• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Yểu tố nguy cơ và dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ

  • PDF.

Bs Lê Thị Mỹ Thương - 

MỞ ĐẦU

Nhiễm khuẩn vết mổ (Surgical Site Infection) là một trong nhưng loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp, là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ đối với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả. NKVM làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian và bệnh tật cho bệnh nhân.

Tại Mỹ và một số nước Tây Âu, tỷ lệ NKVM thay đổi từ 2%-15% tùy theo loại phẫu thuât và chi phí phẫu thuật trung bình mỗi ngày 325 Euro. Năm 2011, khảo sát tại 183 bệnh viện ở Mỹ trong số 11.282 bệnh nhân phẫu thuật có 452 bệnh nhân NKVM liên quan đến chăm sóc y tế là 4,0%. Mỗi năm tại châu Âu có khoảng 29 triệu cas mổ với tỷ lệ NKVM là 2,6%. Bệnh nhân NKVM làm tăng ngày điều trị trung bình lên 6,5 ngày và tăng gấp đôi giá thành điều trị và chi phí cho NKVM khoảng 6,3 tỷ Euro. Patir và cộng sự ghi nhận cas nhiễm sau phẫu thuật thần kinh tại New Delhi, Ấn Độ là 15% và trong một nghiên cứu khác cũng tiến hành ở Ấn Độ cho thấy tỷ lệ NKVM sau phẫu thuật tim mạch là 18,8%. Tại châu Phi, cùng cận Shahara, tỷ lệ NKVM là 24%. Tại các bệnh viện khu vực Châu Á, như Ấn Độ, Thái Lan, NKVM gặp ở 8,8% - 17,7% bệnh nhân phẫu thuật. [5]

Tại Việt Nam, NKVM xảy ra ở 5-10% trong số khoảng 2 triệu người bệnh được phẫu thuật hàng năm, 90% thuộc vào NKVM sâu [1]. Ngoài việc tăng chi phí điều trị, NKVM còn tăng khả năng nhiễm khuẩn chéo và kháng thuốc, tăng tỷ lệ tái nhập viện . NKVM làm tăng đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng xấu đến tâm lý người nhà và người bệnh[3].

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 17 Tháng 8 2021 20:25

So sánh kết quả điều trị đau thần kinh tọa 4-12 tháng phẫu thuật với điều trị bảo tồn

  • PDF.

BS. Ngô Hữu Vân - 

90% bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm thắt lưng cấp tính sẽ cải thiện với điều trị bảo tồn trong vòng 4 tháng kể từ ngày khởi phát triệu chứng. Một số nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên cho thấy đối với bệnh nhân (BN) bị đau thần kinh tọa cấp tính, phẫu thuật đem lại lợi ích về mặt ngắn hạn so với điều trị bảo tồn nhưng sau 6-12 tháng thì điều trị bằng phẫu thuật và bảo tồn đều cho kết quả tương tự nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa trả lời được câu hỏi đối với những BN bị triệu chứng đau thần kinh tọa kéo dài hơn 3 tháng thì điều trị bảo tồn hay phẫu thuật, cách tiếp cận nào là tốt hơn, vì đa số các BN được chọn trong các nghiên cứu nói trên có triệu chứng trong khoảng thời gian ít hơn 3 tháng. Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên để xem phẫu thuật lấy nhân đệm có tốt hơn so với điều trị bảo tồn ở BN có triệu chứng đau thần kinh tọa kéo dài 4-12 tháng do thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên từ 2/2010 đến 8/2016.

Tiêu chuẩn chọn bệnh: BN tuổi 18-60, có bệnh lý rễ thần kinh một bên kéo dài 4-12 tháng và trên MRI có hình ảnh thoát vị đĩa đệm sau bên ở L4-L5 hoặc L5-S1, chèn ép rễ thần kinh tương ứng. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh lý rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm ở lổ liên hợp hoặc xa bên (far lateral), hẹp ống sống, dị dạng cột sống tại vị trí thoát vị, có tiền sử phẫu thuật trước đó tại tầng thoát vị, hoặc đang điều trị bằng tiêm corticoid ngoài màng cứng hoặc đang tập vật lý trị liệu. BN được chọn ngẫu nhiên vào nhóm phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn (sau khi BN ký giấy đồng ý tham gia nghiên cứu).

Điều trị bảo tồn bao gồm giáo dục cho bệnh nhân cách thực hiện các hoạt động chức năng hàng ngày, các bài tập, uống thuốc giảm đau, tập vật lý trị liệu. Ngoài ra, BN có thể được tiêm corticoid ngoài màng cứng. BN có thể được tiêm lần 2, lần 3 theo quyết định của bác sỹ, trên cơ sở sự đáp ứng của BN đối với lần tiêm trước. BN được bác sỹ vật lý trị liệu theo dõi, hướng dẫn và kê đơn cũng như đánh giá mức độ đáp ứng đối với điều trị mỗi 6 tuần trong thời gian ít nhất 6 tháng.

BN trong nhóm phẫu thuật được mổ lấy khối thoát vị bằng đường mổ mở thường quy hoặc đường mổ can thiệp tối thiểu. Không có bệnh nhân nào được mổ làm cứng (fusion) hoặc bắt phương tiện.

Kết quả điều trị thứ nhất (primary outcome) được đánh giá dựa trên sự cải thiện mức độ đau ở chân, đánh giá theo thang điểm của Visual Analogue Scale (VAS: điểm từ 1 đến 10, điểm càng cao thì càng đau) ở thời điểm 6 tháng sau khi đăng ký vào nghiên cứu. Kết quả điều trị thứ hai (secondary outcome) là mức độ đau lưng và chân dựa trên VAS; chỉ số Oswestry Disability Index, (ODI: điểm 0 đến 100, điểm càng cao thì mức độ tàn phế (disability) càng nặng); và chỉ số chất lượng cuộc sống được đánh giá vào thời điểm 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.

Kết quả

Trong thời gian từ 2010 đến 2016, có 790 BN được sàng lọc, trong đó có 128 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, mỗi nhóm có 64 BN. Trong số BN được phẫu thuật, thời giant rung bình từ khi được chọn ngẫu nhiên vào nhóm phẫu thuật đến khi được phẫu thuật là 3,1 tuần. Ở nhóm không phẫu thuật, 22 BN (34%) chuyển qua phẫu thuật sau thời gian trung bình 11 tháng kể từ khi đăng ký vào nhóm nghiên cứu. Mức độ đau chân ở nhóm phẫu thuật là 7,7 (theo thang điểm 1-10 của Visual Analogue Scale) và 8 ở nhóm điều trị bảo tồn. Kết quả theo dõi cho thấy, mức độ đau chân ở nhóm phẫu thuật là 2,8 và nhóm điều trị bảo tồn là 5,2 ở thời điểm 6 tháng sau điều trị (p<0,001). Sau 1 năm, mức độ đau ở chân là 2,6 ở nhóm phẫu thuật và 4,7 ở nhóm điều trị bảo tồn. Kết quả điều trị thứ hai bao gồm chỉ số ODI và đau lưng và chân ở thời điểm 12 tháng cũng cho kết quả theo chiều hướng tương tự kết quả điều trị thứ nhất (tức là nhóm phẫu thuật có kết quả giảm đau và chỉsố ODI tốt hơn).

Có 9 BN trong nhóm phẫu thuật có diến biến bất lợi sau phẫu thuật, trong đó nhiễm trùng nông vết mổ và xuất hiện đau thần kinh (neuropathic pain) là hay gặp nhất. Một BN ở nhóm phẫu thuật được phẫu thuật lại vì thoát vị đĩa đệm tái phát vào thời điểm 250 ngày sau mổ.

Kết luận

Nghiên cứu cho thấy vi phẫu lấy đĩa đệm cho kết quả tốt hơn điều trị bảo tồn về mức độ cải thiện triệu chứng đau ở BN bị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm kéo dài trên 4 tháng ở thời điểm theo dõi 6 tháng.

Nguồn: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa1912658… 

 

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 08 Tháng 8 2021 09:13

Định lượng alkaline phosphatase

  • PDF.

CN. Nguyễn Thị Khánh Trình - 

Alkaline phosphatase (ALP) là một nhóm isoenzyme, nằm ở lớp ngoài của màng tế bào, chúng xúc tác quá trình thủy phân các este photphat hữu cơ có trong môi trường ngoại bào. Phần lớn ALP trong huyết thanh (hơn 80%) được giải phóng từ gan và xương, và một lượng nhỏ từ ruột.

Phân loại

ALP được phân loại thành 2 loại đó là loại đặc hiệu cho mô và loại không đặc hiệu cho mô. 

  • Các ALP được tìm thấy trong ruột, nhau thai và mô mầm là loại đặc hiệu cho mô, là loại ALP chỉ được tìm thấy trong các mô nơi chúng được biểu hiện trong các điều kiện sinh lý. Chúng cũng có thể đóng góp vào nguồn lưu thông của ALP trong huyết thanh trong các tình huống cụ thể khi có sự kích thích tăng sản xuất của chúng. 
  • ALP không đặc hiệu ở mô là ALP ở gan / xương / thận. Các ALP không đặc hiệu ở mô giải phóng chính lượng ALP lưu hành trong huyết thanh và được quan tâm trên lâm sàng. 

Ở những người khỏe mạnh, ALP trong huyết thanh chủ yếu có nguồn gốc từ gan và xương. Ở một số cá nhân, enzym này đến từ đường ruột ở mức độ tối thiểu. Ở những người có nhóm máu O và B, nồng độ ALP trong huyết thanh tăng lên sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo, do đóng góp từ đường ruột. Vì sự tăng cao này có thể tồn tại đến 12 giờ trong huyết thanh, khuyến cáo là nên kiểm tra nồng độ enzym huyết thanh ở trạng thái đói.

Mức độ ALP trong huyết thanh sẽ thay đổi theo tuổi ở những người bình thường. Mức độ cao trong thời thơ ấu và dậy thì do sự tăng trưởng và phát triển của xương. Mức độ giảm ở nhóm tuổi từ 15 đến 50 ở nam cao hơn nữ một ít. Các mức độ này tăng trở lại khi về già.

alp

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 08 Tháng 8 2021 09:08

Tìm hiểu giấc ngủ liên quan đến nhãn áp như thế nào?

  • PDF.

Bs CK2 Lê Thị Hà - 

Xin chào các bạn!

Đã có rất nhiều bài viết về bệnh lý Glaucoma trong thời gian qua và như vậy là chúng ta cũng đã hiểu nhãn áp liên quan chặt chẽ với bệnh lý Glaucoma như thế nào? Nhãn áp thì lại ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố, trong đó giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số nhãn áp của chúng ta.

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về điều này: tìm hiểu giấc ngủ liên quan đến nhãn áp như thế nào nhé!

Ở Mỹ, một nghiên cứu với hơn 6,700 người trên 40 tuổi về giấc ngủ của họ cho thấy có thể có mối liên hệ giữa bệnh tăng nhãn áp và các vấn đề về giấc ngủ. Kết quả cho thấy:

  • Những người ngủ từ 10 tiếng trở lên mỗi đêm có nguy cơ bị tổn thương thần kinh thị giác liên quan đến bệnh tăng nhãn áp cao gấp ba lần so với những người ngủ 7 tiếng mỗi đêm.
  • Những người cần 9 phút để đi vào giấc ngủ hoặc ít hơn, hoặc những người cần từ 30 phút trở lên, có khả năng mắc bệnh tăng nhãn áp cao gấp đôi so với những người mất 10-29 phút để đi vào giấc ngủ.
  • Tỷ lệ mất thị lực cao hơn ba lần ở những người ngủ 3 tiếng hoặc ít hơn hoặc 10 tiếng trở lên mỗi đêm, so với những người ngủ 7 tiếng một đêm.
  • Những người gặp khó khăn trong việc ghi nhớ vì thường buồn ngủ ban ngày có khả năng bị giảm thị lực cao gấp đôi so với những người không buồn ngủ vào ban ngày và không nhận thấy có vấn đề về trí nhớ.
  • Những người nói rằng họ gặp khó khăn khi làm việc theo sở thích vì họ buồn ngủ ban ngày có khả năng bị giảm thị lực cao gấp ba lần so với những người không có vấn đề khi làm việc theo sở thích và không buồn ngủ vào ban ngày.

IMG-7633

Từ đó, Tiến sĩ Michael Boland - một trong những tác giả của nghiên cứu và là chuyên gia về bệnh tăng nhãn áp tại Viện Mắt Wilmer thuộc Đại học Johns Hopkins cho rằng các bác sĩ nên nói chuyện với bệnh nhân về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe, nhất là bệnh tăng nhãn áp. Đặc biệt khuyến khích các bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên nên đi khám Bác sĩ Nhãn khoa định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.

Nguồn: https://www.aao.org/eye-health/news/study-relationship-between-glaucoma-poor-sleep 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 27 Tháng 7 2021 10:53

Răng nanh mọc ngầm – có nên nhổ bỏ ?

  • PDF.

Bs CK1 Ngô Thị Thu Thảo - 

Có nhiều phương pháp để điều trị răng nanh mọc ngầm, không nhất thiết phải nhổ bỏ. Ngoại trừ những trường hợp không thể giữ lại được thì bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm, còn những trường hợp khác nên điều trị bảo tồn kéo răng nanh ra ngoài, sắp xếp lại đúng vị trí của nó để tránh biến chứng.

1. Răng nanh mọc ngầm là gì?

Răng nanh hay còn gọi là răng số 3, răng nanh mọc ngầm khi nằm trong xương hàm nhưng không mọc ra ngoài xương hàm. Nguyên nhân răng nanh mọc ngầm là do:

  • Trong giai đoạn thay răng sữa, răng vĩnh viễn mọc lên, nhưng do răng sữa rụng khá muộn, không có chỗ cho răng vĩnh viễn mọc, từ đó dẫn đến tình trạng răng mọc ngầm.
  • Bên cạnh đó, khi mọc răng, chân răng chậm hình thành và có sự phát triển khác nhau, răng cửa bên kém phát triển, hoặc việc nhổ răng quá sớm, mầm răng mọc lệch lạc thì có thể khiến răng nanh mọc ngầm.
  • Một số nguyên nhân khác như do di truyền, phóng xạ, nội tiết, khe hở môi, răng bị chấn thương, nhổ răng quá sớm.

Trường hợp răng mọc ngầm sẽ gây đau, khó chịu, ảnh hưởng đến những răng lân cận. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng như:

  • Dính khớp
  • Lệch đường giữa
  • Làm tiêu răng bên cạnh,...

rangkhon1

Một trường hợp bệnh nhân nam, 14 tuổi, đến khám tại phòng khám RHM, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Nam vì không có răng nanh hàm trên bên phải. Sau khi khám lâm sàng và chụp CT hàm mặt phát hiện răng nanh (Răng 13) ngầm lệch. Kết quả sau 12 tháng điều trị phẫu thuật kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 22 Tháng 7 2021 09:48

You are here Tin tức Y học thường thức