• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Tôn vinh người hiến máu

  • PDF.

KTV Trần Thị Minh Phương - Khoa PHCN

Hiến máu tình nguyện là một việc làm có ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, thể hiện lòng thương yêu đồng loại một người vì mọi người, nghĩa cử hiến máu cứu người luôn cao đẹp và cần được phát huy. Hiến máu sẽ đem lại cho ta niềm vui vì được giúp đỡ ai đó đang cần lượng máu quý giá, mà nếu như không có nó họ không thể tiếp tục tồn tại trên cõi đời này. Thật vui khi được cứu sống mạng người, vì thế ta nên nhân nhiều niềm vui ấy hơn nữa bằng cách hiến máu tình nguyện khi ta có thể.

hmnd1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 09 Tháng 6 2019 18:58

Áp dụng mức lương cơ sở theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP trong thanh toán chi phí KCB BHYT

  • PDF.

Phòng TCKT

Ngày 09/05/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2019 là 1.490.000 đồng/tháng.

Theo công văn số 1602/BHXH-CSYT V/v áp dụng mức lương cơ sở theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP trong thanh toán chi phí KCB BHYTC, để thống nhất thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo đúng quy định (kể cả trường hợp người tham gia BHYT vào viện trước ngày 01/07/2019 nhưng ra viện từ ngày 01/07/2019 trở về sau), Phòng Tài chính Kế toán thông báo để các khoa, phòng thực hiện kể từ ngày 01/07/2019 như sau:

1. Xác định mức hưởng BHYT theo quy định tại khoản 1, Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT

  • 15% mức lương cơ sở tương ứng với 223.500 đồng (hai trăm hai mươi ba nghìn năm trăm đồng).
  • 6 tháng lương cơ sở tương đương với 8.940.000 đồng (tám triệu chín trăm bốn mươi nghìn đồng).

nghidinh38

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 07 Tháng 6 2019 11:22

Bàn chân bệnh nhân đái tháo đường và cách phòng chống

  • PDF.

Lê Thị Thanh Hà - Khoa Cấp Cứu

Đái tháo đường (ĐTĐ) do tình trạng tăng glucose máu mạn tính, tiến triển sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh, hệ miễn dịch…chính vì vậy ĐTĐ được coi như là kẻ giết người thầm nặng. Bệnh ĐTĐ có nhiều biến chứng có thể xuất hiện cấp tính như hôn mê do tăng đường máu, hoặc hạ đường huyết do điều trị sai dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hoặc các biến chứng mạn tính nguy hiểm như tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, tắc động mạch chi gấp 2 – 4 lần; bệnh lý võng mạc là nguyên nhân thường gặp gây mù lòa; suy thận . ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở bệnh nhân suy thận được lọc máu; biến chứng thần kinh,  trong đó bệnh lý bàn chân  là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới phải cắt cụt chi mà không phải do chấn thương.

banchan1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 06 Tháng 6 2019 18:02

Hưởng ứng "Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết" 15 tháng 6

  • PDF.

Trình Thị Thu Văn - Khoa khám bệnh

Từ năm 2010, ASEAN đã chọn ngày 15/6 là ngày hành động phòng chống Sốt Xuất Huyết (SXH) của khu vực. Đây là sự kiện nhằm kêu gọi mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội chung tay chống lại bệnh SXH, tăng tính sáng tạo và hiệu quả trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nâng cao nhận thức về bệnh SXH, huy động nguồn lực để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, thể hiện quyết tâm và cam kết của ASEAN trong việc loại trừ dịch bệnh nguy hiểm này.

xuathuyetsot

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 05 Tháng 6 2019 18:17

Đề phòng nhiễm trùng uốn ván từ các tổn thương trên cơ thể

  • PDF.

Bs Đặng Ngọc Thành – khoa Cấp cứu

* Trong thời gian từ tháng 3 đến đầu tháng 5 năm 2019, khoa Cấp cứu- bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh uốn ván. Điều đặc biệt là cả hai trường hợp này đều có ngõ vào rất rõ ràng, từ những tổn thương tưởng như đơn giản mà cả người nhà và bệnh nhân đều chủ quan nên bị nhiễm bệnh.

- Trường hợp thứ nhất, bệnh nhân nữ, trước đây đã được cắt cụt một ngón chân do biến chứng của bệnh đái tháo đường, vết thương không lành, bệnh nhân vẫn đi làm việc bình thường, đến một buổi sáng ngủ dậy cảm thấy há miệng khó không ăn uống được, vào viện chúng tôi khám xác định bệnh nhân đã bị uốn ván. Kiểm tra vết thương rất bẩn, hoại tử tổ chức và có nhiều dị vật.

- Trường hợp thứ hai, bệnh nhân nam, có thói quen uống rượu nhiều, cách khoảng nửa tháng bị vết thương nông ở bàn chân, không điều trị gì, vài ngày gần đây người nhà phát hiện bệnh nhân đi lại khó, co cứng tay chân, nghĩ là bị ngộ độc rượu nên đưa vào viện. Tại khoa Cấp cứu, chúng tôi phát hiện bệnh nhân có cứng hàm, cứng cơ vùng cổ, vết thương ở bàn chân bẩn, nhiều ngóc ngách. Hiện bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện với tiên lương rất nặng nề.

UVAN1

Một bệnh nhân uốn ván (hình minh họa)

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 07 Tháng 5 2019 12:13

You are here Tin tức Y học thường thức