Trần Thị Ngọc Tuyết – Khoa Ngoại Chấn Thương
Ngày nay cùng với sự phát triển của phương tiện giao thông, ngành xây dựng cơ bản kéo theo sự gia tăng mức độ nặng và phức tạp của các chấn thương xảy ra trong các tai nạn giao thông và tai nạn lao động.
Hiện nay, các phẫu thuật viên thường điều trị các gãy xương phức tạp kèm tổn thương phần mềm nhiều bằng khung cố định ngoài nhằm chờ cho phần mềm ổn định mới tiến hành kết hợp xương bên trong.
Việc chăm sóc hậu phẫu bệnh nhân đặt khung cố định ngoài điều trị gãy xương phức tạp có những điểm đặc trưng riêng, đặc biệt là hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc khi xuất viện chờ ngày tái khám mổ KHX bên trong.
Các vấn đề thường gặp sau khi đặt khung cố định ngoài:
1/ Ngay sau mổ:
Là người trực tiếp chăm sóc vết thương của bệnh nhân, điều dưỡng viên cần có kiến thức để nhận biết các biến chứng sau mổ: Chèn ép khoan, tổn thương TK mạch máu, nhiễm trùng vết mổ.
- Chèn ép khoang:
- Cảm giác đau như có người bóp chặt lấy bắp chân mặc gẫy xương đã được cố định, nắn chỉnh rồi mà vẫn không đỡ, trái lại còn đau hơn.
- Chi thể sưng nề, căng cứng.
- Đau tăng khi làm cử động thụ động gấp các ngón chân.
- Bàn chân và các ngón chân sưng nề, tím lạnh, hồi lưu tuần hoàn kém hơn so với bên lành.
- Bắt mạch mu chân và ống gót đều yếu hơn so với bên lành thậm chí không bắt được.
- Vận động giảm, tê bì hoặc muộn hơn thì mất cảm giác .
- Tổn thương mạch máu TK: Kiểm tra mạch ngoại biên của chi thể (mạch mu, mạch quay), cảm giác vẫn động của chi có đặt khung cố đinh ngoài.
- Nhiễm trùng vết mổ: Sưng, nóng đỏ, rỉ dịch bất thường tại vết thương, có thể kèm mùi hôi.
2/ Tại nhà:
Nhiểm trùng chân đinh, lỏng chân đinh: do chăm sóc vùng chân đinh không tốt rất dễ dẫn đến nhiễm trùng chân đinh, dần dần lỏng đinh. Bệnh nhân đột nhiên đau nhiều hơn ở vùng chân đinh, rỉ dịch bất thường chân đinh.
Lỏng ốc, khung cố định: là một trong những vấn đề hay gặp gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đây là kết quả của nhiễm trùng chân đinh
Lệch trục xương: có thể nhận thấy qua quan sát chi thể lệch trục hơn so với thường ngày. Nguyên nhân thường do lỏng ốc khung cố đinh và lỏng chân đinh. Bệnh nhân cần được tái khám thường xuyên để chụp X- quang nhằm phát hiện sớm di lệch thứ phát.
Ngoài ra, những bệnh nhân điều trị gãy xương bằng khung cố định ngoài thường đi kèm những tổn thương tại cơ quan khác (chấn thương sọ não, ngực bụng …), việc chăm sóc bệnh nhân cần chú ý đến những tổn thương đi kèm. Đồng thời không bỏ qua bất cứ bất cứ bất thường hay những than phiền từ bệnh nhân để tránh bỏ xót tổn thương.
Hướng dẫn người nhà bệnh nhân cách chăm sóc chân đinh sau khi xuất viện, mặc quần áo rộng thoáng mát để giảm nguy cơ nhiễm trùng chân đinh.
Trong thời gian chờ đợi tiến hành KHX bên trong, bệnh nhân cần được tập phục hồi chức năng để nâng cao thể trạng, tránh teo cơ… Điều này cần thiết cho việc phục hồi của bệnh nhân sau này.
- 30/09/2019 22:00 - Loãng xương
- 30/09/2019 21:21 - Một kỹ thuật ho ứng dụng trong lâm sàng hô hấp
- 30/09/2019 21:15 - Tổng quan bệnh viêm cột sống dính khớp (Ankylosing…
- 30/09/2019 10:21 - FDA khuyến cáo Mepolizumab (Nucala) dành cho trẻ n…
- 27/09/2019 09:16 - Chăm sóc sau mổ bệnh nhân gãy xương đùi
- 25/09/2019 10:29 - Những điều cần lưu ý sau khi bó bột
- 24/09/2019 15:26 - Sử dụng rượu nhiều có thể tăng nguy cơ sa sút trí …
- 24/09/2019 15:11 - Cách tra thuốc mỡ
- 24/09/2019 09:50 - Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịch
- 24/09/2019 09:29 - Thuốc điều trị loãng xương không làm giảm tỉ lệ tử…