• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thường gặp và kết quả điều trị bệnh sốt mò tại BVĐK Quảng Nam từ năm 2015 đến 2017

  • PDF.

Ths.Bs Cao Thành Vân - Khoa Y học nhiệt đới

Sốt Mò (Scrub Typhus) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Rickettsia Orientalis gây nên, bệnh từ động vật truyền cho người qua côn trùng trung gian là ấu trùng mò. Bệnh thường lưu hành ở những vùng rừng núi, trung du và nông thôn, nơi có nhiều cây cối rậm rạp, cỏ dại, đất mùn ẩm ướt … có nhiều thú vật mang mầm bệnh, thường là các loài gặm nhấm và có nhiều trung gian truyền bệnh là con Mò. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu hay gặp ở độ tuổi lao động. Sốt Mò gặp khá phổ biến ở nhiều nước châu Á và Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Ở Quảng Nam, bệnh Sốt Mò cũng hay gặp.

sotmo2

Xem tiếp tại đây

 

 

Can thiệp mạch vành qua da cho bệnh nhân rất cao tuổi (≥ 80 tuổi) bị nhồi máu cơ tim ST chênh lên

  • PDF.

Bs CK2 Trần Lâm

Giới thiệu

Hiện nay, can thiệp mạch vành qua da tiên phát (PPCI) là điều trị chọn lựa cho bệnh nhân (BN) bị nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI). Với sự cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ của BN rất cao tuổi (≥ 80 tuổi) ngày càng tăng. Dự đoán tới năm 2050, tỷ lệ nhóm người ≥80 tuổi sẽ tăng gấp 5 lần hiện nay. Ở Mỹ, 83.0% nam giới và 87.1% nữ giới ≥ 80 tuổi bị bệnh tim mạch, và khoảng 66% tử vong tim mạch xảy ra ở nhóm tuổi ≥ 75.

Mặc dầu quần thể ≥80 tuổi bị STEMI là nhóm BN có nguy cơ rất cao nhưng họ lại ít xuất hiện trong các thử nghiệm lâm sàng, và tuổi cao được xem là một yếu tố nguy cơ (YTNC) độc lập của bệnh tật và tử vong sớm liên quan với can thiệp mạch vành qua da (PCI) do STEMI. Kết cục xấu hơn không chỉ do bởi tổn thương mạch vành lan tỏa mà còn bởi các bệnh kèm phức tạp hơn. Hơn nữa, so với nhóm người trẻ hơn, BN ≥80 tuổi hay bị biến chứng sau thủ thuật tái thông mạch hơn. Do vậy, vấn đề PCI cho BN ≥80 tuổi bị STEMI ngày càng thu hút sự quan tâm.

Tổn thương động mạch vành ở BN ≥80 tuổi

Theo 1 phân tích ở Anh quốc [1,26], có sự gia tăng đáng kể tính phức tạp của tổn thương mạch vành ở BN ≥80 tuổi. So với BN < 80 tuổi, BN ≥80 tuổi có tỷ lệ tổn thương phức tạp cao hơn (tổn thương canci hóa, tổn thương xoắn vặn, tổn thương lỗ, tắc hoàn toàn mạn tính (CTO), huyết khối, tổn thương nhiều nhánh, hẹp thân chung...). Tuy nhiên, ngày càng có nhiều BN ≥80 tuổi được PCI các tổn thương phức tạp, kể cả thân chung.

lam1

(Bệnh nhân được PCI những năm 2000-2002 (Group A), 2003–2005 (Group B) và 2006–2008 (Group C)

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 18 Tháng 3 2018 16:02

Đọc thêm...

Qui trình thay huyết tương trong điều trị hội chứng Guillain Barre bằng dịch thay thế albumin 5%.

  • PDF.

Bs Trần Vũ Kiệt - ICU

I. Đại cương

Thay huyết tương (Plasma exchange – PEX) là phương pháp loại bỏ các kháng thể tự miễn có trong bệnh lý Guillain-Barre’ ra khỏi cơ thể cùng với huyết tương và được thay thế bằng huyết tương mới. Do đó làm cải thiện tình trạng  yếu cơ và giúp cho bệnh nhân (bn) được hồi phục nhanh cơ lực.

II. Chỉ định

HC Guillain-Barré trong giai đoạn tiến triển của bệnh. PEX càng sớm càng tốt. Thời gian giữa các lần PEX (cách ngày), số lần PEX (trung bình 4 – 6 lần) tùy theo đáp ứng của bn.

Bn có tiền sử sốc phản vệ với huyết tương

​III. Chống chỉ định

Thận trọng trong một số trường hợp sau:

  • Bn đang hạ huyết áp: phải nâng huyết áp về giá trị bình thường của bn trước khi tiến hành thủ thuật
  • Bn đang có rối loạn đông máu: cần chú ý trong quá trình đặt catheter tĩnh mạch (TM) để PEX.

thay HT

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 19 Tháng 3 2018 07:51

Đọc thêm...

Liên quan của thiếu máu với những kết cục của suy tim cấp

  • PDF.

Ths Lê Tự Định - ICU

Đặt vấn đề

Thiếu máu là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân suy tim sung huyết (CHF). Tỉ lệ này thay đổi tùy thuộc vào cả quần thể bệnh nhân và định nghĩa thiếu máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng một phần ba số bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng có biểu hiện thiếu máu.

Các cytokine viêm mạn tính, những thay đổi thần kinh, bệnh thận mãn tính, và thiếu máu do thiếu sắt được gợi ý là sinh lý bệnh của thiếu máu ở những bệnh nhân bị CHF. Ngoài ra, thiếu máu cũng liên quan đến như là yếu tố trong sự tiến triển của suy tim. Bệnh nhân thiếu máu đã được chứng minh có sự thay đổi cấu trúc tim nhiều hơn khi so sánh với những bệnh nhân có mức Hemoglobin (HBG) bình thường. Thiếu máu cũng đóng một vai trò quan trọng trong tỷ lệ tử vong, thời gian nằm viện (LOS), tỷ lệ nhập viện và hoạt động thể lực ở bệnh nhân suy tim. Nó cũng liên quan đến suy giảm nhận thức và chi phí chăm sóc cao hơn ở những bệnh nhân CHF.

suy-tim

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 18 Tháng 3 2018 15:30

Đọc thêm...

Nhân một trường hợp tăng huyết áp trong phản vệ

  • PDF.

Khoa HSTC - CĐ

Bệnh nhân nam 88 tuổi, tiền sử khỏe mạnh.

Ngày 16/3 bệnh nhân xuất hiện tê bì, liệt hai chi dưới, không có rối loạn cơ tròn. Bệnh nhân vào bệnh viện địa phương, khám thấy liệt mềm tứ chi, cơ lực chi trên 3/3, chi dưới 2/5, giảm phản xạ gân xương, dịch não tủy protein 0,69, bạch cầu DNT 40 TB/mm3. Tình trạng lúc vào khoa Hồi sức tích cực: bệnh nhân tỉnh, thở khí phòng, tần số thở 20 lần/p, SPO2 95%, khí máu pH 7.45, PaO2 56 (khí phòng), PaCO2 32, HCO3 22liệt mềm tứ chi, không có rối loạn cơ tròn, Huyết áp 170/90 mmHg, tim đều 90 lần/phút,  ProBNP 45,47, Troponin T 0,01. Chẩn đoán: Hội chứng Guillain Barre.

Điều trị: thay huyết tương lần 1 với 2500 ml plasma tươi đông lạnh không xấy ra biến chứng.
16h ngày 23/03/2017 bênh nhân tỉnh, thở oxy mask, huyết áp 150/80 mmHg, mạch 117 lần/phút, Spo2 96%

socpv1

socpv2

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 13 Tháng 3 2018 10:59

Đọc thêm...

You are here Đào tạo