Bs Lê Thị Mỹ Thương -
Sơ lược lịch sử
Trong suốt thế kỉ thứ XIX, ở châu Âu và Mỹ, 25% bà mẹ sinh con tại bệnh viện đã tử vong do sốt hậu sản. Sau đó nguyên nhân của những tử vong đó được tìm thấy do vi khuẩn streptococcus pyogenes. Năm 1843, bác sĩ Oliver Wendell Holmes Mỹ yêu cẩu một bác sĩ ở khoa sản ( nơi ông làm việc) nghỉ việc trong thời gian 1 tháng sau 2 trường hợp bà mẹ tử vong mà ông cho rằng liên quan đến vệ sinh tay của bác sĩ đó. Ý kiến của ông bị các bác sĩ cùng thời phản đối. Vào những năm 1840, Bác sĩ Ignaz Semmeiweis công tác tại bệnh viện đa khoa Viên (Áo) khám phá ra sự khác biệt về tỉ lệ tử vong giữa các bà mẹ sau khi sinh con giữa 2 khoa sản của bệnh viện. Năm 1946, Semmeiweis nghiên cứu và thấy rằng, tại 2 khoa sản của bệnh viện, cùng thực hành một kĩ thuật rửa tay. Khoa thứ nhất là khoa thực hành của sinh viên Y khoa, nơi mà chỉ có Bác sĩ là sinh viên Y khoa làm việc, có tỷ lệ sốt hậu sản là 13,1%. Tỷ lệ này cao gấp 5 lần so với qu khoa thứ 2 là khoa hướng dẫn thực hành cho nữ hộ sinh, có tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh là 2,03%. Ông quan sát và thấy rằng, các bác sĩ và sinh viên y khoa thường không rửa tay sau thăm khám bệnh nhân này và chuyển sang thăm khám bệnh nhân kia hoặc thậm chí sau khi mổ tử thi bệnh nhân. Ông cho rằng, nguyên nhân của sốt hậu sản là do bản tay chứa tác nhân gây bệnh do không rửa tay của bác sĩ và sinh viên y khoa.