• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Nhân trường hợp ứng dụng vạt xương mác vi phẫu điều trị u xương trụ

  • PDF.

Khoa NCT- BV ĐK tỉnh Quảng Nam

Trong tuần qua, Khoa Ngoại Chấn Thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam đã tiến hành điều trị phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có u xương trụ cẳng tay kích thướtclớn bằng phương pháp chuyển vạt xương mác vi phẫu.

Ghép xương chia được chia làm ghép xương có cuống mạch nuôi, và ghép xương không có cuống mạch nuôi. Trong đó ghép xương mác vi phẫu là ghép xương có cuống mạch nuôi.

Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật đục mẫu xương làm giải phẫu bệnh. Kết quả cho thấy u xương lành tính.

Sau đó, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn phần xương trụ chứa khối u và thay thế bằng đoạn xương mác có cuống mạch nuôi của chính bệnh nhân. 

vatviphau

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 02 Tháng 11 2017 10:55

Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ

  • PDF.

Điều dưỡng Lê Thị Thủy – Khoa NCT

Trước mỗi cuộc mổ, bệnh nhân và người nhà cần chuẩn bị chu đáo về thể chất, tinh thần cũng như các vấn đề liên quan đến cuộc mổ. Biết rõ các vấn đề cần chuẩn bị sẽ giúp cho bệnh nhân và người nhà hợp tác tốt hơn với đội ngũ y tế. Từ đó giúp cho cuộc phẫu thuật thành công và an toàn hơn.

Phẫu thuật được phân loại tùy theo tình trạng bệnh nhân và tùy theo từng bệnh lý khác nhau:

+ Cấp cứu: Không được trì hoãn vì bệnh nhân sẽ chết, như vết thương mạch máu, vỡ tạng, vết thương tim…

+ Bệnh mổ cấp cứu trì hoãn: là những bệnh cấp cứu nhưng có sự chuẩn bị để bệnh nhân được mổ trong những điều kiên thuận lợi hơn như: viêm túi mật, bán tắc ruột…

+ Mổ chương trình là những bệnh nếu chưa mổ ngay thì cũng chưa nguy hiểm tính mạng. Mổ chương trình được lên kế hoạch và chuẩn bị cẩn thận đầy đủ nhất, nhằm an toàn nhất cho bệnh nhân. Ví dụ  sỏi thận, u xơ tử cung, bướu giáp, gãy xương đơn giản…

truocmo

Đọc thêm...

Nhân một trường hợp điều trị phình động mạch chủ bụng bằng can thiệp nội mạch tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Khoa Nội tim mạch

Phình động mạch được định nghĩa là sự phình khu trú của động mạch với đường kính ngang lớn hơn 1,5 lần so với kích thước động mạch bình thường lân cận. Đường kính động mạch chủ bụng trung bình của người việt nam là 1.5-2 cm, như vậy  một phình động mạch chủ bụng phải có đường kính tối thiểu 3 cm.

Nguyên nhân của phình động mạch chủ bụng có thể do nhiều yếu tố kết hợp trong đó 90% là do xơ vữa động mạch, các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng, chấn thương, viêm động mạch, bệnh lý mô liên kết có tính di truyền…

Một số yếu tố được xem là nguy cơ phình động mạch chủ bụng như thuốc lá (quan trọng nhất), tuổi lớn, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, phình động mạch ở vị trí khác, yếu tố gia đình, chủng tộc (da trắng bị nhiều hơn), nam giới có tần suất bị phình động mạch chủ bụng cao gấp 5 lần nữ giới.

phinh dmcb1

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 26 Tháng 10 2017 19:42

Cập nhật về xử trí băng huyết sau sinh

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh- Khoa Phụ Sản

Băng huyết sau sinh ( BHSS) cho đến nay vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ và vẫn còn là nỗi kinh hoàng cho các thầy thuốc sản khoa cũng như người nhà và thai phụ. Việc chuẩn bị ekip hồi sức và các gói chống xuất huyết trong BHSS luôn được sẵn sàng, các bảng đánh giá và phân độ lượng máu mất và phác đồ xử trí băng huyết luôn  được treo tại phòng sinh. Việc theo dõi và chăm sóc sau sinh trong những giờ đầu sau sinh, phối hợp giũa NHS và BS sản khoa, gây mê phẫu thuật,  hồi sức, huyết học, chẩn đoán hình ảnh  là rất quan trọng để phát hiện và xử trí kịp thời BHSS để hạn chế đến mức thấp nhất tai biến về BHSS gây ra cho sản phụ. Dưới đây, là các cập nhật được trình bày ở các Hội nghị sản phụ khoa cũng như các chương trình tập huấn online liên quan đến đào tạo lại cho các thầy thuốc và NHS trong phát hiện và xử trí BHSS.

bhss

Xem tiếp tại đây

Băng huyết sau sinh ( BHSS) cho đến nay vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ và vẫn còn là nỗi kinh hoàng cho các thầy thuốc sản khoa cũng như người nhà và thai phụ. Việc chuẩn bị ekip hồi sức và các gói chống xuất huyết trong BHSS luôn được sẵn sàng, các bảng đánh giá và phân dộ lượng máu mất và phác đồ xử trí băng huyết luôn  được treo tại phòng sinh. Việc theo dõi và chăm sóc sau sinh trong những giờ đầu sau sinh, phối hợp giũa NHS và BS sản khoa, gây mê phẫu thuật,  hồi sức, huyết học, chẩn đoán hình ảnh  là rất quan trọng để phát hiện và xử trí kịp thời BHSS để hạn chế đến mức thấp nhất tai biến về BHSS gây ra cho sản phụ. Dưới đây, là các cập nhật được trình bày ở các Hội nghị sản phụ khoa cũng như các chương trình tập huấn online liên quan đến đào tạo lại cho các thầy thuốc và NHS trong phát hiện và xử trí BHSS.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 23 Tháng 10 2017 16:48

Hội chứng trộm máu dưới đòn

  • PDF.

tmdd

Xem tại đây

You are here Đào tạo