• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Tại sao một số bệnh đường tiêu hóa gia tăng sau dịp Tết

  • PDF.

Bs Đặng Ngọc Thành - 

Sau Tết Nguyên đán, số bệnh nhân nhập viện gia tăng, trung bình mỗi ngày khoa Cấp cứu nhận khoảng 80 bệnh nhân, trong đó gần một nửa là các bệnh thuộc về đường tiêu hóa, có những trường hợp mắc mới nhưng đa số là biến chứng nặng của các bệnh mạn tính. Nguyên nhân chủ yếu do hành vi sinh hoạt thiếu kiểm soát, ăn uống thất thường, đặc biệt là sử dụng quá nhiều bia, rượu.

Rượu, bia là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa (hình minh họa)

1. Rối loạn tiêu hóa

Với các triệu chứng như đau bụng quặn, tiêu chảy, nôn mửa, đầy bụng khó tiêu, chán ăn, đi cầu phân sống... có những trường hợp biến chứng nặng do mất nước, điện giải và nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng người bệnh. Ngoài nguyên nhân bia rượu, chúng tôi thấy món ăn khoái khẩu mọi người hay mắc đó là sứa trộn.

BENHTIEUHOA

Đọc thêm...

Bệnh nhân đái tháo đường kèm hội chứng thận hư: trường hợp bệnh thận màng “che đậy”

  • PDF.

Bs Phạm Thị Ny Na - 

BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP

Giới thiệu

Phân biệt bệnh thận không do đái tháo đường (nondiabetic kidney disease - NDKD) và bệnh thận đái tháo đường (diabetic nephropathy - DN) là điều quan trọng nhất trong việc lựa chọn phương pháp điều trị và xác định tiên lượng bệnh thận. Gần 40% số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có thể có NDKD. Ở Châu Á, Châu Phi và Châu Âu, bệnh lý NDKD đơn độc phổ biến nhất là bệnh thận màng (MN) (lên tới 34%), trong khi bệnh cầu thận xơ hoá ổ đoạn được báo cáo là loại bệnh lý nguyên phát ở Mỹ (22%) và Châu Đại Dương (64%). Do đó, giá trị của sinh thiết thận không thể không được nhấn mạnh, đặc biệt là trong các trường hợp không điển hình. Sự lắng đọng Ig được xác định trên mẫu sinh thiết thận bằng cách cho khối parafin vào đọc miễn dịch huỳnh quang (IF) cho thấy sự nhuộm màu âm tính ở IF thường quy trên mô đông lạnh đã được biết đến dưới dạng lắng đọng “che đậy”. Bệnh cầu thận màng với sự lắng đọng IgG ẩn giấu (MGMID) là một dạng được công nhận gần đây của sự lắng đọng lắng đọng phức hợp miễn dịch đặc trưng bởi các chất lắng đọng bị che giấu hạn chế biểu hiện IgG và nằm dưới biểu mô bởi EM.

Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường với lượng protein niệu lớn được gắn nhãn là DN dựa trên LM và IF, nhưng parafin IF xác nhận sự hiện diện của MN che đậy.

HCTHDD

Hình 1: (a) Vết PAS cho thấy các cầu thận có tế bào bình thường và GBM dày lên với sự mở rộng gian mạch và không có xơ hoá và hình lưỡi liềm. (b). Kính hiển vi điện tử cho thấy sự lắng đọng dưới biểu mô ở cầu thận thiếu cấu trúc phụ

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 05 Tháng 3 2024 18:11

Đọc thêm...

Lấy dị vật đường tiêu hoá trên qua nội soi

  • PDF.

Bs Huỳnh Minh Nhật - 

GIỚI THIỆU

Nuốt phải dị vật là tình trạng thường gặp trong thực hành lâm sàng. Phần lớn trường hợp nuốt dị vật xảy ra ở trẻ em. Việc nuốt phải dị vật ở người lớn, dù cố ý hay vô ý, hay gặp ở người cao tuổi, người có rối loạn tâm thần chậm phát triển trí tuệ, ngộ độc rượu và ở những tù nhân.

Hầu hết dị vật (80 - 90%) đi ra ngoài một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khoảng 10 - 20% trường hợp cần nội soi loại bỏ và ít hơn 1% sẽ cần phẫu thuật để lấy dị vật hoặc điều trị các biến chứng.

 divat

CHẨN ĐOÁN

Trẻ lớn và người lớn có thể xác định được nuốt phải dị vật và chỉ ra vùng khó chịu. Tuy nhiên, diện tích của vùng khó chịu thường không tương quan với vị trí bị chèn ép. Thông thường, các triệu chứng xảy ra ngay sau khi nuốt phải dị vật. Trẻ nhỏ hay người bị rối loạn tâm thần có thể biểu hiện bằng nghẹn, bỏ ăn, nôn mửa, chảy nước dãi, thở khò khè, nước bọt dính máu hoặc suy hô hấp. Thủng hầu họng hoặc đoạn đầu thực quản có thể gây sưng nề, đỏ, căng đau vùng cổ. Các bác sĩ lâm sàng cần phát hiện những tình trạng cần phải phẫu thuật như viêm phúc mạc hoặc tắc ruột non.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 05 Tháng 3 2024 17:59

Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn

  • PDF.

BS. Lê Thị Hà – 

1. ĐẠI CƯƠNG

Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là: sốt, nôn, đau bụng, và tiêu chảy nhiều lần.

Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh phổ biến khắp thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển, liên quan đến điều kiện vệ sinh môi trường, thức ăn. Trường hợp tiêu chảy nặng có thể gây mất nước hoặc nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân dẫn tới tử vong do, đặc biệt ở trẻ em và người già.

2. NGUYÊN NHÂN

- Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Vibrio cholerae, E. coli, tụ cầu.

- Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia, Clostridium difficile…

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 05 Tháng 3 2024 18:02

Vai trò của RET-HE và HYPO-HE trong chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

  • PDF.

CN Võ Thị Hồng Hạnh - 

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới chiếm tỷ lệ khoảng 60% trong bệnh thiếu máu nói chung. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Bệnh gây ra do giảm sản xuất hồng cầu với hàm lượng huyết sắc tố thấp, do thiếu chất sắt là thành phần quan trọng nhất của huyết sắc tố. Nguyên nhân chính của sự thiếu hụt là do không cung cấp đủ nhu cầu sắc, mất sắc do mất máu mạn và rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh.

thieusat

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 28 Tháng 2 2024 16:30

You are here Tin tức