CN Lê Thị Thanh Hà - Khoa Cấp cứu
Giao tiếp một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, một vấn đề đang được dư luận quan tâm. Trong những năm gần đây, Chính phủ, các bộ, ngành và nhiều địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy định về giao tiếp, ứng xử của CBCC nhưng đôi khi các vấn đề giao tiếp, ứng xử vẫn chưa có được sự chuẩn mực như mong muốn. Bài viết này chỉ xin được đề cập một vấn đề nhỏ về giao tiếp của ngành y tế nói chung và cán bộ y tế nói riêng.
Nghề y được xã hội ghi nhận và tôn vinh là nghề cao quý. Để có được sự tôn vinh đó biết bao thế hệ thầy thuốc đã thầm lặng cống hiến thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình trao dồi Y đức, Y lý, Y thuật vì sức khỏe cộng đồng. Trong nhân gian hình ảnh người thầy thuốc là hiện thân của trí tuệ, lòng nhân từ và sự đồng cảm. Để giữ gìn và làm đẹp thêm hình ảnh người thầy thuốc, trong thư gửi cho cán bộ y tế, Bác Hồ đã dạy: “ Thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Song chúng ta không thể phủ nhận thực tế hiện nay cũng còn một bộ phận không nhỏ cán bộ nhân viên y tế có những biểu hiện chưa đẹp, làm tổn hại đến danh dự nghề Y, làm phai mờ hình ảnh cao đẹp của người thầy thuốc, khiến cho nhân dân, người bệnh, người nhà người bệnh không hài lòng. Trong công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện vấn đề giao tiếp đang rất được xã hội và dư luận quan tâm. Đặc biệt là vấn đề giao tiếp giữa nhân viên y tế với bệnh nhân và người nhà của họ.Việc điều trị có kết quả không chỉ vấn đề về thuốc, về chuyên môn mà điều trị phải theo một phương pháp toàn diện, bao gồm cả tâm lí. Sự tuân thủ việc điều trị và hiểu về căn bệnh của bệnh nhân có liên quan đến quy tắc ứng xử trong việc hợp tác với y, bác sĩ. Giao tiếp có vai trò rất quan trọng từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và điều trị bệnh nhân tại bệnh viện. Công tác khám chữa bệnh có sự thay đổi về mặt quan điểm, nhận thức lấy người bệnh làm trung tâm, đổi mới về phong cách, thái độ phục vụ hướng tới việc phuc vụ và chăm sóc người bệnh tốt hơn.
Ở đây chúng ta nói đến vấn đề giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế:
Người bệnh và người nhà người bệnh khi vào viện luôn mang tâm trạng buồn, lo lắng, đau đớn, thậm chí chán nản... nên đòi hỏi cán bộ y tế (CBYT) ngoài việc phải có trình độ về chuyên môn còn cần phải có kỹ năng, có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử.
Ngày nay giao tiếp cũng là một trong ba yếu tốt làm tăng hiệu quả của việc chăm sóc và điều trị. Người bệnh vào bệnh viện không những được chăm sóc sức khỏe bằng các dịch vụ y tế (sử dụng thuốc, hóa chất, các kỹ thuật y tế chuyên sâu,...) mà còn phải được chăm sóc bằng tâm lý, thể hiện qua cách thức giao tiếp của CBYT với người bệnh.
Ngoài sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự áp dụng các máy móc và trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán, điều trị thì khâu giao tiếp trong bệnh viện là yếu tốt quan trọng, góp phần làm cho NB yên tâm, hợp tác điều trị và trong nhiều trường hợp, nó còn quyết định sự thành công trong việc chữa bệnh cho người bệnh.
Tính nhậy cảm, lòng nhân ái, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử của CBYT nói chung, bác sĩ và điều dưỡng nói riêng thể hiện nhân cách, trình độ và sự tin cậy của người bệnh để người bệnh yên tâm, tin tưởng giao phó tính mạng cho chúng ta.
Kỹ năng giao tiếp của thầy thuốc với người bệnh và thân nhân của họ là vấn đề gần như bắt buộc để tạo sự đồng cảm, chia sẻ. Chính sự đồng cảm, chia sẻ có thể giúp thân nhân và người bệnh giải tỏa nỗi lo bệnh tật, tạo sự thông cảm giữa người bệnh và thầy thuốc. Đó cũng là nét văn hóa trong ứng xử, để người bệnh cảm thấy hài lòng và muốn quay trở lại bệnh viện khi chẳng may bị đau ốm.
Vì vậy giao tiếp, ứng xử người bệnh trong bệnh viện là một trong những nội dung chuyên môn mà các thầy thuốc cần quan tâm trong khám bệnh chữa bệnh.
Tầm quan trọng của giao tiếp ứng xử trong khám chữa bệnh
* Đối với CBYT
- Thể hiện tính chuyên nghiệp trong thi hành nhiệm vụ chuyên môn
- Giúp hoàn thành sứ mệnh của người thầy thuốc mà xã hội và nhân dân trao gửi
- Giúp người thầy thuốc khẳng định vị thế của mình trước người bệnh và người nhà người bệnh
- Giúp người thầy thuốc tránh được các hạn chế trong giao tiếp, ứng xử có thể gây nên những bức xúc không đáng có ở người bệnh và người nhà người bệnh
* Đối với người bệnh
- Giúp tạo dựng được niềm tin của người bệnh, người nhà người bệnh với cán bộ y tế;
- Giúp tăng cường được hiệu quả điều trị;
- Đảm bảo được quyền của người bệnh được chăm sóc toàn diện và quyền được tôn trọng
* Đối với Cơ sở y tế
- Tăng cường sự hài lòng của người bệnh và nhân dân với bệnh viện;
- Nâng cao chất lượng phục vụ;
- Xây dựng thương hiệu bệnh viện;
- Mỗi nhân viên y tế chúng ta giao tiếp tốt là góp phần giúp bệnh viện phát triển ngày càng vững mạnh.
Trong văn hóa ứng xử, triết lý sống của người Việt Nam ta có câu:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
Vì vậy, trong các mối quan hệ giao tiếp ứng xử tại bệnh viện, giữa cán bộ y tế với người bệnh, người nhà người bệnh hay nhân viên y tế với nhau thì ở mọi tình huống, chúng ta hãy luôn lấy sự bao dung và lòng vị tha, độ lượng làm trọng, luôn tôn trọng, tin tưởng, đoàn kết và yêu thương nhau.
Biết nhận và biết cho!
Biết lắng nghe và chia sẻ!
- 08/02/2017 12:32 - Các dạng thuốc không được nghiền hay bẻ nhỏ trong …
- 03/02/2017 17:34 - Kháng sinh dự phòng cho mổ lấy thai
- 31/01/2017 21:06 - DAAs – Cơ hội mới dành cho người viêm gan virus C
- 27/01/2017 12:29 - Thái độ ứng xử của nhân viên y tế trong bệnh viện
- 27/01/2017 12:20 - Vai trò của nghiên cứu điều dưỡng và chọn vấn đề n…
- 20/01/2017 10:27 - Tai biến mạch máu não, kế hoạch chăm sóc
- 14/01/2017 19:52 - Cung cấp oxy không ích lợi ở nhiều bệnh nhân bị bệ…
- 13/01/2017 08:40 - Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn trên lâm sàng
- 06/01/2017 20:34 - Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc cho người cao…
- 06/01/2017 20:18 - Những thay đổi về đáp ứng với thuốc ở người cao tu…