• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Những ảnh hưởng của việc dùng thuốc trong các giai đoạn của thai kỳ

  • PDF.

DS Trần Thị Kiều Diễm

Thai kỳ ở người kéo dài khoảng 40 tuần và được chia thành các phân kỳ 03 tháng đầu, 03 tháng giữa và 03 tháng cuối thai kỳ. Tác dụng của thuốc trên thai nhi thường được mô tả dựa vào các giai đoạn của thai kỳ. Thuốc có thể ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào thời gian mẹ dùng thuốc trong thai kỳ.Phenobarbital có thể gây dị tật thai nhi nếu mẹ sử dụng thuốc trong 03 tháng đầu thai kỳ và lại có thể gây chảy máu ở trẻ sơ sinh nếu mẹ dùng trong 03 tháng cuối. Bên cạnh đó, trong từng giai đoạn của thai kỳ, nguy cơ cũng thay đổi ngay trong 03 tháng thai kỳ.Ví dụ như các thuốc đối kháng tolat (trimethoprim) sẽ không gây bất thường đóng ống động mạnh nếu dùng thuốc sau khi ống động mạch đã đóng trong tuần thứ ba và thứ tư sau khi thụ tinh.Thalidomid có thể gây dị tật với tầng suất 20% đến 30% nếu sử dụng thuốc trong khoảng thời gian từ 20 ngày đến 36 ngày sau khi thụ tinh.

khienthuc

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 3 2019 19:27

Statin và các biến cố

  • PDF.

BS. Nguyễn Tuấn Long

Cập nhật từ báo cáo khoa học của Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ

Một trong 4 người Mỹ trên 40 tuổi sử dụng statin giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, và các biến chứng khác liên quan đến bệnh lý xơ vữa động mạch. Giá trị lớn nhất của statin giúp làm giảm nồng độ LDL cholesterol (low density lipoprotein) khoảng 55 đến 60% với liều tối đa, và với 6 – 7 dạng thuốc khác nhau trên thị trường giúp nó có thể phù hợp với nhiều bệnh nhân. Bên cạnh những ích lợi không thể chối cãi, sự an toàn và các biến chứng của statin cũng là vấn để cần được đánh giá. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ vừa công bố bản báo cáo khoa học mới nhằm cập nhật sự an toàn của statin và các biến cố có hại kèm theo. Báo cáo này là một đánh giá toàn diện dựa trên dữ liệu từ các nghiên cứu ngẫu nhiên và nghiên cứu quan sát.

stati

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 27 Tháng 3 2019 17:55

Tình hình nhiễm lao hiện nay

  • PDF.

Bs Trương Thị Kiều Loan - Khoa Vi sinh

Trên toàn cầu, tỷ lệ nhiễm Mycobacterium tuberculosis tương tự nhau ở nam và nữ cho đến tuổi thiếu niên, về sau tỉ lệ nhiễm ở nam cao hơn. Ở các nước công nghiệp vào giữa thế kỷ này (1930 đến 1950), phụ nữ từ 15 đến 34 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh lao cao hơn nam giới cùng tuổi. Tuy nhiên, khi tỷ lệ thông báo ở các quốc gia này giảm theo thời gian, tỷ lệ ở nam giới tăng cao hơn so với nữ ở mọi lứa tuổi trên 15. Tỷ lệ thông báo hiện tại của cả hai giới kết hợp ở nhiều nước đang phát triển tương tự như ở các nước công nghiệp ở giữa Thế kỷ, mặc dù mô hình giới tính và độ tuổi tương tự như ở các nước công nghiệp hiện nay, với tỷ lệ bệnh ở nam giới vượt quá phụ nữ sau 15 tuổi. Những phát hiện này làm tăng khả năng các trường hợp mắc bệnh lao ở phụ nữ đang được báo cáo ở các khu vực đang phát triển. Điều này được hỗ trợ bởi kết quả của một nghiên cứu so sánh phát hiện trường hợp chủ động và thụ động trong đó phụ nữ mắc bệnh lao được thông báo dưới mức cho cơ quan y tế công cộng khi dựa vào phát hiện trường hợp thụ động.

LAOVISINH

Lãnh đạo cam kết về một thế giới không còn bệnh lao năm 2018

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 20 Tháng 3 2019 18:40

Carbimazol hoặc thiamazol và nguy cơ viêm tụy cấp

  • PDF.

Ds Trần Thị Kim San

Thiamazol và carbimazol là thuốc kháng giáp dẫn chất thioimidazol.

Trong cơ thể, carbimazol bị chuyển hóa nhanh và hoàn toàn thành thiamazol.

Cơ chế tác dụng:

Thiamazol ức chế quá trình tổng hợp hormon giáp ở tuyến giáp bằng cách làm chất nền cho enzym peroxydase của tuyến giáp nhằm xúc tác phản ứng kết hợp iodid đã được oxy hóa vào gốc tyrosin của phân tử thyroglobulin và phản ứng cặp đôi phân tử iodotyrosin thành iodothyronin. Do vậy, iod bị di chệch khỏi quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp.

Thiamazol không ức chế tác dụng của hormon tuyến giáp đã hình thành trong tuyến giáp hoặc có trong tuần hoàn, không ức chế giải phóng hormon tuyến giáp, cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả của hormon tuyến giáp đưa từ ngoài vào. Do đó, thiamazol không có tác dụng trong nhiễm độc giáp do dùng quá liều hormon tuyến giáp.

Trong trường hợp tuyến giáp đã có một nồng độ iod tương đối cao (do dùng iod từ trước hoặc do dùng iod phóng xạ trong chẩn đoán) cơ thể sẽ đáp ứng chậm với thiamazol.

Thiamazol không chữa được nguyên nhân gây ra cường giáp, và thường không được dùng kéo dài để điều trị cường giáp.

carbimazol

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 20 Tháng 3 2019 18:18

Chăm sóc bệnh nhân sởi tại nhà

  • PDF.

ĐD Nguyễn Thị Minh Diệu – Khoa Cấp cứu

Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền rất mạnh, có thể gây thành dịch. Đường lây chủ yếu là qua đường hô hấp. Tuổi dễ mắc bệnh nhất là 2 – 6 tuổi. Về điều trị, đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là việc chăm sóc, dinh dưỡng, điều trị triệu chứng và biến chứng. Những trường hợp bệnh nhẹ có thể chăm sóc, theo dõi tại nhà và cần lưu ý một số điểm sau:

1. Cách ly: Nên để bệnh nhân nằm phòng cách ly, thoáng mát, tránh gió lùa. Hạn chế người thăm hỏi, người chăm sóc cần mang khẩu trang.

2. Chăm sóc: Ba cơ quan cần phải đặc biệt chú ý là: Mắt, Mũi, Miệng.

2.1. Mắt: Sởi thường gây biến chứng loét giác mạc, do thiếu vitamin A, có thể thành lập hạt Bitot và mù mắt. Chăm sóc mắt bằng cách dùng nước sôi để nguội rửa mặt hàng ngày, lau khô bằng khăn sạch, mềm và thay khăn sau mỗi lần vệ sinh cho bệnh nhân. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý Natriclorid 0,9%. Uống vitamin A trong 2 ngày với liều như sau

  • Trẻ < 6 tháng: uống 50.000UI/ngày.
  • Trẻ 6 tháng đến 12 tháng: uống 100.000UI/ngày.
  • Trẻ > 12 tháng và người lớn: uống 200.000UI/ngày.

Theo dõi nếu bệnh nhân đỏ mắt, chảy nước mắt, chảy ghèn kéo dài, có biểu hiện bất thường ở mắt: Cần đưa bệnh nhân đi khám chuyên khoa.

soi2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 10 Tháng 3 2019 10:10

You are here Tin tức Y học thường thức