• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin hoạt động BV

Nối liền cẳng tay bị đứt

  • PDF.

 X.H - P.M

(QNO) - Các bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương – Bỏng của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nối liền một phần cẳng tay bị chém đứt.

Do mâu thuẫn cá nhân, một nam thanh niên 31 tuổi, quê tại huyện Tiên Phước bị người khác dùng rựa chém đứt gần lìa 1/3 dưới cẳng tay trái. Bệnh nhân được bệnh viện tại huyện Tiên Phước sơ cứu và chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam 2 tiếng sau khi bị nạn.

Bác sĩ Hà Phước Mỹ (Khoa Ngoại chấn thương – Bỏng) cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng xương cẳng tay bị đứt gần lìa chỉ còn 1 cầu da nhỏ mặt trước ngoài, mất máu nặng, đầu ngón tay lạnh. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định vẫn còn khả năng cứu sống cẳng tay cho bệnh nhân nên tiến hành mổ cấp cứu ngay sau khi tiếp nhận khoảng 30 phút.

“Tại phòng mổ bệnh nhân được xử lý vết thương, cắt lọc tổ chức cơ dập nát, làm sạch vết thương và các đầu xương. Ê kip phẫu thuật tiến hành kết hợp xương cho cả 2 xương cẳng tay. Sau khi đã cố định xương thì bộc lộ mạch máu và thần kinh. Chúng tôi dùng kính vi phẫu để nối lại mạch máu thần kinh tái lưu thông máu và dẫn truyền, tiếp đến nối lại toàn bộ gân gấp mặt trước và gân duỗi mặt sang cẳng tay” – bác sĩ Hà Phước Mỹ nói.

Gần 4 tiếng phẫu thuật liên tục, tay bệnh nhân đã hồng hào trở lại. Sau phẫu thuật ngày đầu tiên, tay bệnh nhân hồng ấm, có thể cử động nhẹ được các ngón tay. Đến nay, sau 10 ngày thực hiện phẫu thuật nối liền cánh tay, bệnh nhân đã bắt đầu tập gấp duỗi các ngón tay và được cắt chỉ cho xuất viện.

Với các trường hợp đứt lìa và phẫu thuật nối liền như thế này, các bác sĩ cho biết, tùy vào khả năng đáp ứng của bệnh nhân cũng như trải qua thời gian tập vật lý trị liệu thì bệnh nhân có thể phục hồi sức cơ khoảng 60% - 90%. Thời gian phục hồi cũng mất từ 3 đến 6 tháng.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/y-te/noi-lien-cang-tay-bi-dut-116233.html

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 23 Tháng 8 2021 06:49

Phẫu thuật 6 giờ liên tục để cứu một cánh tay dập nát do máy băng chuyền

  • PDF.

Xuân Hiền - 

(QNO) - Bác sĩ Nguyễn Tam Thăng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam thông tin, một trường hợp bị tai nạn lao động do máy băng chuyền gỗ cuốn cánh tay trái, mất máu nhiều vừa được bệnh viện cấp cứu và phẫu thuật thành công.

Ê kíp bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại để cứu sống nhiều bệnh nhân gặp tai nạn lao động, giảm áp lực cho việc chuyển tuyến. Ảnh: T.T

Nam bệnh nhân 28 tuổi, quê tại Quế Sơn bị máy băng chuyền gỗ cuốn cánh tay trái vào máy.

Sau khi được sơ cứu tại Trung tâm Y tế huyện Quế Sơn, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam trong tình trạng choáng mất máu, cánh tay trái tím lạnh do thiếu máu. Chụp mạch máu bị tổn thương động mạch dưới đòn.

bangchuyen

Bác sĩ Nguyễn Tam Thăng cho hay, đây là trường hợp nặng, rất nguy hiểm đến tính mạng do mất máu nhiều và cần phải cứu cánh tay trái cho bệnh nhân do thời gian mất máu đã 4 giờ đồng hồ.

"Bệnh viện đã kích hoạt hệ thống báo động đỏ toàn viện, ê kíp bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu tái lưu thông động mạch và tĩnh mạch dưới đòn, bằng ghép đoạn tĩnh mạch khoảng 10cm lấy từ tĩnh mạch đùi. Sau 6 tiếng phẫu thuật, hồi sức truyền tổng cộng 10 đơn vị máu, sáng hôm sau bệnh nhân đã tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định, tạm thời qua cơn nguy kịch và cánh tay trái đã được cứu sống" - bác sĩ Nguyễn Tam Thăng cho biết.

Được biết, đây là một trong những phẫu thuật khó lần đầu tiên thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam. Trước đây, với các phẫu thuật mang tính liên hoàn này chỉ thực hiện ở các bệnh viện đầu ngành. Tuy nhiên, với sự phối hợp nhiều chuyên khoa như cấp cứu, gây mê, hồi sức, huyết học, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam hiện nay đã có thể thực hiện được nhiều ca phẫu thuật phức tạp.

"Trong giai đoạn dịch diễn biến phức tạp hiện nay, việc triển khai được các kỹ thuật này giúp thực hiện tốt phương châm điều trị tại chỗ, hạn chế chuyển tuyến trên, đồng thời cấp cứu kịp thời bệnh nhân" - bác sĩ Nguyễn Tam Thăng nói thêm. 

Nguồn: https://baoquangnam.vn/y-te/phau-thuat-6-gio-lien-tuc-de-cuu-mot-canh-tay-dap-nat-do-may-bang-chuyen-114984.html

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 25 Tháng 7 2021 09:36

Đặt stent nội sọ để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ cấp

  • PDF.

Xuân Hiền - 

(QNO) - Lần đầu tiên, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Quảng Nam dùng đến kỹ thuật đặt stent nội sọ để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ cấp.

Cụ thể, bệnh nhân nam 75 tuổi (quê Thăng Bình) nhập viện trong tình trạng liệt nhẹ nửa người, nói ngọng. Đặc biệt, trong lúc đang được bác sĩ thăm khám, bệnh nhân đột ngột hôn mê, liệt tứ chi, rối loạn nhịp thở.

Các bác sĩ đánh giá đây là tình trạng đột quỵ tối cấp, tiên lượng rất nặng. Ê kíp can thiệp đột quỵ được khởi động ngay lập tức. Bệnh nhân được nhanh chóng đưa đi chụp CT mạch máu não, kết quả cho thấy tắc đoạn gần động mạch thân nền.

Bác sĩ Trần Lâm - Trưởng khoa Nội - Tim mạch BVĐK Quảng Nam cho biết, ê kip phẫu thuật phải can thiệp để lấy huyết khối bằng dụng cụ, nhưng tổn thương của bệnh nhân không đơn giản như dự đoán ban đầu. Theo các bác sĩ, chỗ tắc bị hẹp rất nặng do mảng xơ vữa chứ không phải chỉ đơn thuần do huyết khối (đa số các ca khác chỉ cần hút huyết khối tái thông là thành công). Bệnh nhân được tiếp tục nong bóng chỗ hẹp, tuy nhiên vẫn không thành công.

noiso

"Sau khi hội ý chuyên môn khẩn cấp, bệnh nhân đã được đặt 1 stent vào đoạn gần của động mạch thân nền. Sau đặt stent thành công, động mạch thân nền không còn hẹp và dòng chảy mạch máu não trở lại bình thường. Bệnh nhân tỉnh lại ngay trên bàn can thiệp" - bác sĩ Trần Lâm cho biết. 

Các bác sĩ can thiệp đột quỵ não cho biết, đây là trường hợp đầu tiên tại BVĐK Quảng Nam phải dùng đến kỹ thuật đặt stent nội sọ để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ cấp. Trước đó 2 tuần, cũng có bệnh nhân đột quỵ cấp do tắc gốc động mạch cảnh trong trái nhưng chỉ cần hút huyết khối và nong bóng đã hồi phục lại sự lưu thông mạch máu cho bệnh nhân.

Chỉ trong một thời gian ngắn, các bác sĩ của BVĐK Quảng Nam đã can thiệp thành công 2 ca đột quỵ nặng và phức tạp với việc kết hợp hút huyết khối kèm nong bóng và đặt stent cấp cứu.

Điều này mở thêm nhiều cơ hội cho bệnh nhân đột quỵ, đặc biệt là những ca nặng vào viện sớm, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân đột quỵ tại BVĐK Quảng Nam. 

Tắc động mạch thân nền là một dạng của đột quỵ não. Mặc dù tỷ lệ mắc ít hơn so với các dạng khác, nhưng mức độ nguy hiểm rất cao. Nếu hệ thần kinh trung ương bị tổn thương thì gần như bệnh nhân sẽ mất hết chức năng sống và dẫn đến tử vong nhanh.

Bác sĩ Trần Lâm khuyến cáo, khi phát hiện có những biểu hiện bất thường như: bỗng dưng mệt mỏi, méo miệng, nói khó, nói đớ, tay chân không cử động được, đau đầu, thị lực giảm, hôn mê, khó thở,… ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt. Với bệnh nhân bị đột quỵ, thời gian chính là não. Mất thời gian đồng nghĩa với mất não, dẫn đến tử vong hoặc các di chứng không mong muốn.

Nguồn:https://baoquangnam.vn/y-te/dat-stent-noi-so-de-cap-cuu-benh-nhan-dot-quy-cap-114772.html?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR1fyI6kJYE9kBYrHUZgbkuvD348ObJ88-hesxt5acRuhsVdRG5B3KDsv60

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 25 Tháng 7 2021 09:32

Điều trị thành công trường hợp viêm tụy cấp hoại tử bằng lọc máu liên tục và dẫn lưu ổ bụng

  • PDF.

Bs Trần Minh Quang - ICU

I.ĐẠI CƯƠNG:

Viêm tụy cấp (VTC) là quá trình viêm ở tuyến tụy với các sang thương viêm thay đổi ở mô tụy và/hoặc ở các cơ quan xa. Tỉ lệ tử vong thay đổi từ 3% ở thể viêm tụy phù nề mô kẽ đến 17% ở thể viêm tụy hoại tử xuất huyết. Đặc biệt viêm tụy cấp hoại tử xuất huyết kèm theo nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan tỷ lệ tử vong ngày càng cao, có thể lên 35%.

II. CA LÂM SÀNG:

Bệnh nhân Hồ Văn T, 38 tuổi địa chỉ ở Trà Sơn – Bắc Trà My – Quảng Nam, vào Trung tâm y tế Bắc Trà My với lý do đau vùng thượng vị kèm nôn, chẩn đoán theo dõi viêm tụy cấp chuyển BVĐK Quảng Nam.

Ghi nhận tại khoa Cấp cứu: bệnh nhân tỉnh, mệt, đau nhiều vùng thượng vị, mạch nhanh 130 lần/phút, HA: 100/60 mmHg. Cận lâm sàng: Amylase: 873 U/L. Ure/Cre: 8,0/161. Glucose: 13,8 mmol/l. Na/K: 136/4,0. Siêu âm bụng: Phù nề vùng thân, đuôi tụy, dịch ổ bụng lượng ít. Chuyển khoa Hồi sức tích cực – chống độc điều trị tiếp.

IMG-9787

Lọc máu liên tục bệnh nhân viêm tuỵ cấp hoại tử

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 17 Tháng 7 2021 10:35

Nhân một trường hợp phẫu thuật cấp cứu kịp thời bệnh nhân gãy hở phức tạp thân xương hàm dưới tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Bs CKI Ngô Thị Thu Thảo - 

  • Họ và tên bệnh nhân: Phạm Minh Ph; Nam; 24 tuổi
  • Địa chỉ: Tam Thái - Phú Ninh

Bệnh nhân bị tai nạn giao thông được đưa vào Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, tiếp nhận lúc 10h46 phút ngày 23/11/2020 trong tình trạng hôn mê, glasgow 9 điểm, vết thương phức tạp vùng dưới hàm, cổ trái, gãy hở phức tạp, gãy vụn thân xương hàm dưới trái, chảy nhiều máu, chèn ép đường thở. Sau khi hội chẩn Bs trực khoa RHM quyết định chuyển phẫu thuật cấp cứu.

Bệnh nhân được nhanh chóng làm các thủ tục trước mổ và chuyển lên khoa Gây mê Hồi sức, phẫu thuật cấp cứu dưới gây mê nội khí quản đường mũi.

Ê kíp phẫu thuật chuyên khoa RHM gồm: Bs.Ck2 Nguyễn Minh Đức và Bs.Ck1 Ngô Thị Thu Thảo; tiến hành thăm dò đường gãy xương hàm dưới qua vết thương hở vùng dưới hàm, thấy xương hàm dưới trái gãy phức tạp, vụn nát nhiều đường từ cằm đến góc hàm trái, gãy vỡ nát bản xương mặt trong xương hàm dưới trái, gãy rời vùng xương ổ răng từ răng 34,35,36,37, nhiều mảnh xương rời và răng bậc ra ngoài cung hàm. Sau khi làm sạch vết thương, cắt lọc, gắp bỏ các mảnh dị vật, những mảnh xương vụn, nhỏ đã tách rời, còn những mảnh xương lớn sắp xếp lại theo đúng giải phẫu, kiểm tra đúng khớp cắn. Ê kíp quyết đinh kết hợp xương qua các đường gãy bằng nẹp và vít.

gayxuongham

Hình ảnh CT hàm mặt

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 09 Tháng 7 2021 09:37

You are here Tin tức Tin hoạt động BV