• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Rối loạn chức năng não do sepsis: sinh bệnh học, chẩn đoán và điều trị

  • PDF.

Bs Đinh Hồng Thảo - 

1. Tóm tắt

Sepsis được định nghĩa là rối loạn đáp ứng của vật chủ với nhiễm trùng, gây ra các rối loạn chức năng cơ quan đe dọa tính mạng. Sepsis có thể gây ra rối loạn chức năng não cấp tính và dài hạn được gọi là bệnh não do sepsis (SAE) và suy giảm nhận thức. SAE đề cập đến những thay đổi về ý thức mà không có bằng chứng trực tiếp của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. SAE có tỉ lệ mắc cao và gây kết ục xấu ở bệnh nhân sepsis. Suy giảm nhận thức ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bệnh nhân sepsis và làm tăng gánh nặng y tế. Sinh bệnh học của rối loạn chức năng não do sepsis được đặc trưng chủ yếu bởi sự tương tác của viêm hệ thống, rối loạn hàng rào máu não, viêm thần kinh, rối loạn chức năng vi tuần hoàn và rối loạn chức năng não bộ. Gần đây, việc chẩn đoán rối loạn chức năng não do sepsis dựa vào biểu hiện thay đổi ý thức kèm với thăm khám bệnh học thần kinh, việc điều trị chủ yếu liên quan đến kiểm soát sepsis. Mặc dù điều trị rối loạn chức năng não do sepsis đã được kiểm tra trên động vật, việc điều trị trên lâm sàng vẫn gặp khó khăn. Do đó, chúng tôi review cơ chế nền của tổn thương não do sepsis, tập trung chủ yếu vào tác động của viêm hệ thống lên hàng rào máu não, viêm thần kinh, vi tuần hoàn não và chức năng não bộ với mong muốn mang đến hướng đi dựa trên cơ chế mới cho các nghiên cứu lâm sàng và cơ bản trong tương lai với mục đích dự phòng hay cải thiện rối loạn chức năng não.

naosepsis

Hình 1: Sinh bệnh học của rối loạn chức năng não do sepsis

Đọc thêm...

Thang điểm aMAP và vai trò trong tiên lượng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan trên bệnh nhân viêm gan mạn tính

  • PDF.

Bs Lê Thị Bảo Ngọc - 

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Với tầm nhìn “chấm dứt bệnh viêm gan virus”, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là giảm 65% tỷ lệ tử vong liên quan đến viêm gan vào năm 2030. Với sự ra đời và phát triển các loại thuốc kháng virus như hiện nay, đặc biệt là nhóm thuốc kháng virus trực tiếp (DAAs), việc điều trị bệnh lý viêm gan virrus có nhiều tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên, ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) vẫn còn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân viêm gan mạn tính và là nguyên nhân gây tử vong liên quan đến ung thư thường gặp thứ tư trên toàn cầu. Do đó, chìa khóa để đạt được mục tiêu toàn cầu do WHO đề xuất là giảm tỷ lệ tử vong do HCC liên quan đến viêm gan vi rus.

Sự thành công của điều trị HCC phần lớn phụ thuộc vào giai đoạn được chẩn đoán. Bệnh nhân bị HCC được chẩn đoán ở giai đoạn sớm có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 70–75%, trong khi thời gian sống sót trung bình của bệnh nhân mắc HCC tiến triển là dưới 1 năm. Một chương trình giám sát HCC hiệu quả và thành công có thể đưa ra chẩn đoán sớm và cải thiện tiên lượng. Vì vậy, có một công cụ giảm sát để xác định các bệnh nhân có nguy cơ mắc HCC khác nhau và sau đó cá nhân hóa việc giám sát HCC là điều tối quan trọng và cần thiết.

amap

Xem tiếp tại đây

Những cập nhật về chiến lược truyền dịch ở bệnh nhân viêm tụy cấp

  • PDF.

Bs Huỳnh Ngọc Long Vũ - 

Truyền dịch là biện pháp điều trị bắt buộc trong viêm tụy cấp vì sinh lý bệnh của viêm tụy cấp là tình trạng mất dịch do hậu quả của quá trình viêm. Trong nhiều năm, vì không có bằng chứng rõ ràng, nên hồi sức dịch sớm và tích cực bằng dung dịch tinh thể (dung dịch muối sinh lý thông thường hoặc dung dịch Ringer lactate) được khuyến cáo. Gần đây, nhiều nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên và phân tích tổng hợp về liệu pháp truyền dịch đã tiết lộ rằng truyền dịch tốc độ cao có liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong và các tác dụng phụ nghiêm trọng so với những kết quả từ truyền dịch tốc độ vừa phải, và điều này đã gây ra sự thay đổi trong chiến lược hồi sức dịch. Trong khi đó, có bằng chứng cho thấy dung dịch Ringer lactate vượt trội hơn dung dịch muối sinh lý trong bối cảnh này. Mục đích của bài tổng quan này là cung cấp thông tin cập nhật về các chiến lược điều trị bằng dịch truyền tĩnh mạch trong viêm tụy cấp, bao gồm loại dịch, thể tích tối ưu, tốc độ truyền và hướng dẫn theo dõi.

vtcapdich

Điều trị cơ bản cho bệnh nhân viêm tụy cấp là liệu pháp truyền dịch. Theo nhiều nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên, hồi sức truyền dịch sớm và không tích cực/vừa phải sẽ tốt hơn hồi sức truyền dịch tích cực. Truyền dịch quá mức đã được phát hiện là gây thoát dịch khỏi lòng mạch nhiều hơn, làm trầm trọng thêm các biến chứng tại chỗ ở tụy, làm tăng nhiễm trùng và biến chứng ở phổi. Dung dịch Ringer lactate được sử dụng làm dịch truyền được lựa chọn trong trường hợp này để duy trì tình trạng huyết động thích hợp, với mục tiêu hồi sức dịch ban đầu là huyết áp động mạch trung bình ≥ 65 mmHg và lượng nước tiểu ≥ 0,5 mL/kg/h

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 21 Tháng 9 2023 16:51

Hẹp hậu môn sau cắt trĩ

  • PDF.

BSCKII. Lương Thành Vi - 

1. ĐẠI CƯƠNG

Hẹp hậu môn (Anal stenosis: AS) được định nghĩa là sự thu hẹp về mặt giải phẫu hoặc chức năng của ống hậu môn, có thể là kết quả của các bệnh viêm ruột, xạ trị, dị tật bẩm sinh hoặc sau cắt trĩ. Về mặt giải phẫu, AS có liên quan đến sự gia tăng hình thành mô sẹo xơ, làm mất khả năng giãn của ống hậu môn. Nguyên nhân hàng đầu của AS giải phẫu là cắt bỏ búi trĩ, thường là sau các phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh trĩ độ III và IV.

Là biến chứng tuy ít gặp (5%) nhưng nghiêm trọng sau các phẫu thuật hậu môn trực tràng, phổ biến nhất là sau phẫu thuật cắt trĩ, chiếm 90% các trường hợp. Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng nặng nề như táo bón nặng, tắc nghẽn đường ra và đau hậu môn, không thể giảm bớt bằng thuốc làm mềm phân hoặc thay đổi chế độ ăn uống. Chẩn đoán có thể được thực hiện khi khám trực tràng bằng cách quan sát mô sẹo và sự lan rộng của chỗ hẹp hậu môn, khu trú hoặc theo chu vi.

Mặc dù điều trị không phẫu thuật có hiệu quả đối với chứng hẹp hậu môn nhẹ, nhưng việc phẫu thuật tái tạo là không thể tránh khỏi đối với chứng hẹp hậu môn từ trung bình đến nặng gây khó chịu, đau hậu môn trầm trọng và không thể đại tiện. Vấn đề ở bệnh hẹp hậu môn, không giống như nứt hậu môn, là da không căng ra do xơ hóa mãn tính do phẫu thuật. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp cắt cơ vòng bên trong không mang lại kết quả khả quan trong điều trị hẹp hậu môn. Các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật dựa trên việc sử dụng các vạt có hình dạng và kích cỡ khác nhau để tái tạo lại kích thước và độ linh hoạt của hậu môn.

hephm

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 20 Tháng 9 2023 09:45

Thoát vị nội

  • PDF.

Ths.Bs Nguyễn Xuân Lâm - 

1. TỔNG QUAN

Thoát vị nội (IH: Internal Hernia) được định nghĩa là hiện tượng chui một cách bất thường của ruột hoặc tạng khác trong ổ bụng qua một khe phúc mạc hoặc mạc treo (bẩm sinh hoặc mắc phải) hoặc hố sau phúc mạc bên trong ổ bụng. Khác với thoát vị thành bụng và thoát vị bẹn, sự chui của các tạng trong IH xảy ra bên trong khoang bụng hơn là ra bên ngoài.

Thoát vị nội là một nguyên nhân hiếm gặp của bụng ngoại khoa và tắc ruột ở người trưởng thành. IH có tần suất trên mổ xác khoảng 0,2–0,9% và là nguyên nhân của 0,6-5,8% các trường hợp tắc ruột non.

Biểu hiện thường gặp nhất của IH là tình trạng tắc ruột cấp. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng có thể thay đổi từ các triệu chứng nhẹ đến tình trạng bụng cấp phụ thuộc vào thời gian xảy ra và khả năng tự tháo của túi thoát vị cũng như có hay không sự nghẹt và hoại tử quai ruột.

2. BỆNH HỌC

Bệnh học của IH có thể được phân loại thành khiếm khuyết bẩm sinh hoặc mắc phải của khoang ổ bụng ( Bảng 1). Thoát vị nội mắc phải được gây ra bởi sự viêm, chấn thương hoặc phẫu thuật ổ phúc mạc. IH đã được báo cáo sau các phẫu thuật ổ bụng hở hoặc nội soi và hiện nay chiếm tỷ lệ cao hơn các trường hợp bẩm sinh.

 

thoatvinoi

Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị nội

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 18 Tháng 9 2023 16:52

You are here Đào tạo Tập san Y học