Khoa HSTC - CĐ
Bệnh nhân nam 88 tuổi, tiền sử khỏe mạnh.
Ngày 16/3 bệnh nhân xuất hiện tê bì, liệt hai chi dưới, không có rối loạn cơ tròn. Bệnh nhân vào bệnh viện địa phương, khám thấy liệt mềm tứ chi, cơ lực chi trên 3/3, chi dưới 2/5, giảm phản xạ gân xương, dịch não tủy protein 0,69, bạch cầu DNT 40 TB/mm3. Tình trạng lúc vào khoa Hồi sức tích cực: bệnh nhân tỉnh, thở khí phòng, tần số thở 20 lần/p, SPO2 95%, khí máu pH 7.45, PaO2 56 (khí phòng), PaCO2 32, HCO3 22liệt mềm tứ chi, không có rối loạn cơ tròn, Huyết áp 170/90 mmHg, tim đều 90 lần/phút, ProBNP 45,47, Troponin T 0,01. Chẩn đoán: Hội chứng Guillain Barre.
Điều trị: thay huyết tương lần 1 với 2500 ml plasma tươi đông lạnh không xấy ra biến chứng.
16h ngày 23/03/2017 bênh nhân tỉnh, thở oxy mask, huyết áp 150/80 mmHg, mạch 117 lần/phút, Spo2 96%
17h15 ngày 23/03/2017, sau khi bắt đầu thay huyết tương được 15 phút, xuất hiện rét run, tim nhịp nhanh đều, huyết áp 220/100 mmHg, mạch 115 ck/ph, Spo2 85%, thở 30 lần/phút, không có rít thanh quản, phổi không có ran ẩm, không có dấu hiệu tràn khí màng phổi. Điện tim không có biểu hiện nhồi máu cơ tim cấp. Khí máu có giảm oxy máu, lactat 4.0 mmol/l.
Chẩn đoán lâm sàng: tình trạng phản vệ nặng
Xử trí: Adrenalin 1 mg tiêm ½ ống, sau 15 phút tình trạng không cải thiện : glasgow 15 điểm, nói ngắt quãng từng từ, huyết áp 210/100 mmHg, mạch 130 l/ph, Spo2 79%, tiêm lần 2: adrenalin 1 mg tiêm bắp ½ ống.
Sau 5 phút tiếp, huyết áp 200/90 mmHg, nhịp tim nhanh 160l/ph, Spo2 85 – 87%. Tiếp tục tiêm adenalin ½ ống lần thứ 3, thở máy không xâm nhập (IPAP 13, EPAP 5, FiO2100%), solumedrol 40mg tiêm tĩnh mạch. Tiếp theo bắt đầu duy trì Adrenalin 0,1 mcg/kg/ph.
Sau 50 phút: tình trạng bệnh nhân: bệnh nhân tỉnh, dễ chịu, tiếp tục thở máy, SPO2 93%, thở 20 – 26 lần/phút, không có rít thanh quản, HA 180/80 mmHg, nhịp tim 157 lần/phút.
Đến 20h 30 ngày 23/03, bệnh nhân tỉnh, đỡ khó chịu, nói được câu dài, huyết áp 180/90 mmHg, mạch 157l/ph, SPO2 90l/ph. Theo dõi thấy huyết áp giảm dần xuống 150/80, nhịp tim 145
Đến 2h ngày 24/3: Bệnh nhân hết khó thở, nói câu dài, huyết áp 140/80 mmHg, nhịp tim 128 lần/phút, chuyển thở oxy mask túi 12l/ph.
Ngày 26/3, bệnh nhân thay huyết tương lần 3 không xẩy ra phản vệ.
Bàn luận
Phản vệ là tình trạng phản ứng dị ứng từ mức độ nhẹ đến nặng thậm chí tử vong nhanh chóng. Từ trước nay các trường hợp phản vệ vẫn được hiểu là sốc phản vệ, đồng nghĩa với có tụt huyết áp dẫn đến thái độ xử trí muộn và tỉ lệ tử vong cao. Theo tác giả Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Gia Bình có đến 9,8% trường hợp phản vệ có tăng huyết áp[1]. Theo Nguyễn Gia Bình, Bùi Văn Cường [2,3], adrenalin được sử dụng theo phác đồ mới dễ áp dụng, an toàn, không xấy ra các triệu chứng không mong muốn nặng của adrenalin.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Gia Bình (2016). Đánh giá hiệu quả điều trị phản vệ theo phác đồ của khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai. Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Gia Bình (2015). Phác đồ: Hướng dẫn xử trí tình trạng phản vệ tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai.
3. Bùi văn Cường (2014), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và điều trị phản vệ tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai’, Hội thảo khoa học chuyên đề sốc phản vệ
(Nguồn: Khoa HSTC bệnh viện Bạch Mai)
- 21/03/2018 08:45 - Thử nghiệm TSH tuyến giáp
- 19/03/2018 09:13 - Tác dụng dự phòng của liệu pháp chống kết tập tiểu…
- 19/03/2018 08:30 - Hướng dẫn về chẩn đoán và xử trí tăng triglyceride…
- 18/03/2018 15:33 - Qui trình thay huyết tương trong điều trị hội chứn…
- 18/03/2018 15:23 - Liên quan của thiếu máu với những kết cục của suy …
- 12/03/2018 08:49 - Chấn thương tụy
- 11/03/2018 14:51 - Natri và Kali trong chế độ ăn ở bệnh thận mạn tính
- 11/03/2018 14:19 - Ứng dụng mới trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệ…
- 11/03/2018 13:57 - Một số lưu ý khi sử dụng thuốc vận mạch trong các …
- 06/03/2018 10:09 - Các phương pháp giảm đau sau mổ