• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức Y học

Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam lần đầu phẫu thuật thay động mạch chủ bụng dưới thận, động mạch chậu

  • PDF.

LAN NHI - 

(QNO) - Chiều 4/4, Khoa Ngoại tiết niệu - Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam với sự hỗ trợ chuyên môn từ Bệnh viện Chợ Rẫy (theo Đề án 1816), lần đầu tiên thực hiện ca phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng dưới thận, động mạch chậu.

Tiến sĩ - bác sĩ Phan Quốc Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Phó khoa Phẫu thuật mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy trực tiếp chuyển giao kỹ thuật.

Bệnh nhân lần đầu tiên được Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam thực hiện phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng dưới thận, động mạch chậu là bà Đ.T.T.X. (73 tuổi, xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ). Qua điều trị bảo tồn đau cột sống thắt lưng sau chấn thương, tình cờ phát hiện vấn đề phình động mạch chủ bụng.

Chẩn đoán hình ảnh cho thấy, bệnh nhân phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận, đường kính ngang lớn nhất 74mm, kéo dài 110mm; bệnh kèm là tăng huyết áp, nhồi máu não cũ yếu nhẹ nửa người phải; thận phải teo; thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị bảo tồn.

Được sự hỗ trợ chuyên môn của chuyên gia tim mạch - phẫu thuật mạch máu của Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng dưới thận, động mạch chậu. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.

thaydmc

Ê-kíp thực hiện ca phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng dưới thận, động mạch chậu lần đầu tiên tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam. Ảnh: LAN NHI

Nguồn:https://baoquangnam.vn/benh-vien-da-khoa-quang-nam-lan-dau-phau-thuat-thay-dong-mach-chu-bung-duoi-than-dong-mach-chau-3152151.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR5cFnDRaDhBJBcYowzLSgKwTcBX3o3m9XTR68zwEij5Q_-Z47cwvnlBxM8bnw_aem_EpqB9B76QXpFM8kNmrsbgw

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 05 Tháng 4 2025 09:52

Hội thảo tăng cường thực hành chương trình quản lý Kháng sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Khoa KSNK -

Thực hiện kế hoạch của Cục Quản lý Khám bệnh, chữa bệnh - Bộ Y tế và Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế về việc tiếp tục triển khai các hoạt động tăng cường thực hành quản lý sử dụng kháng sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện mô hình mẫu khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, ngày 27/3/2025, đoàn công tác BVTW Huế, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng (YHDP&YTCC) Trường ĐH Y Hà Nội với sự hỗ trợ của CDC Hoa Kỳ đã đến làm việc trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.

Thành phần đoàn Hỗ trợ kỹ thuật:

  • ThS. Phùng Thanh Hùng - Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội;
  • TS.BS Mai Văn Tuấn - Trưởng khoa Vi sinh, BVTW Huế;
  • ThS.BSCKII. Nguyễn Thành Huy - Trưởng khoa KSNK, BVTW Huế;
  • DSCKII. Hồ Thị Họa Mi - Phó trưởng khoa Dược, BVTW Huế;
  • BS. Đặng Nhật Tân - Khoa KSNK, BVTW Huế.

Thành phần đoàn bệnh viện làm việc:

  • Bs CKII Nguyễn Tam Thăng - PGĐ Bệnh viện;
  • Bs CKII Trần Hữu Thọ - Phụ trách khoa KSNK;
  • Bs CKII Trương Thị Kiều Loan - TK vi sinh;
  • Bs CKI Trần Vũ Kiệt - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc;
  • ThS.DS Lê Hoàng Minh - Bộ phận Dược lâm sàng, khoa Dược;
  • ThS.ĐD Nguyễn Thị Phước - TP Điều dưỡng;
  • BS. Dương Thanh Trang Đài - khoa KSNK.

Mở đầu buổi làm việc BS.CKII Nguyễn Tam Thăng - PGĐ Bệnh viện phát biểu khai mạc, giới thiệu thành phần làm việc, thể hiện mối quan tâm và kết quả dự kiến mong muốn đạt được từ chương trình hỗ trợ.

ksinh1

BS.CKII. Nguyễn Tam Thăng – PGĐ bệnh viện phát biểu khai mạc

Đọc thêm...

Hiến máu nhân đạo - hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

  • PDF.

CN. Doãn Thị Minh Duyên - 

Máu là nguồn sống vô giá của mỗi chúng ta, là một dược phẩm tự nhiên mà khoa học hiện đại đến nay vẫn chưa tìm được nguồn thay thế thành công cho dược phẩm máu. Máu thật sự cần thiết để phục vụ nhu cầu cấp cứu và điều trị bệnh. Hằng ngày, có hàng trăm, hàng nghìn người vì nhiều lý do sức khỏe khác nhau đang rất cần đến máu và chế phẩm máu để điều trị bệnh và duy trì sự sống. Vì vậy hiến máu nhân đạo là hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự hiểu biết, lòng nhân ái và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng. Đồng thời cũng là hành động có ý nghĩa sâu sắc đạo lý "Thương người như thể thương thân", của dân tộc ta.

Hiến máu là hành động tự nguyện của mỗi người khi cho đi những giọt máu hồng trong cơ thể mình để giúp bao người đang cần đến máu. Khi cho đi lượng nhỏ máu của mình là ta đã thắp lên ngọn lửa, đem lại hy vọng sống, đem lại niềm tin cho các bệnh nhân cần máu trong trường hợp gặp tai nạn, các bệnh nhân tan máu bẩm sinh, các ca ghép tạng, loại bỏ các khối u, những trường hợp sản phụ bị băng huyết.....trong những lúc nguy kịch, đang ở ranh giới sống chết.

HMAU2

Hiến máu nhân đạo tại thành phố Tam Kỳ

Đọc thêm...

FDA chấp thuận xét nghiệm IVD Capsule PSP của Abionic để phát hiện sớm nhiễm trùng huyết

  • PDF.

Bs Lê Văn Tuấn - 

Abionic, một công ty chẩn đoán y khoa tiên tiến chuyên về công nghệ phát hiện sớm nhanh chóng, đã nhận được giấy phép 510(k) từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho xét nghiệm IVD CAPSULE PSP.

Abionic, một công ty chẩn đoán y khoa mới nổi tập trung vào các công nghệ phát hiện sớm nhanh chóng, đã nhận được giấy phép 510(k) cho xét nghiệm IVD CAPSULE PSP từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để đẩy nhanh thời gian phát hiện nhiễm trùng huyết. Đã được chứng nhận theo EU IVDR kể từ tháng 7 năm 2022, giấy phép FDA này đánh dấu một thời điểm quan trọng cho sự mở rộng của Abionic vào thị trường Hoa Kỳ.

Nhiễm trùng huyết là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu ảnh hưởng đến 50 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới và gây ra 11 triệu ca tử vong, hay 20% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, căn bệnh này tấn công 1,7 triệu bệnh nhân và gây thiệt hại 62 tỷ đô la hàng năm, khiến nó trở thành một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng (www.sepsis.org). Nhiễm trùng huyết là một trường hợp khẩn cấp cần có thời gian và theo Sepsis Alliance, 80% số ca tử vong liên quan đến nhiễm trùng huyết có thể được ngăn ngừa, nhưng vẫn rất khó chẩn đoán do bản chất không đặc hiệu của các triệu chứng, thường giống với các tình trạng phổ biến khác.

Phát hiện và can thiệp kịp thời là rất quan trọng, vì liệu pháp kháng sinh chậm trễ trong sốc nhiễm trùng huyết làm tăng tỷ lệ tử vong 8% mỗi giờ (Ventura và cộng sự, 2023). Định nghĩa Sepsis-3 hiện tại nhấn mạnh đến rối loạn chức năng của các cơ quan được đo bằng điểm SOFA. Tuy nhiên, các triệu chứng của nhiễm trùng huyết không đặc hiệu, làm phức tạp việc chẩn đoán sớm (Fidalgo và cộng sự, 2022).

ivd

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 04 Tháng 1 2025 08:45

Đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng chống HIV thăm và làm việc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Phòng KHTH - 

Ngày 11/12/2024, được sự phân công của Bộ Y tế, Cục phòng chống HIV/AIDS đến thăm và làm việc tại Bệnh viện về việc kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Đoàn công tác do PGS. Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS làm trưởng đoàn cùng với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Công an tỉnh Quảng Nam.

aids

Đón tiếp và làm việc với đoàn tại phòng giao ban Bệnh viện

Tiếp đoàn công tác của Cục phòng chống HIV/AIDS có BSCKII Nguyễn Ngọc Văn Khoa–Phó Giám đốc Bệnh viện, BSCKI Trần Hữu Thọ- nhân viên Phòng KHTH, Nguyễn Lương Thảo – Trưởng Khoa Khám bệnh, ThSĐD Nguyễn Thị Phước-Trưởng phòng Điều dưỡng, BSCKI Bùi Quốc Xết và CN Lê Thị Thanh Hà–Khoa Y học nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.

Đoàn đã đi thăm khoa Khám bệnh, khoa Y học Nhiệt đới và đánh giá cao những nỗ lực của Bệnh viện trong công tác phòng, chống HIV/AIDS đồng thời cũng đưa ra những ý kiến đóng góp quý báu để Bệnh viện nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS đạt hiệu quả ngày càng tốt hơn.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 13 Tháng 12 2024 14:48

You are here Tin tức Tin tức Y học