Vũ Thị Thuý Kiều -
Hàng năm, chúng ta kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao vào ngày 24 tháng 3 để nâng cao nhận thức cộng đồng về hậu quả nặng nề đối với sức khỏe, xã hội và kinh tế do bệnh lao gây ra và đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao toàn cầu. Ngày này được đánh dấu vào năm 1882 khi bác sĩ Robert Koch tuyên bố rằng ông đã phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh lao, mở đường cho việc chẩn đoán và chữa khỏi căn bệnh này.
Bênh lao là kẻ giết người truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Mỗi ngày, gần 4500 người mất mạng vì bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh với căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa được này. Những nỗ lực toàn cầu để chống lại bệnh lao đã cứu sống khoảng 54 triệu người kể từ năm 2000 và giảm tỷ lệ tử vong do lao xuống 42%. Để đẩy nhanh phản ứng của các quốc gia đối với bệnh lao để đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh lao toàn cầu, các nguyên thủ quốc gia đã cùng nhau và đưa ra các cam kết mạnh mẽ để chấm dứt bệnh lao tại Hội nghị cấp cao Liên Hợp Quốc lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2018.
NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH LAO
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay Bacille de Koch (BK) tấn công bất cứ phần nào của cơ thể, nhưng thông thường nhất là ở phổi (gọi là lao phổi). Vi khuẩn Lao trú ngụ trong cơ thể và lây truyền từ người này sang người khác mỗi khi ho, hắt hơi, nói chuyện.
Đa số những người bị nhiễm lao hoàn toàn không có biểu hiện gì, vi khuẩn lao có thể sống tiềm ẩn đợi đến lúc sức đề kháng của cơ thể suy yếu mới phát triển và gây bệnh.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LAO
- Ho khạc kéo dài trên 2 tuần (lúc đầu ho khan sau có đờm, đôi khi đờm có dính vài tia máu).
- Giảm cân, ăn không ngon, cảm giác mỏi mệt toàn thân, sụt cân trong những tháng đầu.
- Ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
- Sốt nhẹ về chiều, đau ngực, biếng ăn.
- Ho ra máu
- Có những cơn lạnh run.
- Đôi khi bệnh không biểu hiện gì rõ ràng, người bệnh vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, chỉ khi kiểm tra sức khỏe mới phát hiện mình đã mắc bệnh lao.
ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO
Hiện nay bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm, đúng và đủ. Khi phát hiện mắc lao, bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Điều quan trọng là bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo những lời dặn của bác sĩ đang điều trị cho mình: uống thuốc đủ liều lượng, đủ thời gian quy định và nhất thiết không được bỏ một cữ thuốc nào nhằm tránh hiện tượng kháng thuốc.
Tuy nhiên, dịch tễ lao ở Việt Nam còn cao, xếp thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và xếp thứ 13 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. 20% bệnh nhân mắc lao trong cộng đồng chưa được phát hiện, đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng. Nguyên nhân khiến công tác phòng chống lao vẫn gặp khó khăn do hiểu biết của một bộ phận người dân về bệnh lao và cách phòng chống còn hạn chế, xã hội còn kỳ thị bệnh nhân lao dẫn đến người bị bệnh thường giấu bệnh. Trong khi đó, đa số bệnh nhân lao đều là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận các phương tiện truyền thông nên chưa có ý thức phòng chống, hạn chế lây lan bệnh ra cộng đồng…
Nguồn: Dịch từ https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/the-top-10-causes-of-death
- 16/03/2020 11:27 - Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
- 12/03/2020 18:02 - Tác dụng miễn dịch và kháng khuẩn của vitamine C
- 12/03/2020 17:41 - Ammoniac máu (NH3)
- 08/03/2020 09:37 - Chương trình điều trị thay khớp vai nhân tạo
- 08/03/2020 09:15 - Các loại thực phẩm tốt cho tim mạch
- 04/03/2020 17:49 - Sử dụng và bảo quản các thuốc cần chia liều
- 04/03/2020 17:42 - Sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú
- 27/02/2020 05:29 - Cảm xúc khi cận kề sinh tử
- 24/02/2020 18:19 - “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình - Trao đi yêu…
- 18/02/2020 17:51 - Loãng xương: tiếp cận, chẩn đoán, điều trị và dự p…