• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Cập nhật chẩn đoán và điều trị khó tiêu chức năng

  • PDF.

Bs Bùi Thị Bích Liễu - 

I. ĐỊNH NGHĨA:

Chứng khó tiêu chức năng là tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của bệnh nhân, đặc trưng bởi một hoặc nhiều triệu chứng sau: đầy bụng sau ăn, ăn nhanh no, nóng rát thượng vị, ợ hơi và không phát hiện triệu chứng bất thường khác trên lâm sàng, các thăm dò cận lâm sàng thường quy.

Functional dyspepsia chia làm 2 thể bệnh tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng nổi trội:

  • Thể đầy bụng sau ăn (Postprandial distress syndrome- PDS)
  • Thể đau thượng vị (Epigastric pain syndrome- EPS)

pds

II. CHẨN ĐOÁN:

Kết hợp loại trừ nguyên nhân khó tiêu thực thể, lưu ý dấu hiệu báo động đỏ và chẩn đoán theo tiêu chuẩn ROME IV:

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 26 Tháng 9 2022 21:49

Đôi nét về hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể ứng dụng trong phẫu thuật

  • PDF.

Bs Lê Nhật Nam -  

1.Giới Thiệu

Tuần hoàn ngoài cơ thể (CEC) là một hệ thống song hành với đó là một kỹ thuật để giúp thay thế một phần hoặc hoàn toàn hoạt động tim phổi. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập khái quát đến vai trò trong phẫu thuật .

Vấn đề này được ứng dụng đầu tiên vào năm 1953, trong phẫu thuật tim bẩm sinh. Từ đó đến nay, tuần hoàn ngoài cơ thể vẫn đang dần dần từng bước hoàn thiện, khắc phục những nhược điểm tồn tại , nhằm phát huy tối đa vai trò của hệ thống trong ứng dụng phẫu thuật .

CEC hỗ trợ để tim ngưng đập hoàn toàn, tạo phẫu trường không có máu giúp Phẫu thuật viên quan sát rõ ràng các tổn thương, thuận lợi cho việc sửa chữa các tổn thương phức tạp mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ máu nuôi cơ thể và oxy đến mô trong khi không có hoạt động của tim.

2. Cơ Chế Hoạt Động Của Tuần Hoàn Ngoài Cơ Thể

Bốn chức năng chính của hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể :

  • oxy hóa và thải CO2.
  • tuần hoàn máu.
  • làm mát và làm ấm lại hệ thống.
  • chuyển hướng máu từ tim để cung cấp phẫu trường không có máu.

Thông thường, máu tĩnh mạch được dẫn truyền bởi trọng lực từ bên tim phải vào một bình dự trữ phục vụ như một buồng trộn lớn cho tất cả máu quay về, dịch bổ sung, và thuốc. Bởi vì (trong hầu hết các trường hợp) áp lực âm không được sử dụng, lượng máu tĩnh mạch được xác định bởi áp lực tĩnh mạch trung tâm, chiều cao giữa bệnh nhân và bình dự trữ, và sức cản dòng chảy trong đường dây tĩnh mạch. Áp lực âm sẽ tăng cường dẫn lưu tĩnh mạch và được sử dụng trong một số đường máu trở về, bao gồm đường vào vòng CEC. Máu tĩnh mạch quay về có thể giảm có chủ ý (giống như được thực hiện khi khôi phục thể tích máu bệnh nhân trước khi tháo kẹp động mạch chủ) bằng cách sử dụng kẹp tĩnh mạch (venous clamp). Từ bình dự trữ, máu được bơm đến bộ phận trao đổi oxy và bộ trao đổi nhiệt trước khi đi qua bộ lọc động mạch và trở lại bệnh nhân. Các thành phần bổ sung của CEC thường bao gồm các bơm và hệ thống dây hút, thông khí, cung cấp dung dịch liệt tim và tái tuần hoàn, cũng như thiết bị theo dõi khí máu trong đường động mạch, thiết bị phát hiện bọt khí, theo dõi áp lực và cổng lấy mẫu máu . Vị trí ống thông và loại CEC nào được sử dụng phụ thuộc vào yêu cầu phẫu thuật. Hầu hết các phẫu thuật tim đều sử dụng vòng CEC đầy đủ, trong đó máu được dẫn lưu từ tim phải và trở về tuần hoàn hệ thống qua động mạch chủ. CEC thực hiện chức năng của tim và phổi. Cầu nối động mạch chủ- tâm nhĩ phải là phương pháp thường dùng cho CEC, mặc dù cầu nối động - tĩnh mạch đùi có thể là kĩ thuật lựa chọn để sử dụng trong trường hợp cấp cứu, phẫu thuật cắt bỏ xương ức “mổ lại”, và các tình trạng lâm sàng khác trong trường hợp cầu nối động mạch chủ hoặc tâm nhĩ không khả thi. Thủ thuật liên quan động mạch chủ ngực thường đươc thực hiện bằng cầu nối một phần, trong đó một phần máu có oxy được lấy ra từ tim trái và quay trở lại động mạch đùi. Tưới máu các mạch máu đầu và chi trên được cung cấp bởi tim đập, và tưới máu phần xa dưới mức kẹp động mạch được cung cấp bằng dòng chảy ngược của động mạch đùi. Tất cả máu đều đi qua tuần hoàn phổi, loại bỏ nhu cầu sử dụng thiết bị trao đổi oxy.

ngoaicothe

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 24 Tháng 9 2022 11:41

Ung thư tuyến cận giáp: phương diện ngoại khoa và một số vấn đề đáng lưu ý

  • PDF.

Bs Lê Nhật Nam - 

1.Tổng Quan

Tuyến cận giáp là một tuyến hình hạt đậu, nâu đỏ, nằm mặt sau các cực tuyến giáp, kích thước khoảng 2x4x6 mm, thông thường có 4 tuyến.

Tuyến cận giáp có một loại hormone là PTH, tham gia điều hòa canxi và phosphate máu. tác động chủ yếu của hormone là ở ruột, xương, thận.

Tỷ lệ ung thư loại này hiếm 1,25/10.000.000, độ tuổi trung bình phát hiện bệnh 44-54, nam/nữ = 1/1.

Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào TNM (chủ yếu là có xâm lấn cấu trúc xung quanh và di căn hay chưa), nhưng nhìn chung là tốt. phẩu thuật là phương pháp điều trị chủ đạo với ung thư tuyến này. tỷ lệ sống sau 5 năm dao động 20% - 85%, tỷ lệ sống sau 10 năm dao động 15% - 80% . Tái phát sau phẩu thuật lần đầu thường xuất hiện trong khoáng thời gian 2 – 5 năm.

kcangiap1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 22 Tháng 9 2022 20:48

Các bước điều khiển điều hoà, máy lạnh để tiết kiệm điện tối ưu nhất

  • PDF.

Ks Trịnh Anh Tú -

Vào những ngày thời tiết nóng bức, gia đình sử dụng máy lạnh thường xuyên, nguồn năng lượng bị tiêu thụ nhiều và tiền điện cũng sẽ tăng cao. Vậy điều khiển điều hoà, máy lạnh như thế nào để tiết kiệm điện?

1. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Sau bước khởi động máy, bạn không nên chọn nhiệt độ quá thấp cho điều hòa. Nhiệt độ càng thấp sẽ khiến máy đẩy hoạt động của động cơ lên cao hơn, điện năng tiêu thụ cũng nhiều hơn.

Hãy duy trì nhiệt độ phòng ở mức hợp lý, đủ để bạn cảm thấy mát chứ không phải quá lạnh, điều này vừa giúp máy tiết kiệm điện, vừa bảo vệ sức khỏe cho bạn. 

Chỉ nên đặt điều hòa ờ mức từ 25 - 27 độ C. Đây là mức nhiệt phù hợp với khí hậu của Việt Nam. Ngoài ra, tại mức nhiệt này cường độ làm việc của máy sẽ giảm nên sẽ tiết kiệm điện hơn.

dieuhoa1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 19 Tháng 9 2022 11:07

Những câu hỏi thường gặp về sán lá gan lớn

  • PDF.

BS Huỳnh Thị Tố Nữ - 

Bệnh sán lá gan lớn là gì?

Bệnh sán lá gan lớn là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng sán lá gan lớn gây ra. Các con sán trưởng thành được tìm thấy trong đường mật và gan của người và động vật bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như cừu và gia súc. Nhìn chung, bệnh sán lá gan lớn thường gặp ở gia súc và các động vật khác hơn là ở người.

Có hai loại sán lá gan lây nhiễm sang người. Loại chính là Fasciola hepatica. Một loài có liên quan khác là Fasciola gigantica gây bệnh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như trâu, bò... và cả ở người.  

Bệnh sán lá gan lớn được tìm thấy ở những nơi nào trên thế giới?

Bệnh sán lá gan lớn được tìm thấy ở hơn 50 quốc gia, đặc biệt là những nơi nuôi cừu hoặc gia súc. Fasciola hepatica được tìm thấy ở tất cả các châu lục, ngoại trừ Nam Cực. Fasciola gigantica đã được tìm thấy ở một số khu vực nhiệt đới. Ngoại trừ các vùng của Tây Âu, bệnh sán lá gan lớn ở người chủ yếu được ghi nhận ở các nước đang phát triển.

Làm thế nào để con người bị nhiễm sán lá gan lớn?

Con người bị nhiễm bệnh do vô tình ăn phải (nuốt) ký sinh trùng. Điều này xảy ra chủ yếu là do ăn rau cải xoong sống hoặc các loại thực vật nước ngọt bị ô nhiễm khác. Con người cũng có thể bị nhiễm bệnh khi ăn phải nước bị ô nhiễm, chẳng hạn như uống nước hoặc ăn rau đã được rửa hoặc tưới bằng nước bị ô nhiễm.

sanlalon

Đọc thêm...

You are here Tin tức Y học thường thức