• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Testosteron

  • PDF.

CN. Nguyễn Thị Khánh Trình - 

Testosteron là một trong những steroid androgen chính được sản xuất trong tế bào Leydig của tinh hoàn. Ở nam, hoạt động tiết testosteron được điều tiết bởi hormone tạo hoàng thể (LH) và thúc đẩy sự phát triển của các đặc điểm sinh dục sơ cấp và thứ cấp, sinh tinh, tăng trưởng cơ xương và tạo hồng cầu.

Ở nữ, testosteron chủ yếu được tổng hợp bởi buồng trứng và tuyến thượng thận. Bên cạnh việc duy trì chức năng và khối cơ xương và xương, testosteron ở nữ còn duy trì sức khỏe âm hộ.

Phần trăm (%) nhỏ testosteron cũng được sản xuất ở ngoại vi thông qua quá trình chuyển đổi androstenedione và dehydroepiandrosterone. Hầu hết testosteron tuần hoàn (97% đến 98%) được liên kết với protein vận chuyển, đặc hiệu với globulin liên kết hormone giới tính (SHBG) hoặc không đặc hiệu với các protein máu khác, chẳng hạn như albumin. Ở nữ, nồng độ huyết thanh testosteron thấp hơn khoảng 15 lần so với ở nam.

Giảm sản xuất testosteron ở nam giới là do suy chức năng của tinh hoàn (mãn dục nam) có liên quan đến sự suy giảm phát triển tình dục nguyên phát và thứ phát ở nam giới, cũng như vô sinh. Giảm sản xuất testosteron có thể xảy ra trong một số tình huống, chẳng hạn như lão hóa, một số loại thuốc, hóa trị, rối loạn trục hạ đồi-tuyến yên.[2][3]

testosterom

Công thức hóa học của Testosteron


Tăng sản xuất androgen và cụ thể là testosteron (tăng nội tiết tố nam) có thể xảy ra trong một số tình trạng lâm sàng chẳng hạn như khối u tiết androgen, trong trường hợp tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, ở những phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc do tăng androgen máu vô căn. Mức testosteron tăng cũng có thể là hậu quả của tăng SHBG ( Sex Hormon Binding Globulin= Globulin mang hormon giới tính) do cường giáp, bệnh gan hoặc do sử dụng thuốc có tác dụng estrogen như thuốc tránh thai nội tiết tố.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

Ở nam: Xét nghiệm giúp đánh giá chức năng của tế bào Leydic của tinh hoàn. Vì vậy xét nghiệm thường được chỉ định để:

  • Đánh giá cho các nam giới có triệu chứng và dấu hiệu gợi ý tình trạng suy chức năng sinh dục.
  • Đánh giá cả trẻ em dậy thì sớm hoặc muộn.
  • Để theo dõi điều trị thay thế testosteron và điều trị kháng androgen.

Ở nữ:

  • Xét nghiệm giúp đánh giá một tình trạng cường androgen.
  • Để đánh giá các khối u buồng trứng.

Ở cả hai giới:

  • Đánh giá tình trạng vô sinh.
  • Đánh giá các trẻ có bộ phận sinh dục không rõ giới tính.
  • Để chẩn đoán các khối u tiết androgen.

Cách lấy bệnh phẩm và chuẩn bị mẫu

testosterom2

Huyết thanh được lấy bằng cách sử dụng các ống chuẩn lấy mẫu hoặc các ống chứa gel tách.

Huyết tương chống đông bằng Li‑heparin, K2- và K3‑EDTA.

Không nhất thiết phải yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm. mẫu máu nên được lấy vào 7h sáng là thời điểm nồng độ testosteron máu đạt mức cao nhất.

Để đảm bảo chính xác bệnh nhân trước khi lấy máu không được hoạt động thể lực quá mức, không có tình trạng buộc phải nằm bất động dài ngày hay vừa chịu một cuộc mổ lớn.

Bảo quản và độ ổn định

Bảo quản thuốc thử ở 2‑8 °C. Không trữ đông.

Mẫu ổn định trong 1 tuần ở 2‑8 °C, 6 tháng ở -20 °C (± 5 °C). Chỉ đông lạnh một lần.

Nhận định kết quả

- Bình thường: Nam: 9 - 27.8 nmol/l. Nữ: 0.22 - 2.9 nmol/l

- Testosteron tăng trong:

  • Ưu năng tinh hoàn.
  • Bệnh nam hóa.

- Testosteron máu giảm trong:

  • Thiểu năng tinh hoàn.
  • Thiểu năng vùng dưới đồi yên.
  • Stress.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng testosteron

- Xét nghiệm hữu ích ở nữ để thăm dò tình trạng rậm lông hay cường androgen cùng với định lượng dihydrotestosteron, androstenedion để phát hiện các khối u buồng trứng hay u thượng thận loại tăng tiết androgen.

- Xét nghiệm hữu ích ở nam để thăm dò tình trạng vô sinh ở nam hay suy tinh hoàn.

- Định lượng nồng độ testosteron máu khi được phân tích kết hợp với nồng độ hormon kích thích tạo nang buồng trứng ( FSH= Follicle Stimulating Hormon) và hormon tạo hoàng thể (LH= Luteinizing hormon) sẽ giúp đánh giá tình trạng rối loạn chức năng sinh dục ở cả hai giới.

- Giúp theo dõi trong quá trình điều trị thay thế testosteron với đích cần đạt là bình thường hóa được nồng độ testosteron và LH huyết thanh.

Tài liệu tham khảo

  1. Roche (2024), Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất: Elecsys Testosteron II, 08946353500V2.0, 2024-03, V 2.0 Tiếng Việt. https://elabdoc-prod.roche.com.
  2. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh, Quyết định 320 /QĐ-BYT ngày 23/01/2014
  3. Nassar GN, Leslie SW (2023), Physiology, Testosterone, In: StatPearls [Internet], Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2025 Jan–. PMID: 30252384.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 17 Tháng 4 2025 15:40

Chế độ dinh dưỡng bệnh thận mạn tính

  • PDF.

BS. Trần Thị Lệ Quyên - 

1. Giới thiệu

Bệnh thận mạn tính (BTMT) là tình trạng suy giảm chức năng thận không hồi phục, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. BTMT có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, huyết áp cao, loãng xương và suy dinh dưỡng. Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm tiến triển bệnh, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng sống.

2. Nguyên tắc dinh dưỡng trong BTMT

2.1. Kiểm soát lượng Protein

Tại sao cần kiểm soát protein? Thận xử lý chất thải từ quá trình chuyển hóa protein (urê và các chất nitơ khác). Khi thận yếu, việc đào thải chất thải này bị hạn chế, gây tích tụ độc tố trong máu. Kiểm soát protein giúp giảm gánh nặng cho thận.

Khuyến nghị về lượng protein:

Giai đoạn 1-2: 0.8-1.0g protein/kg cân nặng/ngày.

Giai đoạn 3-4: 0.6-0.8g protein/kg cân nặng/ngày (chế độ ăn ít protein).

Giai đoạn 5: 0.3-0.6g protein/kg cân nặng/ngày, có thể kết hợp ketoanalog (chế độ ăn rất ít protein có bổ sung).

Nguồn protein tốt: Lòng trắng trứng, thịt gia cầm không da, cá, sữa ít phospho.

Nguồn protein cần hạn chế: Thịt đỏ, nội tạng động vật, các nguồn protein giàu phospho.

ddthanman

Xem tiếp tại đây

Khuyến cáo tiêm vắc xin trong thai kỳ theo CDC Hoa Kỳ 2024

  • PDF.

Bs Nguyễn Anh Khiêm - 

Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu hơn, khiến họ dễ bị các biến chứng khi mắc bệnh. Điều này làm cho một số vắc xin trở thành hàng rào phòng thủ quan trọng, không chỉ để bảo vệ sức khỏe của người mẹ mà còn để xây dựng hệ miễn dịch cho thai nhi chống lại một số bệnh nghiêm trọng, bao gồm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm một số loại vắc xin để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là các loại vắc xin được khuyến nghị:

I. CÁC VẮC XIN KHUYẾN CÁO TIÊM TRONG THAI KỲ

a) Vắc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván (Tdap)

Mục đích: Giúp bảo vệ bé khỏi ho gà (vốn có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh) và uốn ván sơ sinh

Lịch tiêm: Thời gian tối ưu để tiêm Tdap là trong khoảng thời gian từ tuần thứ 27 đến trước tuần thứ 36 của thai kỳ, tốt là trước tuần thứ 35 để kháng thể đạt mức tối đa cho bé trước khi sinh. Điều này là để tối đa hóa phản ứng kháng thể của mẹ và truyền kháng thể thụ động cho trẻ

Lưu ý: Nếu chưa tiêm, vẫn có thể tiêm ngay sau khi sinh để bảo vệ trẻ.

VACXXINTHAI

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 01 Tháng 4 2025 07:40

Hướng dẫn trích sao hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Phan Thị Minh Tú - 

Căn cứ khoản 17 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định như sau:

Hồ sơ bệnh án là tập hợp dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân, kết quả khám bệnh, kết quả cận lâm sàng, kết quả thăm dò chức năng, quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, hồ sơ bệnh án không chỉ là “nhật ký sức khỏe” của mỗi người bệnh mà còn là tài liệu quan trọng phục vụ nhiều mục đích như: bảo hiểm, pháp lý hoặc theo dõi điều trị... Hiểu được điều đó, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam mang đến dịch vụ trích sao hồ sơ nhanh chóng, minh bạch và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Hãy cùng tìm hiểu quy trình đơn giản để thực hiện thủ tục này tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam.

1. Trích sao hồ sơ bệnh án là gì?

Trích sao hồ sơ bệnh án là việc cung cấp bản sao toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bệnh án của người bệnh, bao gồm kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, đơn thuốc hay phác đồ điều trị. Đây là dịch vụ hỗ trợ người bệnh và người thân, cơ quan chức năng trong những trường hợp cần thiết, được thực hiện theo yêu cầu chính đáng.

trich sao

Đọc thêm...

Các quy định về quan trắc môi trường lao động và hoạt động quan trắc môi trường lao động năm 2024 tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Phòng HCQT - 

Quan trắc môi trường lao động là hoạt động đo kiểm môi trường lao động, quan sát, kiểm tra và lập báo cáo môi trường theo NĐ 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Tại Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc:

- Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.

- Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.

- Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.

- Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:

  • Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;
  • Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;
  • Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

- Chính phủ quy định chi tiết về việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và điều kiện hoạt động của tổ chức quan trắc môi trường lao động bảo đảm phù hợp với Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp. Nếu thuộc các trường hợp trên, đơn vị sẽ tiến hành quan trắc môi trường lao động.

QUANTRAC

Hình 1. Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động năm 2024 tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

Đọc thêm...

You are here Tin tức Y học thường thức