• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chăm sóc sau mổ bệnh nhân gãy xương đùi

  • PDF.

Trần Thị Ngọc Tuyết - Khoa Ngoại Chấn Thương

Gãy xương đùi là một chấn thương lớn nếu không được xử trí, cấp cứu kịp thời và đúng cánh có thể gây biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc để lại hậu quả lâu dài do chăm sóc, hướng dẫn không đúng cách, sẽ để lại di chứng hoặc bùng phát các bệnh mạn tính.

Phẫu thuật người bệnh gãy xương đùi là một trong những kỹ thuật lớn của khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, được thực hiện trên nhiều đối tượng khác nhau, nên công tác theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật để phát hiện kịp thời, đề phòng tai biến, biến chứng, thì vai trò điều dưỡng là hết sức cần thiết, góp phần quan trọng vào kết quả điều trị.

csxuongdui

Để làm tốt công tác chăm sóc, đòi hỏi người điều dưỡng phải có kiến thức chuyên môn giỏi, kỹ năng thực hành thành thạo, quy trình chăm sóc phục hồi sau mổ gãy xương đùi bao gồm:

I. Chăm sóc sau mổ.

1. Theo dõi dấu hiệu sống:

  • 1h/lần trong 3h đầu sau mổ
  • 4-6h/lần trong 24 giờ tiếp theo.
  • Theo dõi sáng, chiều cho những ngày tiếp theo cho đến khi ra viện.

2. Chăm sóc, theo dõi vết mổ, ống dẫn lưu.

  • Theo dõi tình trạng vết mổ
  • Theo dõi dịch dẫn lưu: số lượng, màu sắc, tính chất.
  • Thời gian rút dẫn lưu.

3. Thực hiện y lệnh thuốc đầy đủ 5 đúng và an toàn

4. Theo dõi tuần hoàn chi mổ: Lưu thông tốt hay bị chèn ép.

5. Vệ sinh thân thể: Điều dưỡng giúp đỡ, hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân lau mặt, vệ sinh răng miệng, vệ sinh da toàn thân, thay quần áo hàng ngày giúp bệnh nhân dễ ngủ và ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ.

6. Chăm sóc dinh dưỡng: Khi có vết thương nên hạn chế ăn uống các thức ăn có nhiều chất đường (ngọt) vì nó làm tăng hiện tượng viêm trong cơ thể. Uống nước đá có thể gây nhức xương. Một số loại khoai có thể làm vết thương bị sưng. Hướng dẫn chế độ ăn thích hợp ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất đạm.

 II. Luyện tập sau mổ:

- Vận động phục hồi sau phẫu thuật là việc làm hết sức quan trọng, việc hướng dẫn vận động sớm nhằm tránh những biến chứng như teo cơ, cứng khớp… 

- Vận động có ý nghĩa quan trọng không kém gì thuốc, giúp máu lưu thông vì thế giúp vết thương mau lành, giảm đau, giảm sưng. Nếu nằm lâu gây nhiều biến chứng như: loãng xương, cứng khớp, teo cơ tại chỗ gãy xương, cũng như ảnh hưởng lên sự tiêu hóa gây khó tiêu, chướng bụng; rối loạn sự bài tiết chất thải, nhiễm trùng đường tiểu, táo bón; giảm hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi; ứ trệ tuần hoàn gây sưng phù, viêm tắc tĩnh mạch... các biến chứng này có thể gây tử vong cho người bệnh. Sự vận động sớm sẽ giảm thiểu phần lớn các tác hại của nằm lâu. Thường xuyên cử động các ngón chân và cổ chân để giúp máu lưu thông. Bệnh nhân nên ngồi dậy sớm sẽ giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt, tránh được táo bón và chướng bụng khó tiêu. Uống nhiều nước sẽ giúp giảm bớt chóng mặt và nhức đầu sau mổ.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 9 2019 17:24

You are here Tin tức Y học thường thức Chăm sóc sau mổ bệnh nhân gãy xương đùi