• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Nguyên tắc điều trị gãy xương AO

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Tam Thăng

1. Nguyên tắc đầu tiên của AO:

  • Nắn hoàn hảo
  • Cố định vững chắc
  • Bảo tồn mạch máu nuôi
  • Vận động chủ động sớm

- Nắn chỉnh đúng giải phẫu, không chồng ngắn, cố định tuyệt đối hoàn toàn không có sự di lệch các mảnh gãy giúp liền xương trực tiếp.

a. Cố định bằng vít:

Vít gồm có hai phần:

+ Thân vít có ren, đầu vít có lỗ lục giác chìm

+ Lõi thân vít quy định cỡ khoan phải dùng, ren vít được răng bằng dụng cụ taro

+ Lõi vít có một cỡ, nhưng ren vít có nhiều loại: loại cho xương xốp, xương đặc, loại vít ép.

+ Bước ren là khoảng cách giữa ren này với ren kế đó. Thực tế, khi vặn vít 1 vòng thì tiến hoặc lùi 1mm, 1,25mm, 2.00mm và 2,75mm thì người ta gọi bước ren 1mm, 1,25mm, 1.75mm và 2,75mm.

nguyentac_AO1

Mời các bạn xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 08 Tháng 4 2013 08:04

Các biện pháp dự phòng và xử trí xẹp phổi ở Khoa Hồi sức Tích Cực -Chống độc

  • PDF.

Bs Hồ Ngọc Ánh - Khoa HSTC-CĐ

Suy hô hấp cấp là bệnh lý thường gặp trong các khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc do bệnh lý của hệ thống hô hấp và tình trạng nặng của các bệnh lý khác như hôn mê do tổn thương thần kinh trung ương, ngộ độc, bệnh thần kinh cơ, bệnh tim mạch, chuyển hóa…

Thông khí nhân tạo xâm nhập với ống nội khí quản (NKQ), mở khí quản (KQ) là một trong những thành tựu của chuyên ngành HSCC đã góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân suy hô hấp nặng. Tuy nhiên có nhiều biến chứng của thông khí nhân tạo xâm nhập thường gặp nhất là xẹp phổi sau đặt NKQ, mở KQ, thở máy dài ngày hậu quả dẫn đến thất bại hoặc kéo dài thời gian điều trị. Vì vậy những biện pháp đề phòng và xử trí xẹp phổi ở bệnh nhân thông khí nhân tạo còn gặp nhiều khó khăn và luôn được đặc biệt quan tâm.

xepphoi

Mời các bạn xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 08 Tháng 4 2013 08:02

Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng vai gáy bằng phương pháp phục hồi chức năng

  • PDF.

BS.CKI Nguyễn Duy Tân - Khoa PHCN

Hội Chứng Vai Gáy (HCVG) là bệnh lý thường gặp của bệnh thần kinh-cơ xương khớp. Cột sống cổ là nguyên nhân chủ yếu gây đau vai gáy và đám rối thần kinh cánh tay. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, từ nông thôn đến thành thị. Nhưng phần lớn xảy ra ở độ tuổi lao động làm ảnh hưởng đến khả năng lao động, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình. Thời gian gần đây, những hiểu biết về bệnh nguyên, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh đã đem đến những hiệu quả điều trị tốt, đặc biệt là hiệu quả đối với phương pháp điều trị Phục Hồi Chức Năng (PHCN).

hcvg1

Cột sống có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt chức năng nâng đỡ, thăng bằng và vận động. Mọi sự biến đổi cột sống đều tác động ít nhiều đến hoạt động sống của cơ thể, kể cả khi vận động cũng như nghỉ ngơi làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cột sống cổ là một phần quan trọng của cột sống, là nơi có biên độ hoạt động rất lớn, nên rất dễ bị tổn thương khi cơ thể vận động, chấn động hoặc ngồi - nằm sai tư thế trong thời gian dài (vi chấn thương). Tác động sâu sắc đến lực lượng sản xuất và nền kinh tế  của xã hội, do đó đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều thầy thuốc, đặc biệt các thầy thuốc chuyên nghành thần kinh - cơ xương khớp - mạch máu.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 08 Tháng 4 2013 08:09

Đọc thêm...

Tăng áp phổi do bệnh tim trái

  • PDF.

Tăng áp phổi (TAP) là một biến chứng thường gặp của bệnh tim trái liên quan với tăng áp lực đổ đầy thất trái hoặc nhĩ trái. Trên thế giới, TAP gặp ở 68-78% bệnh nhân (BN) bị rối loạn chức năng tâm thu thất trái nặng mạn tính. Tại Việt Nam, bệnh van 2 lá hậu thấp là nguyên nhân thường gặp nhất của TAP. Tuy nhiên, bệnh tăng huyết áp (THA) và bệnh tim thiếu máu cục bộ ngày càng gặp phổ biến cũng là nguyên nhân quan trọng của TAP. Sự xuất hiện của TAP ở BN với bệnh tim trái liên quan với tiên lượng xấu. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một chọn lựa điều trị đặc hiệu này đối với biến chứng này.

tngpphoi

Mời các bạn xem tiếp tại đây

Bs TRẦN LÂM

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 05 Tháng 4 2013 08:03

Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu do truyền máu khối lượng lớn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.
ThS. BS. Phạm Thế Vĩnh, CN Dương Thị Hồng Minh
KTV. Bùi Thị Hà Thanh, KTV. Phan Thị Thanh Tú

Tóm tắt

Truyền máu khối lượng lớn là truyền một lượng máu tương đương hoặc lớn hơn 3000ml trong vòng 24 giờ. Nghiên cứu trên 30 trường hợp truyền máu khối lượng lớn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam từ tháng 10/2010 đến tháng 09/2012, kết quả cho thấy các yếu tố đông cầm máu đều bị rối loạn sau truyền máu tại 2 thời điểm T1 (sau truyền máu) và T2 (24h sau truyền máu). Trong đó, số lượng tiểu cầu ở thời điểm T1 là 128 ± 22 G/L, T2 là 135 ± 24 G/L; fibrinogen ở thời điểm T1 là 1,2 ± 0,8 g/l, T2 là 1,6 ± 0,8 g/l; tỷ prothrombin ở thời điểm T1 là 39 ± 23 %, T2 là 45 ± 17% ; APTT ở thời điểm T1 là 41 ± 19s, T2 là 41 ± 22s. Nhóm bệnh liên quan đến rối loạn đông máu do truyền máu khối lượng lớn là ngoại khoa và sản khoa. Theo dõi và xử lý kịp thời các rối loạn đông cầm máu sau truyền máu khối lượng lớn là cần thiết để tránh các tai biến của nó.

Roi_loandongmau

Mời các bạn xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 03 Tháng 4 2013 03:03

You are here Đào tạo