• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh do virut Zika

  • PDF.

Khoa YHNĐ

zika1

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 15 Tháng 4 2016 09:33

Các biến chứng của phẫu thuật cột sống thắt lưng bằng đường mổ trước (tt)

  • PDF.

Khoa Ngoại Chấn Thương - Bs CK2 Phạm Ngọc Ẩn

2. Các biến chứng sau mổ

2.1. Các biến chứng liên quan đến đường mổ

2.1.1. Mạch máu.

Thuyên tắc tĩnh mạch sâu

Thuyên tắc tĩnh mạch sâu sau mổ chiếm tỷ lệ 7,5% sau các phẫu thuật bụng trên các cơ quan lân cận mạch máu lớn. Đây là biến chứng nặng, có thể gây tử vong do hậu quả của thuyên tắc phổi. Dự phòng tai biến này bằng cách vận động sớm và sử dụng kháng đông sau mổ. Phẫu tích nhẹ nhàng các cấu trúc mạch máu là yếu tố quan trọng để tránh thuyên tắc mạch máu sau mổ. Sử dụng các retractor cầm tay, vén nhẹ nhàng các cấu trúc mạch máu và có dành thời gian ngưng kéo các mạch máu trong quá trình phẫu thuật khi không làm các bước kỹ thuật ở vùng cận kề mạch máu góp phần ngăn ngừa tai biến này.

bienchu

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 23 Tháng 4 2016 09:55

Đọc thêm...

Liệu pháp diệt trừ Helicobater Pylori

  • PDF.

Bs Huỳnh Minh Nhật - Khoa Nội Tiêu hóa

1. Giới thiệu

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý đã được biết đến từ lâu và phổ biến trên thế giới nhưng hiện còn nhiều vấn đề nan giải trong điều trị.Trong nhiều thế kỷ, bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng vẫn còn tranh cãi. Quan niệm của Carl Schwartz (1868-1917) : “Không có acid, không có loét” đưa ra đã đứng vững nhiều năm cùng với sự ra đời của các thuốc kháng tiết acid và phương pháp phẫu thuật cắt thần kinh phế vị để điều trị loét mở ra những tiến bộ về điều trị trong một thời gian dài. Tuy nhiên, loét dạ dày tá tràng vẫn còn là bệnh mạn tính, diễn biến có chu kỳ, xu hướng hay tái phát và dễ gây biến chứng nguy hiểm như chảy máu, tắc nghẽn, thủng hay ung thư dạ dày…

 hpylo1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 13 Tháng 4 2016 20:32

Đọc thêm...

Chảy máu và các rối loạn đông máu trong ICU (p.2)

  • PDF.

Ths Lê Tự Định - Khoa ICU

GIẢM TIỂU CẦU

Cơ chế sinh lý bệnh giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu có thể phát sinh do giảm sản xuất hoặc tăng sự phá hủy (miễn dịch hoặc không miễn dịch) của các tiểu cầu, cũng như từ việc bắt giữ tiểu cầu tại lách. Trong số bệnh nhân được nhập viện  vào ICU, tình trạng này xảy ra ở khoảng 20% số bệnh nhân và một phần ba số bệnh nhân phẫu thuật. Nguyên nhân của tình trạng này  thường là đa yếu tố. Bệnh nhân bị giảm tiểu cầu có xu hướng nặng hơn, với điểm số mức độ bệnh nghiêm trọng cao hơn, so với những người được tiếp nhận với số lượng tiểu cầu bình thường.

Chẩn đoán phân biệt của giảm tiểu cầu trong ICU

Danh sách chẩn đoán phân biệt giảm tiểu cầu khá dài, điều quan trọng là phải xác định bệnh nhân giảm tiểu cầu đòi hỏi phải hành động đặc biệt và khẩn cấp (ví dụ, giảm tiểu cầu  và ban xuất huyết giảm tiểu cầu do heparin. Giảm tiểu cầu do thuốc là một thách thức trong chẩn đoán, bởi vì bệnh nhân nặng thường nhận được nhiều loại thuốc có thể gây ra giảm tiểu cầu.

roiloa1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 12 Tháng 4 2016 17:41

Đọc thêm...

Rối loạn lipid máu

  • PDF.

Ths Võ Thị Kim Cẩm - Khoa Nội TM

I. CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN LIPID MÁU

Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid (TG) huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL-C), tăng nồng độ lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL-C).

* ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TIM MẠCH

Cần xác định bệnh lý động mạch vành (BMV), các yếu tố nguy cơ (YTNC) tương đương BMV: đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch cảnh có triệu chứng.

Ngoài ra còn lưu ý các YTNC sau:

  1. Hút thuốc lá
  2. Tăng huyết áp
  3. Nồng độ HDL-C thấp (<1,03mmol/L)
  4. Gia đình có người mắc BMV sớm (Nam < 55 tuổi, Nữ < 65 tuổi)

Sau khi xác định được các YTNC tim mạch nói trên, tiếp tục ước tính nguy cơ 10 năm của BMV.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 12 Tháng 4 2016 10:26

Đọc thêm...

You are here Đào tạo