• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tai biến mạch máu não, kế hoạch chăm sóc

  • PDF.

CN Trịnh Thị Xuân Thúy - Khoa Cấp cứu

Tai biến mạch máu não là một bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, cho tới nay vẫn là vấn đề thời sự và cấp bách của y học, có thể gây chết người nhanh chóng, hoặc để lại tàn phế là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tai biến mạch máu não xảy ra đa phần do sự hiểu biết không đầy đủ về căn bệnh này và khi đã xảy ra việc điều trị sẽ cực kỳ tốn kém. Mặc dù có nhiều tiến bộ đáng kể về phương diện chẩn đoán, điều trị nội khoa hay ngoại khoa, nhưng tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não vẫn khá cao ở những nước tiên tiến và rất cao ở Việt Nam. Chính vì vậy việc chăm sóc, đề phòng tai biến mạch máu não là một biện pháp chủ đạo như kết luận của Tổ chức Y Tế Thế Giới: Tai biến mạch máu não có khả năng dự phòng hiệu quả.

 taibi

Trên cơ sở đó việc chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não là rất cần thiết và quan trọng. Do bệnh tật mà hàng loạt các nhu cầu của người bệnh không được thoả mãn. Người điều dưỡng phải đón trước và đáp ứng được các nhu cầu của  người bệnh nghĩa là phải xác định tình trạng người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc đáp ứng các nhu cầu cần thiết của người bệnh, ngăn ngừa biến chứng nhiễm khuẫn, phục hồi chức năng, do đó việc nâng cao chất lượng điều trị người bệnh phải gắn liền với vai trò, vị trí và chức năng của người điều dưỡng.

Tai biến mạch máu não xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhiều hơn ở mùa rét và những tháng chuyển mùa hay vào những ngày thay đổi khí hậu đột ngột, nhiệt độ càng thấp thì tai biến mạch máu não càng tăng, áp suất khí quyển càng tăng thì tai biến mạch máu não càng nhiều. Sự phối hợp giữa nhiệt độ không khí và áp suất khí quyển có tác dụng rõ rệt đến tai biến mạch máu não nhưng ảnh hưởng của áp suất khí quyển mạnh hơn của nhiệt độ không khí. Theo J.Y Goas năm 1990, tại Pháp, thấy tai biến mạch máu não có đỉnh cao vào tháng 2 và tháng 4 tại trường Đại học Ferrara Y, R. Manfredini và cộng sự năm 1990 cũng thấy tai biến mạch máu não xãy ra nhiều vào tháng 2 và tháng 3.

Bệnh tật là một sự cố không ai mong muốn, vì vậy khi mắc bệnh ai cũng thấy lo lắng, múc độ lo lắng phụ thuộc vào tính chất của bệnh nặng hay nhẹ và diễn biến tâm lý của người bệnh sự quan tâm của thầy thuốc và điều dưỡng nhiều hay ít, vì thế đứng trước người bệnh điều dưỡng phải  khai thác nhận định từng giai đoạn của người bệnh giúp cho điều dưỡng có được kế hoạch chăm sóc.

1.1. Nhận định tình hình:

1.1.1. Đánh giá bằng cách hỏi bệnh:

  • Có hay nhức đầu, mất ngũ, chóng mặt, ù tai?
  • Có bao giờ bị yếu tay chân chưa?
  • Huyết áp cao hay thấp, đo được bao nhiêu lần / năm.
  • Có đái dầm và đi ngoài không tự chủ không?

1.1.2. Đánh giá bằng quan sát:

  • Tình trạng người bệnh tỉnh, lơ mơ, mê, mệt mỏi.
  • Người bệnh mập hay gầy, trẻ hay già, có phù không?
  • Đi lại được hay nằm, liệt bên nào hay không ?

1.1.3. Đánh giá qua thăm khám:

  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn, nếu thấy bất thường báo ngay cho bác sĩ.
  • Khám và đánh giá mức độ liệt của người bệnh.
  • Kiểm tra lại tri giác.

1.1.4. Thu thập thông tin:

  • Thông qua y bạ hồ sơ, đơn thuốc có liên quan đến người bệnh để giúp cho quá trình chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho người bệnh.

1.2. Lập kế hoạch chăm sóc

Qua quá trình khai thác trên giúp cho người điều dưỡng  có được kế hoạch chăm sóc. Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của người bệnh. Từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể đề xuất vấn đề ưu tiên,vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau tùy từng trường hợp cụ thể.

1.2.1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: Phát hiện dấu hiệu bất thường để xử trí kịp thời.

1.2.2. Thực hiện các y lệnh của bác sĩ

1.2.3. Vệ sinh thân thể và  chăm sóc các hệ thống cơ quan, đề phòng nhiễm khuẩn.

1.2.4. Phòng chống lóet.

1.2.5. Nuôi dưỡng.

1.2.6. Phục hồi chức năng, hạn chế di chứng.

1.2.7. Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập

1.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

1.3.1. Thực hiện chăm sóc cơ bản:

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: Tùy tình trạng người bệnh đột quỵ, hôn mê hay di chứng của tai biến mạch máu não mà có kế hoạch theo dõi, nếu huyết áp dao động, nhịp tim không ổn định, hô hấp không đảm bảo... Tùy mức độ mà theo dõi 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ.../ lần.
  • Theo dõi hô hấp: Tình trạng hô hấp thở nhanh hay chậm, có ứ đọng dịch tiết, có rối loạn nhịp thở kiểu thở, nếu có hôn mê sâu, rối loạn hô hấp hoặc suy hô hấp.
  • Theo dõi tim mach: Huyết áp tối đa lên quá 200mmHg, nhip tim có rối loạn, phải báo ngay cho bác sỹ.
  • Theo dõi tình trạng liệt, thần kinh: Quan sát đánh giá người bệnh tỉnh hay mê thông qua bảng điểm GLASGOW. Có liệt thần kinh: thông qua vẻ mặt, nhân trung, vận động cuả các chi và cách nói của người bệnh.

1.3.2. Thực hiện các y lệnh của bác sỹ:

  • Cho người bệnh tiêm, uống thuốc đúng thời gian, đúng liều lượng.
  • Làm các xét nghiệm cơ bản.

1.3.3. Vệ sinh thân thể và các hệ thống cơ quan:

  • Đề phòng nhiểm khuẩn, và các biến chứng.
  • Vệ sinh răng miệng cho người bệnh ít nhất 3 lần/ ngày..
  • Lau người, rửa bộ phận sinh dục, vệ sinh các hốc tự nhiên 2- 3 lần/ ngày và sau khi đi đại tiểu tiện.
  • Thay drap, quần áo người bệnh ít nhất 1 lần/ ngày.
  • Nên để người bệnh ở phòng thoáng, chống nóng và rét- Để người bệnh nằm tư thế nghiêng phải, nghiêng trái kết hợp với vỗ rung vùng ngực, lưng làm long đờm, sau đó hút sạch vùng hầu họng.

1.3.4. Phòng chống lóet:

  • Cho người bệnh nằm đệm chống lóet: Đệm khí hơi, đệm nước.
  • Giữ cho drap luôn khô, sạch, thay đổi tư thế cho người bệnh 2 giờ / lần
  • Không tỳ đè  vào vùng có vết chợt.
  • Nếu có lóet sâu cần cắt lọc tổ chức hoại tử, rửa sạch, băng vô khuẩn, chăm sóc cho đến khi vết thương lành.
  • Vận động thụ động hay chủ động chi liệt để tăng cường tuần hoàn, giúp nuôi dưỡng tốt chống tỳ đè gây lóet.

1.3.5. Nuôi dưỡng:

*  Nước: Luợng nước đư vào người bệnh hằng ngày gồm:

  • Nước uống cộng với thể tích dịch truyền.
  • Thể tích nước đưa vào trong 24 giờ bằng lượng nước tiểu 24 giờ + (300-500 ml)
  • Nếu người bệnh có sốt, ra nhiều mồ hôi hoặc thông khí cần cho thêm 500ml.

* Ăn: Cho người bệnh ăn nhiều bữa trong ngày, phòng chống nôn, ăn nhạt nếu có tăng huyết áp.

  • Mỗi lần cho ăn qua ống thông không quá 400 ml và cách nhau 3 giờ.
  • Cần bồi phụ thêm các loại vitamin A, B, C.
  • Chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh, cân đối các thành phần theo tỷ lệ protil, lipit, gluxit  =  1:1:4
  • Tốt nhất là các loại bột dinh dưỡng có sẵn trong hộp.

1.3.6. Phục hồi chức năng hạn chế di chứng:

  • Phục hồi chức năng phải tiến hành ngay cùng với công tác hồi sức để phòng các di chứng; teo cơ cứng khớp.
  • Điều dưỡng cần tập và hướng dẫn cho người bệnh.

1.4. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

  • Các dấu hiệu, chức năng sinh tồn: mạch, nhiệt huyết áp, nhịp thở.
  • Màu sắc da: hồng hào, tím tái, vã mồ hôi.
  • Lượng dịch vào, dịch ra: số lượng và tính chất.
  • Nếu có các dấu hiệu hay xét nghiệm bất thường báo ngay cho bác sỹ để xử trí.

1.5. Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn chăm sóc và tập luyện

 - Người bệnh bị tai biến mạch máu não sẽ để lại di chứng nhẹ hoặc nặng, thời gian hồi phục lâu, chăm sóc lâu dài tốn nhiều công sức cho nên cần:

  • Chế độ vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.
  • Chế  độ  ăn uống đầy đủ, dùng thuốc theo y lệnh của Bác sĩ.
  • Luyện tập hằng ngày tăng dần mức độ hoạt động.
  • Thưòng xuyên giải thích, động viên người bệnh yên tâm điều trị.
  • Hướng dẫn người bệnh điều trị theo đơn và hiểu biết thêm về tác dụng của việc điều trị, không tự động bỏ thuốc điều trị, hợp tác điều trị, không rút các ống thông...
  • Giải thích cho gia đình hiểu biết cách chăm sóc và phục vụ người bệnh nhằm khích lệ sự tập luyện và giám sát việc điều trị theo đơn bác sỹ.
  • Nhắc nhỡ thân nhân không tự động cho người bệnh ăn hoặc uống thêm.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 20 Tháng 1 2017 12:13

You are here Tin tức Y học thường thức Tai biến mạch máu não, kế hoạch chăm sóc