• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Phương pháp mới phát hiện ung thư cổ tử cung “ThinPrep”

  • PDF.

Phương pháp phổ biến nhất hiện nay để tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ là Pap Smear hay còn gọi phết tế bào cổ tử cung. Tuy nhiên, quá trình sử dụng phương pháp này đã bộc lộ một số nhược điểm. Một phương pháp mới với nhiều ưu điểm vượt trội lần đầu tiên đã được áp dụng tại VN.

BS.CKII. Huỳnh Xuân Nghiêm, trưởng phòng giải phẫu bệnh lý tế bào di truyền, BV Hùng Vương, cho biết: Nhược điểm của Pap Smear là sau khi lấy mẫu, kỹ thuật viên sẽ phết tế bào lên lam kính rồi soi dưới kính hiển vi. Việc phết tế bào lên lam kính nếu không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả. Hơn nữa, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy 80% tế bào có trong chất nhầy vẫn còn dính trên dụng cụ lấy mẫu, không được phết hết lên lam kính mà bị vứt bỏ.

Phương pháp trên đã được thay thế bằng ThinPrep. Với ThinPrep, tế bào ung thư cổ tử cung vẫn được lấy theo cách cũ, nhưng thay vì phết tế bào trực tiếp lên lam kính, kỹ thuật viên sẽ nhúng rửa dụng cụ lấy mẫu có chứa các tế bào vào lọ dung dịch, tế bào sẽ được bảo tồn và phân tích bằng hệ thống máy T2000 Processor. Máy xử lý tế bào sẽ tách các tế bào khỏi máu, mủ và các thành phần khác... nên hình ảnh tế bào khi soi trên kính hiển vi sẽ rõ ràng, sắc nét, giúp kỹ thuật viên dễ dàng nhận diện tế bào tổn thương, bất thường, mức độ và cho kết quả chính xác đến 80 - 90%.

thin_prep

Đọc thêm...

Cảnh báo bong võng mạc ở những người cận thị nặng

  • PDF.

Đây là biến chứng nặng nề nhất ở những người có tật khúc xạ cận thị, bệnh cận thị

Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây mù lòa cho người bệnh.

Vậy những người bị cận thị làm sao có thể tự phát hiện sớm mình bị bong võng mạc để đi khám và cứu chữa kịp thời.

Các bạn hãy lưu ý những dấu hiệu sau khi xuất hiện phải đến ngay cơ sở nhãn khoa để khám và điều trị

- Chớp sáng trước mắt: chớp sáng xảy ra rất nhanh, ở vùng trước mắt có thể ở vùng phía mũi có thể ở vùng phía dưới, vùng phía trên của vùng nhìn được trước mắt. Vùng chớp sáng tương ứng với nơi võng mạc bị bong ra.

Đây là dấu hiệu sớm nhất của bệnh nếu phát hiện sớm đi khám kịp thời thì điều trị đơn giản không tốn kém và tránh được mù lòa.

- Nhìn mọi vật biến dạng (vẫn đeo kính), nhìn đường thẳng bị cong

Đây là dấu hiệu sớm của bệnh thường vùng bị bong ở gần điểm vàng, hay tại điểm vàng.

Bong-vong-Mac2

- Nhìn mờ một vùng (mất thị trường 1 vùng): một vùng nào đó của mắt thấy nhìn không rõ vật, nhìn lòe, vùng nhìn mờ cố định không thay đổi khi liếc mắt, tra thuốc hay nghỉ ngơi, vùng đó vẫn nhìn mờ; khi này phải đi khám ngay.

- Ruồi bay trước mắt :thấy nhiều chấm đen ở trước mắt như đàn ruồi bay. Không làm cách nào mất đi được kể cả sau rụi mắt sau tra thuốc. Nếu ai nhà đun bếp tro thấy nó giống như bồ hóng rơi lả tả trước mắt (mưa bồ hóng )

Nếu bạn là người cận thị khi thấy một trong những dấu hiệu trên phải đến ngay cơ sở nhãn khoa để khám và phát hiện sớm tránh hậu quả mù lòa đáng tiếc xảy ra.

Đối với những người có tiền sử bệnh về mắt hay từng bị chấn thương vào mắt nếu thấy các dấu hiệu trên cũng nên đi khám.

Tóm lại 4 dấu hiệu quan trọng nên đi khám ngay

1.Chớp sáng

2.Nhìn vật biến dạng

3.Nhìn mờ 1 vùng cố định

4.Ruồi bay trước mắt (mưa bồ hóng) trước mắt

Trần Trung Trưởng, Trường Đại học Y Hà Nội

Khoa Mắt st

Tật khúc xạ và các phương pháp điều trị

  • PDF.

Tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) là nguyên nhân gây giảm thị lực hàng đầu đối với người dưới 50 tuổi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (2007) trên thế giới có 153 triệu người bị tật khúc xạ đang sống và làm việc với thị lực kém hoặc mù do không được chỉnh kính.

Mắt chính thị là mắt có hệ thống quang học (giác mạc, thể thuỷ tinh, dịch kính) bình thường nên các tia sáng từ vô cực chạy tới mắt, qua các môi trường trong suốt, rồi hội tụ đúng trên võng mạc khiến ta nhìn rõ vật. Mắt có tật khúc xạ là mắt có hệ thống quang học khuất triết không đúng, khiến các tia sáng không hội tụ trên võng mạc mà lại hội tụ ở trước hoặc sau võng mạc làm hình ảnh của vật mà ta nhìn thấy bị mờ đi.

Nguyên nhân của tật khúc xạ có thể do bẩm sinh, di truyền (60% các trường hợp). Số còn lại là do tác động của môi trường như thời gian và mức độ sử dụng mắt (làm việc bằng mắt quá nhiều ≥8h/ngày và quá lâu liên tục ≥2 giờ), cường độ ánh sáng quá tối và nhìn vật quá gần, sau phẫu thuật mắt hoặc chấn thương mắt… Chính vì vậy, để phòng mắc tật khúc xạ, chủ yếu cận thị, cần đảm bảo khi ngồi học, đọc, viết đúng tư thế (ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi sát xuống bàn) và đủ ánh sáng, không đọc sách, làm việc bằng mắt ở khoảng cách gần liên tục quá lâu, quá nhiều. Sau 1 giờ đọc sách hoặc làm việc với máy vi tính cần nghỉ 5 - 10 phút, xoa nhẹ mi mắt.

Tatkhucxa1

Sơ đồ cấu trúc mắt

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 03 Tháng 12 2012 16:09

Y khoa, cảm tính và lý tính

  • PDF.

SGTT.VN - Chăm sóc thì cần tình thương và sự ân cần, còn cứu chữa thì đòi buộc lý trí tỉnh táo. Công chúng luôn tán dương sự ân cần đầy tình cảm trong chăm sóc, nhưng mấy ai hiểu được khía cạnh lý tính lạnh lùng khi cứu chữa. Và con người y khoa, không phải khi nào cũng duy trì được sự cân bằng cần thiết giữa lý tính và cảm tính khi hành nghề.

BS. LÊ ĐÌNH PHƯƠNG - Sài Gòn Tiếp Thị Online

Hai cách nhìn trái ngược

S. là một đồng nghiệp trẻ của tôi. Cậu ấy thông minh, lễ phép, lại chịu khó đọc sách. Đàn em như vậy, ai mà không thương? Nên tôi đã dành hết sức mình để kèm cặp S., với tình huynh đệ mang tính truyền thống của ngành y.

S. sẽ là một thầy thuốc tài năng, nếu cậu ta không có một khuyết điểm chết người: nhạy cảm thái quá! Cậu ta run bần bật khi chọc dò tuỷ sống, vã mồ hôi như tắm (và như... bệnh nhân) khi khám một ca nặng, thậm chí rươm rướm nước mắt khi thấy bệnh nhân đau quằn quại.

Do đó, mặc dù quý gã đàn em thông minh, hiếu học, không ít đàn anh đã gắt gỏng, quát tháo S. trong những đêm trực bệnh viện. Dưới mắt đàn anh, S. là một thầy thuốc “gà mờ” vì đã để quá nhiều cảm xúc chi phối việc hành nghề của mình.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 01 Tháng 12 2012 21:26

Hiểu biết về tật chân khoèo bẩm sinh

  • PDF.

Ths NGUYỄN THỊ KIỀU TRINH - Khoa Sản

Bình quân trong số 1000 trẻ sơ sinh có khoảng từ 2-3 trẻ bị tật chân khoèo. Tật này xảy ra ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ. Nếu việc phát hiện và điều trị được thực hiện ngay sau sinh thì khoảng 15- 80% trường hợp có thể khỏi trong vòng từ 6 đến 8 tuần mà không cần phẫu thuật.

I. Tật bẩm sinh chân khoèo bẩm sinh là một biến dạng của cả 1 hoặc 2 bàn chân có mặt ngay từ khi sinh, biến dạng điển hình:

(1) Gấp và nghiêng vào trong của vùng gót chân.

(2) Khép và nghiêng vào trong của vùng giữa bàn chân.

(3) Gập vào phía lòng bàn chân của phần trước bàn chân khiến vòm gan chân sâu hơn bình thường.

Biến dạng của bàn chân có thể mềm, cứng hoặc biến dạng xương bàn chân.

Chankhoeo1

Hình 1: Bàn chân khoèo bẩm sinh

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 22 Tháng 11 2012 21:17

You are here Tin tức Y học thường thức