• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn IV không thể phẫu thuật

  • PDF.

Bs Bùi Thị Thuỷ Tiên - 

Điều trị bước 1:

Liệu pháp kháng sinh mạch kết hợp với hoá trị được khuyến cáo đầu tay, trừ khi có chống chỉ định

•Ở phần lớn bệnh nhân, điều trị đầu tay sẽ bao gồm hoá trị bộ đôi [FOLFOX, leucovorin–5-FU–irinotecan (FOLFIRI), capecitabine–oxaliplatin (CAPOX)] kết hợp với chất kháng sinh mạch (VEGF; bevacizumab) hoặc anti-EGFR mAb (cetuximab hoặc panitumumab)

•Tegafur–gimeracil–oteracil (S-1) là một lựa chọn thay thế khi không thể hoá trị dựa trên 5-FU hoặc capecitabine đường tĩnh mạch do độc tính trên tim và/hoặc hội chứng tay chân miệng

•Xác định tình trạng đột biến RAS trên sinh thiết khối u (hoặc thông qua sinh thiết lỏng nếu không có mẫu khối u) là bắt buộc để quyết định hướng điều trị tốt nhất

• Khối u có đột biến RAS hoang dã nằm ở vị trí bên trái, hoá trị bộ đôi cộng với anti-EGFR mAb (cetuximab hoặc panitumumab) là lựa chọn ưu tiên

° Anti-EGFR mAbs có thể được kết hợp với FOLFOX hoặc FOLFIRI

° Sự kết hợp cetuximab– capecitabine hoặc hoá trị dựa trên 5-FU không khuyến cáo do tăng tác dụng phụ và ít hiệu quả

° Ở những bệnh nhân già yếu hoặc có khối u bên trái và đột biến RAS hoang dã không thể chịu đựng được hoá trị, đơn trị liệu với anti-EGFR mAb có thể là một lựa chọn

° Bộ ba (ví dụ: FOLFOXIRI) kết hợp với kháng EGFR không được khuyến nghị

• Khối u nằm bên phải có đột biến RAS hoang dã, hoá trị ± bevacizumab là lựa chọn ưu tiên, mặc dù có thể sử dụng hoá trị bộ đôi với cetuximab hoặc panitumumab trong những trường hợp cần đáp ứng cao hơn

• Bevacizumab có thể được kết hợp với fluoropyrimidine, irinotecan- hoặc oxaliplatin (FOLFOX, CAPOX, FOLFIRI) hoặc bộ ba (FOLFOXIRI)

° Không nên kết hợp anti-VEGF mAbs với anti-EGFR mAbs

° FOLFOXIRI–bevacizumab có thể là một lựa chọn cho một số bệnh nhân có PS tốt không có bệnh đi kèm

° Bộ ba, bao gồm cả FOLFOXIRI, không được sử dụng cho bệnh nhân > 75 tuổi, PS2 hoặc có bệnh kèm

° Trong các trường hợp như (khi mục tiêu là thu nhỏ khối u hoặc ung thư đại tràng bên phải với các đột biến BRAF V600E), FOLFOXIRI–bevacizumab nên được xem xét, nhưng hoá trị bộ đôi cộng với bevacizumab có thể mang lại kết quả tương tự

• Ở những bệnh nhân có bệnh đi kèm, tuổi cao hoặc bệnh di căn không thể điều trị khỏi bệnh và không có triệu chứng đáng kể liên quan đến bệnh, có thể sử dụng đơn trị liệu bằng fluoropyrimidine ± bevacizumab

k daitrang1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 17 Tháng 4 2023 11:14

Phác đồ cấp cứu chấn thương sọ não

  • PDF.

Bs Trần Văn Phúc - 

ctsonao

Xem tại đây

 

Cập nhập phân loại và phương pháp điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi tại khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình-BVĐK Quảng Nam

  • PDF.

Khoa Ngoại Chấn thương - 

lienmauchuyen

Xem tại đây

Tiếp cận chẩn đoán và điều trị viêm thân sống đĩa đệm nhiễm khuẩn

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Thùy Duyên - 

I.TỔNG QUAN:

Viêm thân sống đĩa đệm nhiễm khuẩn là tổn thương tại thân sống đĩa đệm gây nên bởi vi trùng không do lao.

Độ tuổi thường gặp: trung niên khoảng 40-80 tuổi, nam > nữ.

Bệnh rất thường gặp ở các đối tượng có suy giảm miễn dịch như dùng corticoid kéo dài, đái tháo đường, nhiễm HIV.

Yếu tố thuận lợi là nhiễm khuẩn do các thủ thuật tại vùng cột sống như tiêm cạnh cột sống, tiêm khớp liên mỏm gai, chọc hút sinh thiết, đổ ciment tại đốt sống, nội soi vùng tiết niệu sinh dục…

Vị trí tổn thương hay gặp ở đoạn cốt sống thắt lưng. Viêm thân sống đĩa đệm nhiễm khuẩn diễn biến nhanh, dữ dội, cấp tính hơn còn viêm đĩa đệm do lao diễn biến dai dẳng từ từ.

II. NGUYÊN NHÂN:

Vi trùng gây viêm thân sống đĩa đệm bao gồm: tụ cầu vàng (80-90%), E. coli và proteus thường gặp ở bệnh nhân có nhiễm trùng hệ thống, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella là vi khuẩn gram âm cũng được tìm thấy.

Có 3 đường vào:

  • Nhiễm trùng qua đường máu: đường máu là đường lây lan phổ biến nhất.
  • Nhiễm trùng từ ổ nhiễm trùng kế cận: các nhiễm trùng ở đường tiết niệu, viêm phổi, viêm phần mềm cạnh sống được xem là ổ nhiễm trùng nguyên phát gây ra viêm đĩa đệm ở vùng tương ứng.
  • Tiêm chọc trực tiếp vào đĩa đệm đốt sống: ít thường xuyên hơn so với những nguyên nhân khác, trong khi nhiễm trùng sau phẫu thuật là quan trọng nhất.

viemts

Xem tiếp tại đây

Tiếp cận chẩn đoán và điều trị viêm thân sống đĩa đệm nhiễm khuẩn

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Thùy Duyên - 

I.TỔNG QUAN:

Viêm thân sống đĩa đệm nhiễm khuẩn là tổn thương tại thân sống đĩa đệm gây nên bởi vi trùng không do lao.

Độ tuổi thường gặp: trung niên khoảng 40-80 tuổi, nam > nữ.

Bệnh rất thường gặp ở các đối tượng có suy giảm miễn dịch như dùng corticoid kéo dài, đái tháo đường, nhiễm HIV.

Yếu tố thuận lợi là nhiễm khuẩn do các thủ thuật tại vùng cột sống như tiêm cạnh cột sống, tiêm khớp liên mỏm gai, chọc hút sinh thiết, đổ ciment tại đốt sống, nội soi vùng tiết niệu sinh dục…

Vị trí tổn thương hay gặp ở đoạn cốt sống thắt lưng. Viêm thân sống đĩa đệm nhiễm khuẩn diễn biến nhanh, dữ dội, cấp tính hơn còn viêm đĩa đệm do lao diễn biến dai dẳng từ từ.

II. NGUYÊN NHÂN:

Vi trùng gây viêm thân sống đĩa đệm bao gồm: tụ cầu vàng (80-90%), E. coli và proteus thường gặp ở bệnh nhân có nhiễm trùng hệ thống, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella là vi khuẩn gram âm cũng được tìm thấy.

Có 3 đường vào:

  • Nhiễm trùng qua đường máu: đường máu là đường lây lan phổ biến nhất.
  • Nhiễm trùng từ ổ nhiễm trùng kế cận: các nhiễm trùng ở đường tiết niệu, viêm phổi, viêm phần mềm cạnh sống được xem là ổ nhiễm trùng nguyên phát gây ra viêm đĩa đệm ở vùng tương ứng.
  • Tiêm chọc trực tiếp vào đĩa đệm đốt sống: ít thường xuyên hơn so với những nguyên nhân khác, trong khi nhiễm trùng sau phẫu thuật là quan trọng nhất.

viemts

Xem tiếp tại đây

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV