổi, trú xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh) cho biết, C. được phát hiện khối u vùng cổ bên phải cách đây 5 năm.

Khối u ngày càng lớn dần nên gia đình đã đưa em đến một bệnh viện ở Đà Nẵng khám lần đầu vào năm 2019.

Bệnh viện cho thuốc để C. về nhà uống. Tuy nhiên, đến năm 2020, khối u ngày càng lớn, người thân đưa C. đi tái khám. Tại đây, các bác sĩ vẫn cho thuốc để C. uống.

Thời gian gần đây, gia đình thấy em C. ăn uống khó khăn, khó nuốt, khó thở, người mệt mỏi và khối u ngày càng lớn nhanh.

ulonco

Hôm 1/7, C. được đưa đến khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam thăm khám, tiến hành siêu âm vùng cổ, xét nghiệm cần thiết để phẫu thuật chương trình.

Sau 90 phút, bác sĩ Tiên cùng ê kip đã phẫu thuật cho C. và lấy trọn khối u có kích thước 10cm ở vùng cổ phải của bệnh nhân.

Bác sĩ Tiên cho hay, khối u có kích thước lớn xảy ra ở bệnh nhi nhỏ tuổi vô cùng hiếm gặp, phẫu thuật phức tạp và rất khó khăn. Bởi, ở các vị trí này có những thành phần giải phẫu rất nguy hiểm như: động mạch cảnh trong, dây thần kinh hồi quy, dây thần kinh mặt….

Nếu trong quá trình phẫu thuật không cẩn trọng và làm tổn thương những thành phần này thì bệnh nhân có thể tử vong hoặc để lại di chứng liệt mặt, liệt dây thanh âm.

Nguồn: Sơn Tùng https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/benh-hiem-gap-cat-khoi-u-10cm-trong-vung-co-benh-nhan-13-tuoi-o-quang-nam-289070.html

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 04 Tháng 7 2021 10:55

Phẫu thuật thay khớp vai đầu tiên tại Quảng Nam

  • PDF.

Bs Dương Nguyễn Lộc - 

(QNO) - Khoa Ngoại chấn thương - bỏng Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam vừa triển khai thành công kỹ thuật thay khớp vai bán phần cho bệnh nhân bị gãy phức tạp đầu trên xương cánh tay.

Theo đó, bệnh nhân Đ.T.T. (Hiệp Đức) bị đa chấn thương sau tai nạn giao thông. Tuy nhiên, bệnh nhân có yếu tố dịch tễ vừa trở về từ địa phương có dịch Covid-19 chưa qua 14 ngày nên được đưa vào điều trị và cách ly tại Khoa Y học nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam. Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương - bỏng thăm khám và chẩn đoán gãy phức tạp nhiều mảnh đầu trên xương cánh tay.

Sau khi hội chẩn, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật thay khớp vai. Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc đến điều trị ở những bệnh viện tuyến trên, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã triển khai kỹ thuật thay khớp vai cho bệnh nhân.

thaykhopvai

Bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương - bỏng phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: N.L

Bác sĩ Nguyễn Tam Thăng - Trưởng khoa Ngoại chấn thương - bỏng cho biết: "Thay khớp vai là một kỹ thuật cao trong chuyên ngành chấn thương chỉnh hình, chưa được triển khai rộng rãi trong cả nước. Để thực hiện cần có ekip được đào tạo chuyên sâu và phẫu thuật viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm". Đây cũng là trường hợp thay khớp vai đầu tiên được thực hiện tại Quảng Nam.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân hiện ổn định và được hướng dẫn tập phục hồi chức năng nhằm trả lại cơ năng và quay về sinh hoạt bình thường sớm nhất có thể. 

Thay khớp vai được triển khai lần đầu tiên vào năm 1893, sau đó đến năm 1950 khớp vai mới ra đời thế hệ khớp có thiết kế theo giải phẫu. Ngày nay thay khớp vai bán phần được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân gãy phức tạp đầu trên xương cánh tay và các bệnh lý viêm thoái hóa chỏm xương cánh tay.

Với tiêu chí nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hiện Khoa Ngoại chấn thương - bỏng Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã triển khai nhiều kỹ thuật tiên tiến nhằm tạo điều kiện điều trị thuận lợi cho bệnh nhân tại Quảng Nam cũng như các tỉnh lân cận.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/y-te/phau-thuat-thay-khop-vai-dau-tien-tai-quang-nam-113920.html

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 01 Tháng 7 2021 20:00

Cấp cứu thành công bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá từ ruột non bằng phẫu thuật kết hợp nội soi tiêu hoá ống mềm trong mổ

  • PDF.

Khoa Ngoại Tiêu hóa - 

Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam tiếp tục phát huy sứ mệnh là bệnh viện tuyến cao nhất tỉnh cấp cứu các trường hợp nặng trong địa bàn trong mùa dịch COVID 2021.

Bệnh nhân nữ 67 tuổi, tiền sử xuất huyết tiêu hoá, đã phẫu thuật cắt đoạn ruột non xuất huyết do polyp. Lần này vào viện với một tình trạng suy thận mạn, đại tiện phân đen kéo dài. Bệnh nhân đã được nội soi dạ dày, nội soi đại trực tràng bằng ống mềm nhưng không tìm được tiêu điểm chảy máu.

Nhận thấy đây là một trường hợp nặng, cần cấp cứu kịp thời, các bác sỹ khoa nội Thận Nội tiết, Ngoại tiêu hoá và Nội tiêu hoá đã hội chẩn khẩn và quyết định phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân, kết hợp nội soi ruột non bằng ống mềm trong mổ, phát hiện tiêu điểm chảy máu cách góc tá hổng tràng 20cm. Đây là vị trí không thể quan sát được nếu nội soi tiêu hoá thông thường mà phải dùng đến nội soi có bóng (bóng đơn hoặc bóng đôi). Các bác sĩ Ngoại tiêu hoá đã tiến hành cắt đoạn ruột non chảy máu, tái lập lưu thông. Ca mổ tiến hành thuận lợi. Hiện tại bệnh nhân đã hết xuất huyết, ăn uống tốt và được cho xuất viện.

Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam thực hiện nội soi tiêu hoá trong mổ. Theo bác sỹ Dương Quốc Trung, ruột non là vị trí nội soi khó tiếp cận nhất của đường tiêu hoá cho dù đi từ miệng hoặc từ hậu môn. Đối với ruột non, không thể soi bằng kỹ thuật soi mềm thông thường (vì ruột non quá dài và cuộn khúc) mà phải dùng nội soi viên nang hoặc kỹ thuật nội soi bóng đơn hoặc bóng đôi. Với điều kiện chưa có điều kiện trang bị các kỹ thuật cao cấp thì nội soi ống tiêu hoá trong mổ đã mở ra một hướng đi mới cho các bác sỹ và người bệnh, giúp phát hiện và xử lý những tổn thương ở ruột non.

noisoitieuhoa1

noisoitieuhoa2

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 12 Tháng 6 2021 09:49

An toàn vệ sinh lao động trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

CN Hoàng Thị Thu Mười - 

Trong suốt cuộc đời của con người ngoài hơi thở và những gì liên quan đến thân thể thì có lẽ lao động là luôn đi theo cả cuộc đời. Dù chúng ta lao động dưới hình thức trí não hay lao động tay chân thì khái niệm an toàn lao động là điều chúng ta được nghe nhiều nhất. Vậy những đối tượng nào cần phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? Chúng ta hay cùng tìm hiểu!

I. AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀ GÌ

1. An toàn lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

2. Vệ sinh lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Nói cách khác an toàn lao động chính là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động. Còn vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến nghành nghề đang làm.

3. An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ): là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm khi làm việc.

antoanld

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 03 Tháng 6 2021 19:56

Bệnh nhân vỡ túi phình mạch máu não được can thiệp cấp cứu kịp thời giữa mùa dịch Covid-19

  • PDF.

Bs Nguyễn Quốc Thái - 

Mới đây, ngày 28/5/2021, trong mùa dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam đã tiến hành can thiệp thần kinh cấp cứu một trường hợp đột quỵ xuất huyết não do vỡ túi phình mạch máu não.

Bệnh nhân nam L.V.D. 46 tuổi (huyện Thăng Bình- tỉnh Quảng Nam) đang ngủ thì đột ngột gồng cứng người, trợn mắt sùi bọt mép, mất ý thức. Bệnh nhân được nhập viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam. Chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy có tình trạng xuất huyết khoang dưới nhện do vỡ túi phình của động mạch não giữa bên phải.

Nhận định đây là một ca bệnh khó và phải xử lý can thiệp cấp cứu, được sự chỉ đạo của BS CK2. Phạm Ngọc Ẩn (Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam) và Lãnh đạo khoa Nội tim mạch, ê-kíp Can thiệp tim mạch BVĐK tỉnh Quảng Nam đã hội chẩn với các chuyên gia của bệnh viện Chợ Rẫy và tiến hành can thiệp.

Kết quả sau hơn một giờ đồng hồ thủ thuật, các bác sĩ đã can thiệp thành công, túi phình đã được nút tắc hoàn toàn. Sau can thiệp, bệnh nhân tỉnh táo, trả lời đúng y lệnh, không yếu liệt và hiện tại bệnh nhân đang hồi phục tốt.

Phình động mạch não là các vùng yếu, lồi ra ở thành mạch. Vỡ túi phình gây xuất huyết khoang dưới nhện hay trong não, cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Khoảng 25% bệnh nhân chết trong vòng 24 giờ và 25% chết trong vòng 6 tháng. Sau vỡ túi phình thì nguy cơ vỡ lại khá cao, từ 8-23% trong 72 giờ đầu. Hậu quả vỡ túi phình tái phát là rất nặng với tỉ lệ tử vong lên đến 60%.

Phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm giảm tỉ lệ tử vong và biến chứng. Các yếu tố nguy cơ có túi phình cần tầm soát, theo dõi là: tuổi lớn, huyết áp cao, hút thuốc lá, dị dạng mạch máu não, gia đình có người bị túi phình… Cần lưu ý triệu chứng khi túi phình vỡ: đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, lơ mơ… đến bệnh viện để được điều trị sớm nhất.

Hiện nay, đội ngũ Can thiệp tim mạch của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện thành công các kỹ thuật can thiệp thần kinh để điều trị các bệnh lí mạch máu não, đột quỵ cấp…, nâng cao chất lượng điều trị cho người dân tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

ekip1

ekip2

Ê-kíp sau can thiệp thành công (phòng DSA, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng nam)

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 02 Tháng 6 2021 19:38

You are here Tin tức Tin hoạt động BV