• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Thông tư 51/2017 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ

  • PDF.

Trần Thị Kim San- Khoa Dược

Ngày 29 tháng 12 năm 2017 Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn, phòng và xử trí phản vệ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2018. Thông tư số 08/1999/TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

socpv

Ban hành kèm theo thông tư 51/2017/TT-BYT gồm 10 phụ lục hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ:

Phụ lục I: Hướng dẫn chẩn đoán phản vệ

Phụ lục II: Hướng dẫn chẩn đoán mức độ phản vệ

Phụ lục III: Hướng dẫn xử trí cấp cứu sốc phản vệ

Phụ lục IV: Hướng dẫn xử trí phản vệ trong một số trường hợp đặc biệt

Phụ lục V: Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế

Phụ lục VI: Hướng dẫn khai thác tiền sử dị ứng

Phụ lục VII: Mẫu thẻ theo dõi dị ứng

Phụ lục VIII:  Hướng dẫn chỉ định làm test da

Phụ lục IX: Quy trình kỹ thuật test da

 Phụ lục X: Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ

Thông tư 51/2017/TT-BYT nhấn mạnh Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên kèm theo phát đồ sử dụng adrenalin và dịch truyền; Bảng tham khảo cách pha loãng adrenalin với dung dịch NaCl 0,9% và tốc độ truyền tĩnh mạch chậm (phụ lục III).

Một số trường hợp đặc biệt cần phải xử trí theo hướng dẫn tại phụ lục IV

Hướng dẫn nguyên tắc dự phòng phản ứng và thử phản ứng trên người bệnh trước khi sử dụng thuốc hoặc dị nguyên trên người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên có liên quan và nếu người bệnh có tiền sử phản ứng với nhiều dị nguyên khác nhau.

Sơ đồ chi tiết về chẩn đoán và xử trí phản vệ và Sơ đồ xử trí cấp cứu ban đầu phản vệ được in trên khổ giấy A1 hoặc A2 treo tại các vị trí thích hợp  các nơi sở dụng thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tất cả các phản vệ báo cáo về trung tâm DI&ADR Quốc gia hoặc Trung tâm DI&ADR Khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Cảnh giác dược,org.vn

Toàn bộ nội dung thông tư 51 xem tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 11 Tháng 2 2018 06:57

Hội chứng tim – thận trong nhiễm khuẩn: một tổng quan mô tả (p.2)

  • PDF.

Bs Nguyễn Hoàng Kim Ngân - Khoa ICU

5. Chẩn đoán

Sự tiến triển theo thời gian của CRS-5 được chia là 5 pha từ khi khởi phát nhiễm khuẩn: tối cấp (0-72h), cấp tính (3-7 ngày), bán cấp (7-30 ngày), mạn tính (≥ 30 ngày). CRS-5 là chẩn đoán lâm sàng, đặc hiệu bởi sự hiện diện đồng thời rối loạn chức năng hoặc tổn thương tim và thận cấp tính trong quá trình nhiễm khuẩn.

timthan4

5.1 Tổn thương và rối loạn chức năng tim

SCM được mô tả bằng hình ảnh siêu âm của sự mới xuất hiện rối loạn chức năng tâm thu thất trái, tâm trương thất trái hoặc thất phải. Định nghĩa của hiệp hội siêu âm Mỹ được sử dụng để phân loại rối loạn chức năng thất. Điểm cắt của LVEF dao động từ 45-55% thường được dùng trong y văn để xác định rối loạn chức năng tâm thu thất trái. Do bản chất động học của LVEF, tỷ lệ của LVEF giảm có thể tăng theo thời gian phụ thuộc vào hậu gánh và hồi sức dịch.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 22 Tháng 1 2018 18:16

Đọc thêm...

Cập nhật chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2017 theo ACC/AHA 2017 - Khi ngưỡng điều trị mới được thiết lập

  • PDF.

Bs Nguyễn Tuấn Long - Khoa Nội Tim Mạch

Tần suất tăng huyết áp (THA) vẫn không ngừng gia tăng trong cộng đồng với nguy cơ mắc tăng huyết áp đối với người trưởng thành sau 45 tuổi là rất cao (khoảng 84% trong 40 năm đối với một số chủng tộc châu Á, 93% đối với người Mỹ gốc Phi). Đi kèm với đó là những những biến chứng nguy hiểm do THA mang lại (nhồi máu cơ tim (NMCT), đột quỵ não,…). Theo tính toán, khi HATT tăng mỗi 20 mmHg và HATTr tăng mỗi 10mmHg thì sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do đột quỵ, bệnh tim hoặc các bệnh lý về mạch máu khác. Do vậy, các hiệp hội tim mạch trên thế giới tiếp tục đưa ra các các khuyến cáo mới trong điều trị nhóm bệnh lý nguy hiểm này. Bài viết với mục tiêu tóm lược lại một số các điểm chính trong khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ vừa xuất bản vào tháng 11/2017. 

tangha

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 22 Tháng 1 2018 17:38

Phòng ngừa ung thư dạ dày bằng diệt trừ Helicobacter Pylori

  • PDF.

Bs Huỳnh Minh Nhật - Khoa Nội tiêu hóa

Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori)  là một trong những nhiễm khuẩn mạn tính thường gặp nhất ở người. Tần suất nhiễm H. pylori thay đổi tùy theo tuổi, tình trạng kinh tế và chủng tộc. Ước tính có khoảng hơn nửa dân số trên thế giới nhiễm vi khuẩn này. Ở các nước đang phát triển  như Việt Nam tần suất nhiễm lên tới hơn 70% và xuất hiện ở cả trẻ em 1-2 tuổi.

Ủy ban quốc tế về nghiên cứu Ung thư - IARC (thuộc tổ chức Y tế thế giới -WHO) đã xếp H. pylori làm tác nhân gây ung thư nhóm 1 vào năm 1994 và đã xác nhận lại trong năm 2009. Khoảng 78% trong số tất cả các trường hợp ung thư dạ dày ước tính là do nhiễm H. pylori mạn tính. Cho đến nay có đủ dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên về hiệu quả điều trị nhiễm H. pylori giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

kdaday

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 21 Tháng 1 2018 05:50

Nghiên cứu Culprit-Shock, một trong những câu chuyện nổi bật của tim mạch học trong năm 2017

  • PDF.

Bs CKII Trần Lâm - Trưởng khoa Nội tim mạch

Cùng với nghiên cứu CANTOS khẳng định giả thuyết viêm của xơ vữa động mạch và chỉ ra con đường IL-1β là một đích điều trị mới của bệnh tim mạch do xơ vữa, nghiên cứu SPRINT đã gợi mở một đích huyết áp mới dành cho bệnh nhân tăng huyết áp, nghiên cứu CULPRIT-SHOCK cũng là một trong những vấn đề nổi bật của tim mạch học trong năm 2017.

Ở những bệnh nhân (BN) bị nhồi máu cơ tim (NMCT) với choáng tim, việc tái thông sớm động mạch thủ phạm bằng can thiệp mạch vành qua da (PCI) sẽ cải thiện kết cục của BN. Tuy nhiên, phần lớn (80%) BN NMCT với choáng tim bị tổn thương nhiều nhánh mạch vành, và tỷ lệ tử vong cao hơn so với chỉ tổn thương 1 nhánh. Vậy, chỉ nên can thiệp động mạch thủ phạm hay là can thiêp ngay luôn những tổn thương không thủ phạm? Vấn đề vẫn còn nhiều bàn cãi!

ncsulprit

Xem tiếp tại đây

 

You are here Đào tạo