Chính vì chủ quan không tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nổi mề đay đã khiến cho nhiều người bị bệnh nổi mề đay tái phát nhiều lần mà không hề hay biết cách khắc phục. Lời khuyên của các chuyên gia bác sĩ lúc này đó chính là việc nên xác định rõ thủ phạm gây nổi mề đay là gì từ đó ngăn ngừa tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng sẽ giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị nổi mề đay cực kì hiệu quả.
Cơ địa mỗi người rất khác nhau nên đây cũng là lý do vì sao nguyên nhân gây nổi mề đay lại rất đa dạng. Có rất nhiều người vô tình không hề chú ý tới nguyên nhân gây nổi mề đay làm cho bệnh tình cứ tái phát liên tục đôi khi cũng có những ca nặng gây nguy hiểm cho bản thân. Dựa trên nghiên cứu và tổng hợp của các chuyên gia những thủ phạm hay gặp dễ gây nên tình trạng nổi mề đay mẫn ngứa mà bạn nên biết như sau:
Tổng hợp nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay mẩn ngứa
Có thể nói nguyên nhân gây nổi mề đay bao gồm rất nhiều, tuy nhiên tổng hợp những nhóm dễ gây dị ứng hay gặp mà chúng tôi tổng quát dưới đây sẽ giúp mọi người phòng ngừa bệnh nổi mề đay tái phát cực kì tích cực và chủ động hơn.
* Do dị ứng thực phẩm
Đừng bao giờ bỏ qua yếu tố này nhé bởi có tới 65% trường hợp bị bệnh nổi mề đay có liên quan tới phản ứng dị ứng thực phẩm. Theo đó, một số loại thức ăn có chứa thành phần gây độc, hàm lượng protein quá cao phản ứng lại với hệ thống miễn dịch gây ra phản ứng với thụ thể H2, phản ứng này gây nên các triệu chứng ngứa, sẩn đỏ, thân nhiệt tăng hay nặng hơn có thể gây tụt huyết áp, hôn mê, ngộ độc…
Cách nhóm thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng nổi mề đay nên cảnh giác điển hình như:
-
Hải sản: Tôm hùm, cá, cua, ghẹ, mực,…
-
Thực phẩm gây độc: nấm, măng tây, măng rừng…
-
Thịt đỏ: Thịt bò, thịt gà tây, thịt cừu, dê, thịt vịt…
-
Ngũ cốc: Đậu phộng, đậu nành…
-
Đồ uống: Bia, rượu…
* Do dị ứng thuốc tây y
Hầu hết các thuốc tây y đều có chống chỉ định với người dị ứng với thành phần của thuốc. Lời cảnh báo này được nhà sản xuất thuốc bắt buộc ghi trên các nhãn thuốc bán ra, điều này là do người ta thấy rằng bất kì các loại thuốc tây y nào kể cả vitamin dạng thuốc đều có khả năng phản ứng với một số cơ địa nhạy cảm. Một số nhóm thuốc có nguy cơ dị ứng thuốc cao như: thuốc tim mạch, thuốc chống lao, thuốc kháng sinh (penicillin, amoxicillin..), thuốc giảm đau( aspirin, paracetamol..), các thuốc bôi ngoài da, vắc xin, thuốc ngừa thai….
* Do dị ứng thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay khá cao, lúc này thời tiết thay đổi đột ngột cơ địa chưa kịp thích ứng gây nên phản ứng tự vệ vô tình gây nên phản ứng gây nổi mề đay, mẩn ngứa. Đối với tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mề đay thì cả thời tiết quá nóng hoặc nhiệt độ xuống quá thấp đều có thể gây nên phản ứng dị ứng ngứa ngoài da.
>>Tìm hiểu thêm: Ngứa khắp người không nổi mẩn là bệnh gì?
* Do dị ứng mỹ phẩm
Số người bị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng mỹ phẩm đang tăng đáng kể. Tình trạng này là do làn da nhạy cảm với các thành phần có trong mỹ phẩm gây kích ứng phản ứng nổi mề đay tại chỗ hoặc toàn thân tùy vào mức độ kích ứng của cơ địa.
Các loại mỹ phẩm có khả năng gây dị ứng nổi mề đay cao như: Sữa tắm, kem làm trắng da, phấn trang điểm, nước hoa, kem trị mụn, trị nám….
* Do nhiễm kí sinh trùng
Việc nhiễm kí sinh trùng vào máu khiến toàn thân thường xuyên bị ngứa nổi mề đay. Tác nhân này ít người nghĩ tới nhưng trên thếgiới đã có rất nhiều trường hợp đã tìm thấy ký sinh trùng gây phản ứng nổi mề đay ngứa ngoài da thường xuyên. Đối với nguyên nhân gây nổi mề đay do kí sinh trùng thường mãn tính khó chữa trị.
* Do yếu tố khác
Một số yếu tố khác cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay mà bạn nên cảnh giác như: Bụi nhà, phấn hoa, lông thú nuôi, nhiễm vi khuẩn, virus, nhiễm nấm, yếu tố tâm lý, tiếp xúc hóa chất tẩy rửa độc hại…
Đây là những nguyên nhân gây nổi mề đay bạn cần biết để khi gặp phải tình trạng nổi mề đay thường xuyên thì bạn có thể phòng ngừa bệnh phát triển nhanh nhất có thể.
Cách phòng ngừa nổi mề mề đay từ sớm
Mặc dù nổi mề đay là căn bệnh mãn tính có thể theo bạn tới hết đời nhưng việc phòng ngừa chủ động bệnh nổi mề đay là hoàn toàn có thể. Bạn có thể phòng ngừa nổi mề đay bằng một số cách hiệu quả sau đây.
-
Xác định nguyên nhân nổi mề đay: Việc xác định rõ thủ phạm gây nổi mề đay được các bác sĩ khuyên mọi người bệnh nên tìm hiểu đầu tiên vì có thể hỗ trợ quá trình điều trị nổi mề đay cũng như giúp phòng ngừa bệnh xuất hiện.
-
Dùng thuốc chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý áp dụng trị bệnh.
-
Vệ sinh toàn thân: Việc vệ sinh toàn thân là rất cần thiết co thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, giúp da khỏe mạnh ngăn ngừa tình trạng dị ứng nổi mề đay.
-
Tăng cường sức đề kháng: Việc tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay. Nên chú ý hơn tới chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao hợp lý nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh.
-
Dưỡng ẩm cho da: Đây cũng giúp ngăn ngừa tình trạng da khô gây ngứa nổi mẩn sảy ra.
Hãy cảnh giác với căn bệnh nổi mề đay từ sớm để bạn không gặp phải những tác hại khó chịu do bệnh nổi mề đay gây ra thường xuyên. Hi vọng những thông tin hữu ích chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho những ai đang quan tâm tới căn bệnh phổ biến này.
Nguồn: https://vhea.org.vn/
- 30/03/2014 15:37 - Bệnh viêm họng lưỡi gà dài là gì?
- 30/03/2014 15:36 - Người bệnh viêm da cơ địa nên hạn chế dùng bơ sữa
- 30/03/2014 15:31 - Nổi mề đay mẩn ngứa cảnh báo các bệnh về gan
- 30/03/2014 15:30 - Thường xuyên bị nổi mề đay vào buổi tối và cách xử…
- 30/03/2014 15:29 - Nổi mề đay do trời nắng nóng và cách xử lý tại nhà
- 30/03/2014 15:27 - Các nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị dạ dày
- 30/03/2014 15:24 - Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? – (Gợi ý 8 t…
- 30/03/2014 15:23 - Có nên ăn bánh mì khi bị đau dạ dày?
- 30/03/2014 15:22 - Tránh xa những loại trái cây sau khi bị đau dạ dày
- 30/03/2014 15:22 - 6 nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản thườ…