Bs Thuỳ Duyên - Khoa Nội tổng hợp
Y học thường thức
Tổng quan bệnh viêm cột sống dính khớp (Ankylosing Spondylitis - AS)
- Thứ hai, 30 Tháng 9 2019 21:15
- Biên tập viên
- Số truy cập: 2518
Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 30 Tháng 9 2019 21:20
FDA khuyến cáo Mepolizumab (Nucala) dành cho trẻ nhỏ bị hen suyễn nặng
- Thứ hai, 30 Tháng 9 2019 10:21
- Biên tập viên
- Số truy cập: 2945
Bs Bùi Duy Bình - Khoa Nội tổng hợp
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã mở rộng chỉ định mepolizumab (Nucala, GlaxoSmithKline) cho trẻ em từ 6 tuổi bị hen suyễn nặng có tăng bạch cầu ái toan.
Tiêm dưới da Mepolizumab lần đầu tiên được chấp thuận tại Hoa Kỳ vào năm 2015 dưới dạng điều trị duy trì bổ sung cho bệnh nhân hen suyễn nặng từ 12 tuổi trở lên và có kiểu hình bạch cầu ái toan.
"Hen suyễn bạch cầu ái toan nặng ở trẻ em là một tình trạng phức tạp có thể cực kỳ khó điều trị", Daniel Jackson, MD, Khoa Nhi, Đại học Wisconsin, Madison, cho biết trong bản phát hành.
"Nucala đã tạo ra sự khác biệt cho nhiều người lớn và thanh thiếu niên mắc bệnh hen suyễn nặng. Sự chấp thuận này là một sự phát triển quan trọng, mang lại cho các bác sĩ như tôi một lựa chọn rất cần thiết để xem xét cho các bệnh nhân nhi của chúng tôi", ông nói.
Tonya Winders, CEO và chủ tịch mạng lưới tổ chức Hen và Dị ứng cho biết: "Việc Nucala được phê duyệt là tác nhân sinh học đầu tiên để điều trị hen suyễn bạch cầu ái toan nặng ở lứa tuổi trẻ này là một bước tiến đáng kể cho cộng đồng hen suyễn".
Vào tháng 6, FDA đã phê duyệt hai phương pháp mới để quản lý mepolizumab - một ống tiêm tự động và ống tiêm an toàn đã được làm sẵn thuốc, mà bệnh nhân hoặc người chăm sóc có thể sử dụng để quản lý thuốc tại nhà cứ sau 4 tuần, theo báo cáo của Medscape Medical News.
Mepolizumab cũng được chấp thuận tại Hoa Kỳ cho người lớn mắc bệnh đa u hạt dị ứng ( EGPA)
Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 30 Tháng 9 2019 18:41
Chăm sóc sau mổ bệnh nhân gãy xương đùi
- Thứ sáu, 27 Tháng 9 2019 09:16
- Biên tập viên
- Số truy cập: 26195
Trần Thị Ngọc Tuyết - Khoa Ngoại Chấn Thương
Gãy xương đùi là một chấn thương lớn nếu không được xử trí, cấp cứu kịp thời và đúng cánh có thể gây biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc để lại hậu quả lâu dài do chăm sóc, hướng dẫn không đúng cách, sẽ để lại di chứng hoặc bùng phát các bệnh mạn tính.
Phẫu thuật người bệnh gãy xương đùi là một trong những kỹ thuật lớn của khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, được thực hiện trên nhiều đối tượng khác nhau, nên công tác theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật để phát hiện kịp thời, đề phòng tai biến, biến chứng, thì vai trò điều dưỡng là hết sức cần thiết, góp phần quan trọng vào kết quả điều trị.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 9 2019 17:24
Hậu phẫu ở bệnh nhân đặt khung cố định ngoài điều trị gãy xương hở
- Thứ sáu, 27 Tháng 9 2019 09:12
- Biên tập viên
- Số truy cập: 9446
Trần Thị Ngọc Tuyết – Khoa Ngoại Chấn Thương
Ngày nay cùng với sự phát triển của phương tiện giao thông, ngành xây dựng cơ bản kéo theo sự gia tăng mức độ nặng và phức tạp của các chấn thương xảy ra trong các tai nạn giao thông và tai nạn lao động.
Hiện nay, các phẫu thuật viên thường điều trị các gãy xương phức tạp kèm tổn thương phần mềm nhiều bằng khung cố định ngoài nhằm chờ cho phần mềm ổn định mới tiến hành kết hợp xương bên trong.
Việc chăm sóc hậu phẫu bệnh nhân đặt khung cố định ngoài điều trị gãy xương phức tạp có những điểm đặc trưng riêng, đặc biệt là hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc khi xuất viện chờ ngày tái khám mổ KHX bên trong.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 9 2019 17:23
Những điều cần lưu ý sau khi bó bột
- Thứ tư, 25 Tháng 9 2019 10:29
- Biên tập viên
- Số truy cập: 24976
Nguyễn Tấn Thịnh – Khoa Ngoại Chấn thương
Bó bột là một trong những phương pháp bất động để điều trị các tổn thương của cơ xương khớp như: bong gân, trật khớp, gãy xương… Một khi bạn được bó bột thì cho dù đó là bất động tạm thời hay bất động đến khi lành tổn thương, đều có thể xảy ra những biến chứng, cho nên bạn cần phải tìm hiểu rõ về bột và tuân theo lời dặn của bác sĩ đã điều trị cho bạn thì có thể tránh được những biến chứng đó và giúp cho bạn mau chóng khỏi bệnh.
Sau đây là một số điều mà bạn cần phải biết sau khi bó bột:
1. Khám lại ngay, kể cả trong đêm nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường gì như: đau ngày càng tăng, đau buốt, sưng nề, tê hay tím tái các đầu ngón của chi được bó bột…
2. Kê cao phần chi được bó bột để tránh phù nề.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 25 Tháng 9 2019 10:37