Khoa Ngoại TKCS -
I. Đại cương
Thuật ngữ nang cạnh mấu khớp (Juxtafacetcyst – JFC) được Kao và cs đề xuất, bao gồm cả nang hoạt dịch (do được lớp màng hoạt dịch lót bên trong) và nang hạch thần kinh (không được lót bởi màng hoạt dịch), nang nằm cạnh khớp của mấu khớp cột sống hay xuất phát từ dây chằng vàng. Việc phân biệt hai loại nang này thường khó và không có ý nghĩa lâm sàng.
Nang cạnh mấu khớp gặp chủ yếu ở cột sống thắt lưng (có thể gặp ở cột sống cổ hay ngực). Được Von Gruker ghi nhận đầu tiên vào năm 1880 trong lúc mổ xác và chẩn đoán lâm sàng đầu tiên vào năm 1968. Căn nguyên không rõ (có thể do tăng tiết chất hoạt dịch của bao khớp, phát triển chậm, có lúc ngưng tiến triển, thoái hóa nhầy và thành lập nang bởi mô liên kết dạng collagen...), vận động nhiều có lẽ có liên quan đến việc có nhiều nang, chấn thương là một yếu tố sinh bệnh học còn bàn cãi, nhưng ghi nhận ở một số trường hợp (khoảng 14% bệnh nhân). Nang cạnh mấu khớp hiếm gặp, tỷ lệ 3/1500 ca chụp CT, nếu chụp MRI thì sẽ phát hiện bệnh được nhiều hơn.
- 24/08/2024 17:26 - Định lượng NSE (Neuron-specific enolase)
- 24/08/2024 11:12 - Phục hồi chức năng tổn thương dây chằng cổ chân
- 18/08/2024 08:46 - Ngộ độc Thyroxine
- 14/08/2024 09:44 - Viêm dạ dày mạn
- 12/08/2024 19:43 - Mang thai sẽ thế nào khi mắc bệnh thalassemia?
- 09/08/2024 16:01 - Bí tiểu theo Y học cổ truyền
- 08/08/2024 11:08 - Bệnh nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện
- 05/08/2024 20:34 - Đồng vận beta có lợi hay hại trong hen ?
- 05/08/2024 10:30 - Quản lý viêm gan virus B ở phụ nữ mang thai
- 31/07/2024 16:00 - Đồng hành cùng mẹ - Gắn kết yêu thương